Tuần 10. Ca dao hài hước

Chia sẻ bởi Ngô Thị Kim Phượng | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ca dao hài hước thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Ca dao hài hước
Tìm hiểu chung
Ca dao hài hước là những bài ca dao được sáng tác
để giải trí và phê phán những hiện tượng đáng
cười trong cuộc sống . Ca dao hài hước thể hiện trí
thông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan ,
yêu đời của người lao động
2. Phân loại :
Ca dao hài hước chia làm 2 bộ phận :
Tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán xã hội .
II. Tìm hiểu văn bản ;
1. Tiếng cười tự trào :
Dẫn
Cưới
Dẫn voi ->sợ quốc cấm
Dẫn trâu -> sợ máu hàn
Dẫn bò -> sợ nhà nàng co gân
Dẫn chuột béo -> mời dân, mời làng
Bài ca dao số 1
Tiếng cười tự trào
Lối nói khoa trương , phóng đại , giảm dần
Voi , trâu, bò , chuột béo -> mời dân, mời làng
Cách nói đối lập : ý định- việc làm
Lập luận hài hước hóm hĩnh , thông minh
( miễn là có thú bốn chân )
Chàng trai không mặc cảmtrước cảnh nghèo
khó mà vẫn lạc quan , vui vẻ
Người ta thách cưới :
Thách lợn
Thách gà
Vật chất tầm thường
Cô gái
thách cưới :
Một nhà
khoai lang:
Củ to - mời làng
Củ Nhỏ - họ hàng ăn
Củ mẻ - trẻ con ăn
Củ hà, củ rím - Heo ăn
Lối nói giảm dần giọng
điệu hài hước , dí dỏm đáng yêu
Thông cảm cái nghèocủa chàng trai
=>lời thách cưới khác thường ,
vô tư, hồn nhiên
=> tâm hồn cao đẹp , giàu tình nghĩa
Phóng đại , cường điệu, nói giảm
phê phán nhẹ nhàng, thân tình
mà sâu sắc

2.Tiếng cười phê phán :
Bài ca dao số 2
Làm trai cho đáng nên trai
khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng.
Chế giễu đàn ông lười nhác,
Vô tích sự , yếu đuối không đáng sức trai
Bài ca dao số 3 :
Chồng người >< chồng em
Đi ngược về xuôi >< ngồi bếp sờ đuôi
con mèo
Chế giễu đàn ông lười nhác,
và không có chí lớn :
Bài ca dao số 4 :
- Đối tượng chế giễu: em -> phụ nữ
- Nội dung chế giễu:
* Mũi mười tám gánh lông chồng yêu Râu rồng trời cho
* Ngáy o o vui nhà
* Hay ăn quà đỡ cơm
* Đầu những rác cùng rơm Hoa thơm rắc đầu
Nghệ thuật phóng đại, chi tiết giàu tưởng tượng, điệp ngữ song hành để chê cười loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Nhưng tác giả dân gian vẫn có cách nhìn đầy nhân hậu, cảm thông , với thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng qua một bức tranh hư cấu hài hước.
Bài ca dao không chỉ phê phán những thói xấu của
người phụ nữ mà còn nhằm mục đích giáo dục họ dịu dàng
đằm thắm, khéo léo và sạch sẽ
III. Tổng kết
- Nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng mà sâu sắc thể hiện
trí tuệ, khiếu hài hước và sự lạc quan của người lao động
-Lối nói cường điệu, phóng đại, cách nói tương phản
giảm dần, ngôn ngữ hàm chứa nhiều ý tứ sâu xa.
IV.Thực hành :
Bài tập 1 : Tiếng cười tự trào của người lao động đáng yêu , đáng trân trọng ở chỗ :
- Vô tư, hồn nhiên thể hiện tâm hồn lạc quan , cao đẹp , trọng tình nghĩa
- Không mặc cảm mà lạc quan , vui vẻ trước cảnh nghèo khó .
Ghi nhớ

** Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào ( tự cười mình) tiếng cười châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
Cho học sinh tìm nhưng bài ca dao hài hước nói
về những chủ đề trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)