Tuần 10. Ca dao hài hước

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thạo | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 10. Ca dao hài hước thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

3
CA DAO HÀI HƯỚC

Giáo viên: Nguyễn Văn Thạo
Trường THPT Quang Thành - Hải Dương
ĐỌC VĂN
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CA DAO HÀI HƯỚC


1. Khái niệm
Thế nào là ca dao
hài hước?
Là những bài ca dao có khả năng tạo ra tiếng cười với những sắc thái khác nhau.
2. Phân loại:
Ca dao hài hước được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?
Ca dao hài hước tự trào( Bài CD số 1).
Ca dao hài hước châm biếm, phê phán(Bài CD số 2,3,4).
- Ca dao hài hước giải trí.
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc văn bản
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân
Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
Miễn là có thú
bốn chân
Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là.
Người ta thách lợn, thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
Ôi! Nặng quá!!!
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!
2. Tìm hiểu văn bản
a. Ca dao hài hước tự trào (Bài ca dao số 1)
* Lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái
- Lễ vật dẫn cưới của chàng trai:
Lễ vật dẫn cưới của chàng trai có gì đặc biệt?
+ Dự định: Dẫn voi → trâu → bò → Một lễ cưới thật sang trọng, linh đình.
+ Thực tế: Dẫn con chuột béo → Lạ, đơn giản.
Qua lễ vật dẫn cưới, em có cảm nhận gì về gia cảnh của chàng trai? Nhưng điều đáng quý ở chàng trai này là gì?
→ Chàng trai rất nghèo nhưng tấm lòng thì chân thành, tình yêu dành cho cô gái là có thật → Dù hoàn cảnh nghèo khó nhưng tâm hồn chàng trai vẫn lạc quan, yêu đời.
- Lễ vật thách cưới của cô gái:
Trước lễ vật dẫn cưới của chàng trai, cô gái tỏ thái độ như thế nào?
+ Không ngạc nhiên trước lễ vật dẫn cưới đặc biệt của chàng trai, cô gái đùa vui:
“Chàng dẫn thế, em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là…”
Lễ vật mà cô gái đưa ra trong lời thách cưới là gi? Đó là lễ vật như thế nào?
+ Thách cưới: Một nhà khoai lang → Đơn giản. Cô gái đã không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo; hiểu và cảm thông với gia cảnh chàng trai → Cô gái là người trọng tình nghĩa hơn của cải.
Cô gái dự định sẽ sử dụng lễ vật thách cưới ra sao? Đó sẽ là người phụ nữ như thế nào?
+ Dự định: Củ to - mời làng
Củ nhỏ - mời họ hàng
Củ mẻ - cho con trẻ
Củ rím, củ hà – con lợn, con gà ăn
→Sự đảm đang, tháo vát, biết lo toan công việc của bà chủ nhà tương lai và cả tình nghĩa đậm đà đối với họ hàng, làng xóm, gia đình.
Trong bài ca dao này, người lao động đã cười ai? Cười điều gì? Đằng sau tiếng cười ấy hiện lên vẻ đẹp gì ở họ?
→ Người lao động tự cười mình, trong cảnh nghèo vẫn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của những con người trọng tình nghĩa hơn của cải.
* Nghệ thuật:
Bài ca dao đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
+ Phóng đại, cường điệu: Dẫn voi, trâu, bò…
+ Lối nói giảm dần: Voi → Trâu → Bò → Chuột
+ Đối lập: Ý định >< Việc làm thực tế
Vật chất: Không có gì >< Tình cảm: Có thật, chân thành
+ Chi tiết hài hước, gây cười: Dẫn chuột béo, thách một nhà khoai lang…
b. Ca dao hài hước châm biếm, phê phán( Bài ca dao số 2,3,4)
Thảo luận nhóm


















Sưu tầm trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam những bài ca dao, câu ca dao có cùng mô típ và nội dung như các bài ca dao trên?












1. “ Làm trai cho đáng nên trai
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu”
2. “ Chồng người bể Sở sông Ngô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần”
3. “ Chồng người thổi sáo thổi tiêu
Chồng em ngồi bếp húp riêu bỏng mồm”
4. “ Chồng người vác giáo săn heo
Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm”
5. “Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Đêm nằm thì ngáy o o
Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà”
 
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Hãy chỉ ra triết lý nhân sinh cao đẹp và bài học sâu sắc qua 4 bài ca dao trên?
- Triết lý nhân sinh cao đẹp: Yêu đời, lạc quan, trọng tình nghĩa.
- Bài học: Tránh những thói hư, tật xấu.
2. Nghệ thuật
- Khoa trương, cường điệu, phóng đại, đối.
- Khắc hoạ nhân vật điển hình bằng các nét điển hình.
- Ngôn ngữ đời thường mà hàm ý sâu sắc.
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1. Qua đó, cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
2. Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, ăn quà vặt, nghiện rượu chè, tệ nạn đa thê, tảo hôn, mê tín di đoan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thạo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)