Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Đặng Thu Hoài | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo và các em học sinh
Đọc văn:
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
I- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ
-Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận
thể hiện phong cách thơ trữ tình-chính luận
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
I- TÌM HIỂU CHUNG
2. Đoạn trích
- Vị trí : là phần đầu của chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” – được hoàn thành ở chiến khu Bình Trị Thiên năm 1971 , viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
“Chương V là một chương lớn . Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền
miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho
mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng
bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm
cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp.
Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tuôn
chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè
đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời
đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người
có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung
là số phận đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoai,
của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
I- TÌM HIỂU CHUNG
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc-hiểu cấu trúc
Hai phần
- Phần I : 42 câu đầu : Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện : chiều sâu lịch sử văn hoá dân tộc, chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian.
- Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước của Nhân dân .
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
a)Mười câu đầu :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước qua những hình ảnh nào?
Những hình ảnh ấy làm cho em liên tưởng đến những nét văn hóa dân gian nào quen thuộc?
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
a)Mười câu đầu :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Nhà thơ đã dẫn ra, gợi
ra một vài hình ảnh, từ
ngữ tiêu biểu, để từ đó
mở ra cho người đọc
những trường liên tưởng
sâu rộng về đời sống
dân tộc qua hàng ngàn
năm dựng nước và
giữ nước
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1: 42 câu đầu :
a)Mười câu đầu
-Đất nước hiện hình từ trong những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa mẹ kể , miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng, việc bới tóc của mẹ, tình cảm ân nghĩa thủy chung gừng cay muối mặn, đến cái kèo, cái cột, hạt gạo…
 đất nước là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hàng ngày của mỗi con người Việt Nam
Theo em, Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời cho câu hỏi “đất nước có tự bao giờ” như thế nào?
Đâu là điểm mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của ông?
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
a)Mười câu đầu:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Cội nguồn đất nước :có từ
thưở xa xưa, bắt đầu cùng
với sự ra đời của những nét
phong tục rất đẹp : ăn trầu,
búi tóc sau đầu…, lớn lên,
trưởng thành cùng với quá
trình đấu tranh chống giặc
ngoại xâm
Cội nguồn đất nước được
phát hiện từ trong chiều sâu
văn hóa và văn học dân gian
-điểm mới trong cách tìm về
cội nguồn đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Nguyễn Đình Thi
“Hỡi sông Hồng tiếng hát 4000 năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu!Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng”
Chế Lan Viên
Cảm nhận đất nước ở những đường nét hoành tráng của không gian, với giọng điệu ngợi ca đầy tự hào
Cảm nhận về đất nước qua những trang sử hào hùng, giọng điệu hào sảng, hùng tráng
Các tác giả đã tự tạo ra một khoảng cách nhất định để chiêm nghiệm
về đất nước, nhìn đất nước ở tầm vóc kì vĩ, lớn lao
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
a)Mười câu đầu:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Với những câu thơ trải
dài, trầm lắng, giọng thơ
tâm tình, sử dụng rất tài
tình và hiệu quả những
chất liệu văn hóa văn học
dân gian Nguyễn Khoa
Điềm làm hiện lên một đất
nước trong chiều sâu văn
hóa phong tục thật dung dị,
gần gũi
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
b)Hai tám câu tiếp:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là không gian riêng tư gần
gũi với mỗi con người, gắn với tình
yêu đôi lứa
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất nước là không gian mênh
mông với rừng vàng biển bạc, là
không gian sinh tồn của bao thế
hệ người Việt
Đất nước được cảm nhận ở chiều
rộng không gian với sự song hành
của không gian riêng tư và không
gian gắn với sự sinh tồn của cộng
đồng, gợi hình tượng đất nước như
là sự thống nhất giữa cái chung
với cái riêng, cộng đồng và cá nhân
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
b)Hai tám câu tiếp:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Đất nước trong quá khứ
thiêng liêng, hào hùng gắn
liền với huyền thoại ,
truyền thuyết
Đất nước trong hiện tại :
có ngay trong mỗi con người.
Trong vòng tay lớn gắn bó đoàn
kết của anh và em, của mọi
người, đất nước sẽ trở nên
hài hòa, lớn lao
hình dung về đất nước trong
tương lai sẽ tươi đẹp, trường tồn
Nhà thơ đã nhìn đất nước
suốt chiều dài thời gian từ
quá khứ đến hiện tại và tương
lai để làm hiện lên một đất
nước vừa thiêng liêng, hào
hùng, vừa gần gũi;
nhà thơ cũng gửi gắm niềm tin
vào triển vọng sáng tươi
của đất nước
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
b)Hai tám câu tiếp:
Em hãy nhận xét về nét độc đáo trong cách định nghĩa Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
Tác giả đã sử dụng giọng thơ tâm sự, tâm tình ;chất liệu văn hóa, văn học dân gian; dùng kiểu câu định nghĩa,tách hai thành tố đất và nước ra mà định nghĩa, rồi lại hợp nhất trong một chỉnh thể thống nhất, hài hòa. Đất nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư, , vừa lớn lao, cao cả

Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
c)Bốn câu tiếp:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Có người cho rằng, những câu thơ trên là những lời giáo huấn của Nguyễn Khoa Điềm đối với chúng ta.
Quan điểm của em như thế nào?
Những câu thơ dù là hình thức mệnh lệnh nhưng giọng thơ lại chân thành, tha thiết, là sự tự ý thức về trách nhiệm của mình với đất nước: phải yêu thương, san sẻ, và khi cần phải biết hi sinh cho đất nước
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi 20 thì làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20
thì còn chi Tổ quốc?”
Thanh Thảo
“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”
Chế Lan Viên
Đọc văn : Đất nước ( Trích “Mặt đường khát vọng”) –Nguyễn Khoa Điềm
II- ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 : 42 câu đầu :
Tóm lại : Phần I của trích đoạn thực sự là một tiếng nói trữ tình sâu lắng.
Đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện : chiều sâu văn hóa phong tục, không gian, thời gian, ở bình diện nào, tác giả cũng khám phá mới mẻ, độc đáo : đất nước được cảm nhận trong sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái hàng ngày bình dị với cái muôn đời vững bền
Từ những cảm nhận ấy, tác giả đã ý thức về trách nhiệm của cá nhân với đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thu Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)