Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Chia sẻ bởi Phạm Văn Phú | Ngày 09/05/2019 | 124

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Đất nước (Nguyễn Đình Thi) thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN TINH BINH PHUOC
GV thực hiện: Phạm Văn Phú

Nhiệt liệt chào mừng quý thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy cho biết diễn biến tâm trạng của nhà thơ Hoàng Cầm qua bài ?Bên kia sông Đuống??
a. Nhớ tiếc, căm giận kẻ thù, xót xa
b. Nhớ tiếc, xót xa, căm giận kẻ thù
c. Xót xa, nhớ tiếc, căm giận kẻ thù
d. Căm giận kẻ thù, xót xa, nhớ tiếc
Câu 2:Cảm nhận của em về hình ảnh sông Đuống ?Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ??
Sinh 1924 ở Luông phabăng (Lào) và mất năm 2003 tại Hà Nội. - Đa tài: Viết văn, làm thơ, soạn nhạc?? -Tác phẩm tiêu biểu: Xung kích, Vỡ bờ( Truyện); Mấy vấn đề văn học ( Tiểu luận); Người chiến sỹ(Thơ); Con nai đen, Giấc mơ(Kịch)?.
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Đình Thi
1924 – 2003
I. Giới thiệu chung 1. Tác giả.
- Sáng tác từ 1948 đến 1955. Được ghép từ ba mảng thơ: ?Sáng mát trong như sáng năm xưa?(1948), ?Đêm mít tinh? (1949) và một đoạn thơ viết vào sau đó. - Bài thơ được đưa vào tập ?Người chiến sỹ?(1958).
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
b. Chủ đề:
- Tự hào về mùa thu đất nước, về nhân dân kháng chiến
II. Phân tích
1. Cảm xúc về mùa thu của nhà thơ.
a. Mùa thu Hà Nội trước cách mạng
Những phố dài xao xác heo may
- Sáng chớm lạnh - Có những phố dài xao xác hơi may. - Có những thềm nắng với lá vàng rơi xào xạc .
a. Mùa thu Hà Nội trước cách mạng
- Nhịp điệu khoan thai, trầm buồn góp phần diễn tả sự lưu luyến, bâng khuâng của người ra đi.
- Người ra đi trong mùa thu năm ấy rất dứt khoát, kiên quyết ?đầu không ngoảnh lại?, nhưng cũng đầy lưu luyến.
* Tâm trạng nhà thơ qua bức tranh này cũng xao xuyến, bâng khuâng, nhớ khôn nguôi Hà Nội
* Bức tranh mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn ? đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng.
Lắng nghe bài hát ?Nhớ mùa thu Hà Nội? ? Trịnh Công Sơn, và qua hình anh thơ hãy nhận xét về bức tranh mùa thu Hà Nội ? cho biết tâm trạng của tác giả ?
b. Mùa thu kháng chiến tại Việt Bắc
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi.
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
- Cách gieo vần ?ơi?, ?at? kết hợp với nhịp thơ gấp gáp và những điệp từ ?những?, điệp ngữ ?của chúng ta?, điệp cấu trúc?càng khẳng định chủ quyền dân tộc và niềm tự hào về một đất nước giàu đẹp.
b. Mùa thu kháng chiến tại Việt Bắc
- Không gian rộng lớn bao la, nhộn nhịp, tươi vui.
- Sáng mát trong, thoảng mùi ?hương cốm mới?
- Gió thổi rừng tre phấp phới, hoà cùng tiếng nói cười.
* Tâm trạng nhà thơ: Hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui, dạt dào sức sống.
2. Đất nước trong đau thương và truyền thống anh hùng bất khuất.
* Truyền thống anh hùng
- Chưa bao giờ khuất phục. - Lời ông cha luôn ?rì rầm?, ?vọng nói về? để nhắc nhở con cháu hãy tiếp nối truyền thống anh hùng.
* Những câu thơ đã tố cáo tội ác dã man của giặc:
- Làm những cánh đồng quê chảy máu - Đâm nát trời chiều. - Bay giằng bát cơm; Đứa đè cổ, đứa lột da
* Nhịp điệu của những câu thơ này dồn dập, rực lửa căm hơn, nhưng cũng đầy tự hào, bởi lòng dân ta yêu nước, thương nhà
* Trước tội ác đó, nhân dân ta bật lên những tiếng căm hờn qua từng ?gốc lúa?, ?bờ tre?. Xiềng xích, súng đạn của giặc có nhiều nhưng không thể ngăn được lòng khát khao tự do của nhân dân ta .
Nhân dân ta đã phát huy truyềng thống anh hùng như thế nào?
Hãy nhận xét về nhịp điệu của những câu thơ trong đoạn này?
3.Đất nước quật khởi đứng lên kháng chiến.
Ôm đất nước những ngươi� áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng

- Hình ảnh so sánh ?Người lên như nước vỡ bờ? cho thấy sức mạnh không gì ngăn nổi của dân ta: ?rũ bùn đứng dậy sáng loà?. Tác giả đã tái hiện được tinh thần quật cường của người lính chống Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm.
- Người dân áo vải đứng lên thành những anh hùng. - Dù khó khăn gian khổ: nắng đốt, mưa dội, chết chóc nhưng nhân dân ta vẫn lạc quan, tin tưởng nghĩ về trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình mình
* Giọng thơ mang âm hưởng anh hùng ca * Khổ cuối bài thơ, nhịp điệu chắc khoẻ, tự tin, hình ảnh thơ mang tính tạo hình.
- ND: Bài thơ là lòng tự hào về quê hương đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng cách mạng của nhân dân VN qua cuộc kháng chiến chống Pháp.
III. Tổng kết.
- NT: Ngoài điệp từ, điệp ngữ?., tác giả còn sử dụng những câu thơ dài ngắn khác nhau làm cho nhịp độ của bài thơ luôn thay đổi: Khi bâng khuâng, khi hừng hực lửa căm hờn, khi tràn ngập niềm vui, khi tự hào?.
Củng cố, dặn dò
Cần phải thấy được niềm tự hào của nhà thơ.
Về nhà học bài và soạn bài ?Vợ chồng A Phủ?
Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Phú
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)