Tuần 10. Ca dao hài hước

Chia sẻ bởi phùng ánh nguyệt | Ngày 09/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ca dao hài hước thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CA DAO HÀI HƯỚC
TIẾT 29
I. D?c - Tỡm hi?u chung
1. D?c
2. Tỡm hi?u chung
- Bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào. Đây là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động dù phải sống trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
- B�i ca dao s? 2,3,4: Ti?ng cu?i chõm bi?m,
phờ phỏn nh?ng thúi hu, t?t x?u trong nhõn dõn.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bài 1:

Lời đối đáp trong bài ca dao này là ai nói với ai? Nội dung đề cập đến vấn đề gì?
- Lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về việc dẫn cưới và thách cưới.
Người con trai nói về việc dẫn cưới có gì khác thường? Sau tiếng cười ấy, biểu hiện cảnh ngộ gì và tình cảm gì của chàng trai này?

- Chàng trai nói về việc dẫn cưới:
+ Dẫn voi/ sợ quốc cấm.
+ Dẫn trâu/ sợ họ nhà gái máu hàn.
+ Dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân.
+ Cuối cùng dẫn cưới bằng con chuột béo.
->Vật dẫn cưới rất đặc biệt và khác thường.

- Cảnh ngộ của chàng trai rất nghèo. Nhưng tình cảm bày tỏ lại rất lạc quan, thoải mái không chút mặc cảm.

Đáp lời chàng trai, cô gái thách cưới như thế nào?
- Cô gái nói về việc thách cưới:
+ Thách cưới...một nhà khoai lang.
+ Để cô gái :
* mời làng
* mời họ hàng ăn chơi
* con trẻ ăn giữ nhà
* con lợn, con gà ăn.
-> Cô gái cũng nghèo và rất thông cảm với cảnh nghèo của chàng trai bằng lời thách cưới rất dí dỏm và đáng yêu.

Đằng sau tiếng cười, em có cảm nhận gì về nét đẹp trong tâm hồn của người lao động nghèo?

Tóm lại: Dù trong cảnh nghèo, người lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống. Bài ca dao còn thể hiện một triết lí nhân sinh cao đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
Nghệ thuật:
+ Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò..
+ Lối nói giảm dần:
* Voi -> trâu -> bò -> chuột.
* Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà.
+ Cách nói đối lập:
* dẫn voi >< sợ quốc cấm.
* dẫn trâu >< sợ họ nhà gái máu hàn.
* dẫn bò > + Chi tiết hài hước: “ Miễn là có thú bốn chân
dẫn con chuột béo mời dân mời làng”.
=> Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm và đáng yêu.
…Cưới em có cánh con gà,
Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi.
Cưới em còn nữa anh ơi,
Có một đĩa đậu, hai môi rau cần.
Có xa dịch lại cho gần
Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi.
Hay là nặng lắm anh ơi!
Để em bớt lại một môi rau cần.

Một số bài ca dao hài hước về thách cưới:
…Cưới em chín chĩnh mật ong
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.
Cưới em tám vạn trâu bò,
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm.
Lá đa mặt nguyệt đêm rằm
Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi.
Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Xin chàng chín chục con dơi goá chồng.
Thách thế mới thoả tấm lòng,
Chàng mà lo được, thiếp cùng theo chân.
2. BÀI 2,3:
- Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.
+ Bài 2: Đối tượng châm biếm là loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.
+ Bài 3: Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, ươn hèn, lười nhác, không có chí lớn, chỉ ru rú ở xó bếp, ăn bám vợ..


-Th? phỏp ngh? thu?t:
k?t h?p gi?a núi quỏ v� cỏch nói ngoó d?.
L�m trai...s?c trai >< khom lung ...gỏnh hai h?t v?ng .
Ch?ng ngu?i Ch?ng em ng?i b?p
di ngu?c v? xuụi >< s? duụi con mốo.

Tóm lại: Hai bài ca dao phê phán nhẹ nhàng nhưng chân tình nhằm nhắc nhở đàn ông phải mạnh mẽ, siêng năng, có chí khí
để sống xứng đáng với gia đình và xã hội.
một số bài ca dao : châm biếm, chế giễu về loại đàn ông lười biếng:
- Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
- Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
- Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
- Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.
3. BÀI 4:
Bài ca dao số (4) chế giễu loại người nào trong xã hội? Theo em những chi tiết ấy có thực không ? Và những chi tiết đó nhằm chế giễu điều gì?
- Đối tượng chế giễu: em -> phụ nữ
- Nội dung chế giễu:
* mũi mười tám gánh lông
* ngáy o o
* hay ăn quà
* đầu những rác cùng rơm.
- Nghệ thuật phóng đại, chi tiết giàu tưởng tượng, điệp ngữ song hành để chê cười loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên.

** Tóm lại: Bài ca dao không chỉ phê phán những thói xấu của người phụ nữ mà còn nhằm mục đích giáo dục phụ nữ phải đằm thắm, ý tứ, sạch sẽ, dịu dàng, khéo léo.
III. Tæng kÕt :

** Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập : Nêu cảm nhận về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Qua đó em thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ:
- Cô gái không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, vui và thích thú trong lời thách cưới.
- Lời thách cưới thật khác thường (chỉ là khoai lang) mà vô tư, hồn nhiên, thanh thản nói lên tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động.
C�u 1: Trong b�i ca dao "Cu?i n�ng anh toan d?n voi", ch�ng trai nĩi d?n con v?t cu?i c�ng n�o du?i d�y?
A.Voi B.Chu?t
C.Tr�u D.Bị

Tr?c nghi?m:
Câu 2: Tại sao chàng trai không dẫn cưới bằng trâu bò mà lại dẫn cưới bằng con “chuột béo”?
A.Vì chúng đều là “Thú bốn chân”
B.Vì họ nhà gái kiêng trâu bò
C.Vì chàng trai nghèo
D.Cả A,B và C
Câu 3: Lời lẽ của chàng trai và cô gái có ý nghĩa gì?
A.Chua chát cho cảnh nghèo
B.Nói cho vui trong cảnh nghèo
C.Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động
D.Câu Avà B
E.Câu B và C
CA DAO HÀI HƯỚC
TIẾT 29
Bài giảng đến đây là kết thúc chúc các bạn học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phùng ánh nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)