Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Thân Mai Nguyên | Ngày 09/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 A7

( Trích trường ca Mặt đường khát vọng)
TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
Nguyễn Khoa Điềm
thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ
trưởng thành trong khói lửa
của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước
Thơ ông giàu chất trí tuệ
suy tư, cảm xúc dồn nén.


Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy tóm tắt một vài nét chính về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác?
Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả
Hoàn cảnh sáng tác Trường ca Mặt đường khát vọng:
Hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971.Tác phẩm thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ với ý thức trách nhiệm sâu sắc với quê hương, đất nước.




Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong kháng chiến chống Mĩ.
TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả
Tác phẩm:
3. Đoạn trích:
Trích phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng
Là một trong những đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
Nêu vị trí đoạn trích?
Giá trị của đoạn trích?
TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả
Tác phẩm:
3. Đoạn trích:
4. Bố cục:
Phần 1: “ Từ đầu….Làm nên Đất Nước muôn đời”…->Sự cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước và trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước
Phần 2: Phần còn lại: “Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân”
Về hình thức, đoạn thơ được chia làm mấy phần? Ở mỗi phần tác giả đã tự đặt ra và trả lời những câu hỏi nào về đất nước?
II. ĐỌC HIỂU:
1.Những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước:
a. Đất nước có tự bao giờ?
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên
. Mở đầu bài thơ Quê hương Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
"Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều“
 Nguyễn Đình Thi cảm nhận đất nước ở những đường nét hoành tráng
(Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn;
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều)
. Trong bài “Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cỡi voi vào của Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng".
 Chế Lan Viên nhìn đất nước qua những trang sử hào hùng
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..”
So với hai nhà thơ trên những cảm nhận mở đầu về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có gì khác?
Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước với những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hằng ngày của mỗi người Việt Nam chúng ta: Câu chuyện cổ tích, miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng…….
II. ĐỌC HIỂU:
1.Những cảm nhận của
nhà thơ về Đất Nước:
a. Đất nước có tự bao giờ?

Đọc những câu mở đầu của tác giả viết về Đất Nước, anh ( chị) thấy hiện lên những nét văn hóa, những tác phẩm văn học dân gian nào quen thuộc?
Qua đó anh ( chị) có những nhận xét gì về cách sử dụng những chất liệu đó của nhà thơ?
II. ĐỌC HIỂU:
1.Những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước:
Đất nước có tự bao giờ?
- Câu thơ mở đầu rất giản dị: “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”-> Nguồn gốc Đất Nước từ xa xưa=> Cảm xúc tự hào và biết ơn.
-
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể
II. ĐỌC HIỂU:
1.Những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước:
Đất nước có tự bao giờ?
-"Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa”... mẹ thường hay kể"
-> khắc sâu về những hình ảnh của cha ông trong quá khứ.
Nêu suy nghĩ của bản thân qua câu thơ “ Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa”… mẹ thường hay kể”?
Đất Nước có trong hình ảnh “ miếng trầu bây giờ bà ăn” hiện lên nét văn hóa, tác phẩm văn học dân gian nào?
+ Đất Nước có trong hình ảnh "miếng trầu bây giờ bà ăn"  gợi người đọc nhớ đến tục ăn trầu và truyện cổ tích "Trầu Cau".
II. ĐỌC HIỂU:
1.Những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước:
Đất nước có tự bao giờ?
-"Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn"-> Phong tục của người Việt, tục ăn trầu và truyện cổ tích Trầu cau.

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
" Nhân dân ta biết trồng tre mà đánh giặc" gợi nhớ đến truyền thuyết nào? Ý nghĩa hình ảnh cây tre? Ý nghĩa của câu thơ?

- Cây tre biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
- “Biết trồng tre mà đánh giặc”-> Truyền thuyết Thánh Gióng, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”
" Tóc mẹ thì bới sau đầu“
-> Vẻ đẹp ngoại hình, tập tục bới tóc của người Việt Nam.
 
Vẻ đẹp gì của người phụ nữ Việt Nam qua Câu thơ: “ Tóc mẹ thì bới sau đầu” ?
Thảo luận tìm những câu ca dao nói về hình ảnh " Gừng cay- muối mặn" ? Tác giả nhấn mạnh điều gì qua câu“ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
" Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"-> Vẻ đẹp tâm hồn sự bền vững thủy chung trong tình yêu và tình vợ chồng=> Giá trị, đạo lí của gia đình Việt Nam.
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
Tiếp tục nghĩ về những giá trị mà thế hệ cha ông đã tạo dựng nên, nhà thơ phát hiện bất ngờ và thú vị qua câu thơ “ Cái kèo, cái cột thành tên” theo anh (chị) đó là gì?
- " Cái kèo cái cột thành tên"
+ Từ lâu đời người Việt đã biết tạo dựng nhà cửa để ổn định nơi sinh sống.
Cái kèo, cái cột là tên gọi những bộ phận quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống Việt Nam.
Cái kèo, cái cột tên gọi mà người Việt xưa dùng đặt cho con cái- những tên gọi thuần túy Việt Nam.
" Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
+ Quy trình lao động vất vả để làm nên lúa, gạo
+ Nền văn minh lúa nước Việt Nam.
" Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” từ ngàn năm con người Việt Nam đã tạo dựng cho Đất Nước nền văn minh gì?
“ Đất nước có từ ngày đó…..”
-> Khẳng định về Đất nước. Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượngmà là những gì thật gần gũi, thân thiết trong đời sống hằng ngày của người dân.
Khép lại đoạn thơ tác giả khẳng định về Đất nước như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật của chín câu thơ? ( gợi ý cách viết từ Đất Nước?, ngôn ngữ, sử dụng chất liệu văn hóa? )
b. Nghệ thuật:
Từ Đất Nước viết hoa thể hiện tình cảm trân trọng, thiêng liêng
Ngôn ngữ mộc mạc giản dị mang đậm chất liệu văn hóa dân gian
Củng cố
Hình ảnh đất nước được thể hiện như thế nào trong chín câu thơ đầu của đoạn trích?

A
B
C
D

Tấm Cám, Thạch Sanh
Trầu Cau, Thánh Gióng
Sơn Tinh Thủy Tinh
Sọ Dừa



CỦNG CỐ
Những tác phẩm văn học dân gian nào được tác giả Nguyễn Khoa Điềm nói đến trong chín câu thơ đầu?
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
Tìm hiểu Đất Nước là gì?
Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước
Đất Nước của nhân dân
12:35:25 PM
CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Mai Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)