Tuần 1. Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu |
Ngày 10/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đề 7. Truyền thống tôn sự trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay.
I - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Xác định yêu cầu của đề bài:
a) Yêu cầu về thao tác lập luận: Với bài luận này, anh/ chị nên phối hợp các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và phương thức thuyết minh, chứng minh,… để làm rõ nội dung cần bàn luận.
b) Yêu cầu về nội dung bàn luận: Trọng tâm của bài luận là truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay. Để triển khai nội dung đó, có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: tư tưởng “tô sư trọng đạo” bắt nguồn từ đâu? Tư tưởng đó đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận và phát triển như thế nào? Trong nhà trường và xã hội hiện nay, truyền thống “tôn sư trọng đạo” có được gìn giữ, phát huy? Có những hịên tượng nào cần hạn chế, những nội dung nào cần thay đổi?
2. Gợi ý lập dàn bài
MỞ BÀI
Có thể mở đầu bài viết bằng cách giới thiệu truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt Nam. Từ đó, nêu vấn đề tôn sư trọng đạo trong nhà trường, xã hội hiện nay. Cũng có thể bắt đầu bằng ấn tượng riêng về người thầy để dẫn dắt vấn đề bàn luận
THÂN BÀI
LĐ1: Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng của Nho giáo: coi trọng việc học và cai trò của người thầy: Nhân bất học bất tri lí; Ấu bất học, lão hà vi; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư,…
* Tư tưởng ấy đã được ông cha ta tiếp nhận thế nào? Vì sao tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc?
LĐ2: Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề
Truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành nguồn mạch làm nên sức sống của nền văn hoá dân tộc.
Thời đại nào cũng có những nhà thơ, nhà văn, chí sĩ, nhà cách mạng,… là những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Phan Châu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai,…
Các thế hệ thầy trò ấy đã cùng nhân dân tạo dựng nền văn hiến cho đất nước.
- Tuy nhiên, truyền thống này không khỏi có những hạn chế như: lệ thuộc vào thầy, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, nặng về kiến thức sách vở,…
- Trong xã hội hiện đại, truyền thống tôn sư trọng đạo có được gìn giữ, phát huy? Nêu và phân tích ngắn gọn những biểu hiện đẹp và chưa đẹp?
LĐ3: Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân.
- Anh/ chị đã làm gì để đóng góp vào việc gìn giữ truyền thống đó?
- Chú ý nêu các dẫn chứng cụ thể, chân thực để phần liên hệ này sinh động và có sức thuyết phục.
KẾT BÀI
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý giá, cần tiếp nối, phát huy.
- Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, cần bổ sung những nội dung mới để nền giáo dục của đất nước hội nhập cùng thế giới.
I - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Xác định yêu cầu của đề bài:
a) Yêu cầu về thao tác lập luận: Với bài luận này, anh/ chị nên phối hợp các thao tác giải thích, phân tích, bình luận và phương thức thuyết minh, chứng minh,… để làm rõ nội dung cần bàn luận.
b) Yêu cầu về nội dung bàn luận: Trọng tâm của bài luận là truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay. Để triển khai nội dung đó, có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: tư tưởng “tô sư trọng đạo” bắt nguồn từ đâu? Tư tưởng đó đã được dân tộc Việt Nam tiếp nhận và phát triển như thế nào? Trong nhà trường và xã hội hiện nay, truyền thống “tôn sư trọng đạo” có được gìn giữ, phát huy? Có những hịên tượng nào cần hạn chế, những nội dung nào cần thay đổi?
2. Gợi ý lập dàn bài
MỞ BÀI
Có thể mở đầu bài viết bằng cách giới thiệu truyền thống hiếu học, trọng thầy của người Việt Nam. Từ đó, nêu vấn đề tôn sư trọng đạo trong nhà trường, xã hội hiện nay. Cũng có thể bắt đầu bằng ấn tượng riêng về người thầy để dẫn dắt vấn đề bàn luận
THÂN BÀI
LĐ1: Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng của Nho giáo: coi trọng việc học và cai trò của người thầy: Nhân bất học bất tri lí; Ấu bất học, lão hà vi; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư,…
* Tư tưởng ấy đã được ông cha ta tiếp nhận thế nào? Vì sao tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc?
LĐ2: Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề
Truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành nguồn mạch làm nên sức sống của nền văn hoá dân tộc.
Thời đại nào cũng có những nhà thơ, nhà văn, chí sĩ, nhà cách mạng,… là những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Phan Châu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai,…
Các thế hệ thầy trò ấy đã cùng nhân dân tạo dựng nền văn hiến cho đất nước.
- Tuy nhiên, truyền thống này không khỏi có những hạn chế như: lệ thuộc vào thầy, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, nặng về kiến thức sách vở,…
- Trong xã hội hiện đại, truyền thống tôn sư trọng đạo có được gìn giữ, phát huy? Nêu và phân tích ngắn gọn những biểu hiện đẹp và chưa đẹp?
LĐ3: Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân.
- Anh/ chị đã làm gì để đóng góp vào việc gìn giữ truyền thống đó?
- Chú ý nêu các dẫn chứng cụ thể, chân thực để phần liên hệ này sinh động và có sức thuyết phục.
KẾT BÀI
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý giá, cần tiếp nối, phát huy.
- Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, cần bổ sung những nội dung mới để nền giáo dục của đất nước hội nhập cùng thế giới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)