Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Nhi | Ngày 09/05/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Đất Nước
Nguyễn Khoa Điềm
~Tổ 1 ~
*Nguồn gốc của Đất Nước (9 câu thơ đầu)*
Câu thơ mở đầu rất giản dị: “ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
+ “Đất Nước đã có rồi” -> lời khẳng định chắc nịch, niềm tự hào về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước giữ nước.
+ Từ ngữ “ Đất Nước ” được viết hoa -> Tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả đối với quê hương, đất nước.
Đất nước có từ lâu đời , trong thần thoại , cổ tích … :
"Đất nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa”... mẹ thường hay kể"
Đất nước gắn liền với đời sống tinh thần:
 Phong tục tập quán : “ miếng trầu bà ăn” , “  tóc mẹ thì búi sau đầu” bình dị, đời thường làm nên diện mạo đất nước
+ Hình ảnh “ miếng trầu” giản dị tượng trưng cho phong tục tập quán đẹp của của người Việt (miếng trầu của lòng hiếu khách, của tình duyên thắm đượm, của tình vợ chồng, tình anh em…trong ”Sự tích trầu cau”. )
+ Hình ảnh “búi tóc” : Vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam, gắn với tập tục lâu đời
Đất nước gắn liền với đời sống tinh thần:
 Truyền thống yêu nước:
“ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”
- Cây tre biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.
“Biết trồng tre mà đánh giặc”-> Truyền thuyết Thánh Gióng, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
 Tình nghĩa thủy chung của con người :
  “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
- Thành ngữ “Gừng cay muối mặn” : Lối sống giàu tình nặng nghĩa, gắn với nhiều câu ca dao quen thuộc.
-> Vẻ đẹp tâm hồn sự bền vững thủy chung trong tình yêu và tình vợ chồng => Giá trị, đạo lí của gia đình Việt Nam.
Đất Nước gắn liền đời sống vật chất, lao động cần cù, vất vả của dân tộc:
 " Cái kèo cái cột thành tên"
Từ lâu đời người Việt đã biết tạo dựng nhà cửa để ổn định nơi sinh sống.
“Cái kèo cái cột” là tên gọi những bộ phận quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà truyền thống Việt Nam.
“Cái kèo, cái cột” tên gọi mà người Việt xưa dùng đặt cho con cái- những tên gọi thuần túy Việt Nam để mong may mắn , hay ăn chóng lớn
" Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
+ Nền văn minh, tập quán làm lúa nước Việt Nam.
+ Gợi ra  những gương mặt chăm chỉ, cần cù làm lụng “một nắng hai sương xay giã dần sàng”. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người nông dân. Nên
+ Các động từ “Xay, giã, dần, sàng” không chỉ là quy trình vất vả làm ra hạt gạo. Mà đó còn là lòng biết ơn đối với người làm ra nó, bởi “dẻo thơm một hạt dắng cay muôn phân”
 Khổ thơ khép lại : “Đất nước có từ ngày đó…..”
-> Khẳng định đầy tự hào : Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì thật gần gũi, thân thiết trong đời sống hằng ngày của của mỗi con người và trong chiều sâu của văn hóa, văn học dân gian.
 Giọng thơ thủ thỉ sâu lắng, chậm rãi như lời tâm tình.
 Hình ảnh bình dị giàu sức gợi cảm.
 Vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian : “miếng trầu”, các truyện kể dân gian, thành ngữ "gừng cay muối mặn", "một nắng hai sương"
 Câu thơ ngắn dài đan xen hòa quyện
 Cấu trúc thơ theo lối tăng tiến : Đất Nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên … -> Quá trình sinh ra, lớn lên , trưởng thành của đất nước trong trường kỳ, trong tâm thức của con người Việt Nam bao nhiêu thế hệ.
“Đất Nước” viết hoa, điệp lại 5 lần -> Thái độ trân trọng, thiêng liêng,...
 Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà
*Nghệ thuật *
 Đất Nước gắn với những gì gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
 Sự ra đời của Đất Nước gắn với sự hình thành của văn hóa, phong tục tập quán...
-> Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)