Tuần 10. Ca dao hài hước

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kiều Phương | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ca dao hài hước thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Gia?o Vi�n: Tr�`n Ma?nh Tu?y
Ca dao, dân ca
I. Đọc hiểu
Bài ca dao số 1 được đặt trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào? Đây là tiếng cười về điều gì,cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?
I. Đọc hiểu
1. Bài 1: Tiếng cười tự trào
Dẫn Voi…
Dẫn Trâu…
Dẫn Bò…
Dẫn Chuột…
Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào? Bút định pháp giả định chàng trai dẫn cưới ở đây là gì?
Lời của chàng trai dẫn cưới:
Cách nói giả định “ Toan” dẫn voi, trâu, bò, chuột, tất cả đều sang quá, to tác quá.
Nghệ thuật:
Khoa trương,phóng đại: voi, trâu, bò…
Giảm dần :
voi
-> trâu
-> bò
-> chuột
Những vật dẫn cưới trong tưởng tượng thật đặc sắc và khác thường.Đằng sau lời dẫn cưới là cảnh ngộ nghèo khó của chàng trai.Nhưng dù nghèo anh vẫn tự tin vào chính tình cảm của mình giành cho người yêu.
Một nhà khoai lang
Củ to…
Củ nhỏ…
Củ mẻ…
Củ rím, hà…
Một nhà khoai lang
Đáp lại lời dẫn cưới của chàng trai,cô gái đã thách cưới như thế nào?Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của cô gái qua lời thách cưới?
Lời thách cưới của cô gái:
Người ta thách: lợn, gà...
Nghệ thuật:
(tăng) thách: lợn, gà...
(giảm):
Củ to
-> nhỏ
-> mẻ
-> rím
Lời thách cưới thật vô tư, trong sáng,thể hiện một tâm hồn bình dị, với sự cảm thông chân thực cô gái về hoàn cảnh của chàng trai.
Nhà em thách: một nhà khoai lang...
Tóm lại: vẻ đẹp tâm hồn của người lao động dù trong hoàn cảnh nghèo họ vẫn lạc quan, yêu đời. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui, đặt tình nghĩa cao hơn của cải vật chất.
Câu hỏi thảo luận:
Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác ở bài ca dao số 1 ? . Tác giả cười những đối tượng nào? nêu thủ pháp nghệ thuật?
Bài 2, 3: Tiếng cười chế giễu về những người đàn ông.
Đi ngược về xuôi >< Ngồi bếp sờ đuôi con mèo
(giỏi giang,tháo vát) (vô tích sự)
Cười ở từng đối tượng cụ thể:
+ Những kẻ làm trai:
yếu đuối, ươn hèn…
+ Những đức ông chồng:
vô tích sự…
“Khom lưng, chống gối >< gánh hai hạt vừng…thật là thảm hại”.
3. Bài 4: Tiếng cười chế giễu về những người đàn bà.
Lỗ mũi mười tám gánh lông >< Râu rồng trời cho
( hình dáng xấu xí )
Ngáy o o >< cho vui nhà
( thói quen tật xấu )
Hay ăn quà >< về nhà đỡ cơm
( thói quen tật xấu )
Đầu những rác cùng rơm >< Hoa thơm rắc đầu.
( Sống luộm thuộm, bẩn thỉu )
=.>Nghệ thuật : phóng đại, cường điệu, kết cấu song hành…bài ca dao tạo ra tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng về những thói hư tật xấu của người đàn ông, đàn bà. Nhằm mục đích giáo dục trong mỗi con người chúng ta!
II. TỔNG KẾT: GHI NHỚ SGK TRANG 92
Cám ơn quý thầy, cô và các em học sinh đã dự tiết học hôm nay!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)