Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Nguyễn thị Thảo | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô
Cùng toàn thể các bạn
Ngữ văn 12
Đất nước
(Nguyễn Khoa Điềm)
Ai làm nên đất nước
3.Tư tưởng đất nước của nhân dân
a. Phương diện địa lí
Dưới cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, thiên
nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản
phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành
từ cuộc đời và số phận của nhân dân:
+ Tác giả đã có cái nhìn khám phá và đậm chất
nhân văn:

Núi Vọng Phu
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn,Thanh Hóa, Bình Định…,hòn Trống Mái ở Sầm Sơn:
là do "những người vợ nhớchồng“hoặc những "cặp vợ chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước.
Hòn trống mái

 Cái "gót ngựa của Thánh Gióng" đã "để lại" cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay.
 "Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng "góp mình dựng đất tổ Hùng Vương".
+ Đất Nước ta còn có những dòng sông thơ mộng:
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
 Rồng "nằm im" từ bao đời nay mà quê hương có "dòng sông xanh thẳm" cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa.
+ Ngắm núi Bút, non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm nghĩ về người học trò nghèo:
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
 "Nghèo" mà vẫn góp cho đất nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam.
+ Tư tưởng "Đất Nước là của nhân dân" cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước:
“Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
3.Tư tưởng đất nước của nhân dân
 Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương cùng góp cho".
Sông Ông Đốc
 Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " do những con người vô danh, bình dị làm nên.
Núi Bà Đen
- Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
3.Tư tưởng đất nước của nhân dân
+ Những tên núi, tên sông, tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… bất cứ đâu trên đất nước đều mang theo "một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha"
+ Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân - những con người bình thường, vô danh.
=> Mang vẻ đẹp của con người
b.Phương diện lịch sử
- Trên phương diện thời gian lịch sử cũng chính nhân dân đã “làm nên đất nước muôn đời”:
Chính vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn ngàn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị:
 Nhân dân Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau trong lao động và đánh giặc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên Đất Nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
c.Phuong dien van hoa

Trên phương diện văn hoá, cũng chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc:
 Đại từ “Họ” đặt đầu câu + nhiều động từ “giữ, truyền, gánh”  Chính nhân dân là người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất. Từ "hạt lúa", ngọn lửa, tiếng nói đến cả "tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân".
+ Họ có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân,
Đất Nước của ca dao thần thoại
 Họ giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà bình.
- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu:
“Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
 Khi nói đến “Đất Nước của nhân dân”, tác giả mượn văn học dân gian để nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của đất nước: “Đất Nước của ca dao thần thoại”
* Vẻ đẹp truyền thống của nhân dân trong ca dao, thần thoạt:
- Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc:
+ Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”,
+ Quý trọng nghĩa tình (Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội)
+ Kiên gan, bền chí trong công cuộc bảo vệ đất nước (Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu)+
- Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với những điệu hò:
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
 như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhiều cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
Cảm ơn quý thầy cô và
các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)