Tuần 10. Ca dao hài hước

Chia sẻ bởi Đào Thị Thanh Mai | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ca dao hài hước thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TẬP THỂ LỚP 10A3 XIN NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao yêu thương tình nghĩa? Hiệu quả?
Sự lặp lại theo mô thức mở đầu
- Sử dụng các hình ảnh đã thành biểu tượng
- Nhiều BPNT như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ…được lấy từ cuộc sống đời thường
- Thường sử dụng thể lục bát, lục bát biến thể
Tiết 29: Đọc văn:

Ca dao
hài hước
(tiết 1)

I. Tìm hiểu chung
Ca dao hài hước có những tiểu loại nào ? Phân biệt ?
- Có 2 tiểu loại:

1. Vài nét về ca dao hài hước

+ Ca dao tự trào, giải trí

+ Ca dao châm biếm, phê phán.
2. Văn bản
Bài 1: Ca dao tự trào
Bài 2 , 3 , 4: Ca dao hài hước, châm biếm
II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản
1. Bài ca dao số 1
* Lời chàng trai (Dẫn cưới):
Dẫn: voi – trâu – bò
lễ vật toàn thứ to lớn, sang trọng
(Toan: cách nói giả định, mong muốn thực hiện được )
Nhưng: + Voi > < sợ quốc cấm
+ Trâu > < sợ họ nàng máu lạnh
+ Bò > < sợ họ nhà nàng co gân
-> Lí do giải thích thật lôgic, hợp lí, khéo léo
- Cuối cùng: thú bốn chân con chuột béo


Lối nói khoa trương, phóng đại, giảm dần (voi –> trâu –>bò -> chuột) + cách nói đối lập (hành động - việc làm); lập luận hài hước, hóm hỉnh, thông minh (miễn là có thú bốn chân)



Qua lời dẫn cưới, em thấy chàng trai là người như thế nào?
 Chứng tỏ: chàng trai là người nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, chân thành, chu đáo; rất vui tính, hóm hỉnh và thông minh.
* Lời cô gái (Thách cưới):
Củ to
Một nhà khoai lang:
Củ nhỏ
Củ mẻ
Củ rím, củ hà
Lối nói đối lập, giảm dần, giọng nói hài hước: Lời thách cưới hồn nhiên, vô tư, thanh thản đến lạ thường.
Là người đảm đang, tháo vát, giàu lòng cảm thông, chia sẻ; có tình cảm đậm đà; thông minh, dí dỏm và rất đáng yêu.
?Tinh thần vui vẻ, lạc quan trước cái nghèo và tâm hồn cao đẹp của người bình dân xưa: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.



Qua lời dẫn cưới, thách cưới
của đôi nam nữ, ta thấy
vẻ đẹp và triết lí sống nào
của người bình dân xưa ?
2. Bài ca dao số 2 , 3:
Điểm chung:
Đều là lời nói của người vợ
Mang tính độc thoại.
Nhằm mục đích: châm biếm, phê phán
Nét riêng: Bài 2:
Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng
 NT khoa trương, phóng đại +nâng cao rồi đột ngột hạ thấp +đối lập: chế giễu loại đàn ông yếu đuối, bất tài, không đáng mặt nam nhi.


 Thái độ tác giả: phê phán nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục sâu sắc
Bài 3:
Chồng người chồng em
đi ngược về xuôi > < ngồi bếp- sờ đuôi mèo



 Lối nói đối lập: châm biếm, mỉa mai loại đàn ông lười nhác, ươn hèn, vô tích sự, không có chí lớn.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung
Triết lí nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan; trọng tình nghĩa hơn của cải  Bài học: Tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải. Người đàn ông không chỉ cần phải có sức trai mà còn cần phải có chí lớn, có hoài bão, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình.
2. Giá trị nghệ thuật
Phóng đại, tương phản, đối lập
- Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết hài hước, gây cười.
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
 Ghi nhớ: sgk / 92
LUYỆN TẬP


Tìm một số bài ca dao tự trào;
hài hước nhằm phê phán
những thói hư, tật xấu
trong xã hội
Em là “con gái nhà giàu”

Cha mẹ thách cưới ra màu xinh sao

Cưới em trăm tấm lụa đào

Một trăm hòn ngọc,28 ngôi sao trên trời…
Cưới em chín chĩnh mật ong
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò
Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm
Lá đa mặt nguyệt đêm rằm

Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi
Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Xin anh chín chục con dơi goá chồng
Thách thế mới thoả tấm lòng
Chàng mà lo được thiếp cùng theo chân.
Cưới em có cánh con gà
Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi
Cưới em còn nữa anh ơi
Có một đĩa đậu, hai môi rau cần
Có xa dịch lại cho gần
Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi
Hay là nặng quá anh ơi
Để em bớt lại một môi rau cần…
Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con
Chồng người đi Hán về Hồ
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần
Chồng người lội suối trèo đèo
Chồng em cầm đũa đuổi mèo quanh mâm
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã tham dự

Xin tạm biệt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Thanh Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)