Tuần 1. Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Chung |
Ngày 10/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Ngô Quyền
Thành phố Hoà Bình
Vào phủ chúa Trịnh
( Trích “ Thượng kinh kí sự “ của Lê Hữu Trác)
I- Tìm hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả.
- Gia thế: truyền thống quan lại, giàu có.
- Thời đại: phong kiến suy tàn; Vua Lê – Chúa Trịnh xa hoa, mải ăn chơi trác táng, không lo đến vận mệnh đất nước, đời sống nhân đân.
- Bản thân:
+ Lê Hữu Trác (1720 -1791) quê ở làng Liêu Xá, huyên Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên)
+ Là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi,sống ẩn chủ yếu ở Hương Sơn-Hà Tĩnh(quê mẹ)= hiệu Hải Thượng lãn Ông.
2. Văn bản:
- “ Thượng kinh kí sự” là tập kí viết bằng chữ Hán, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn (02/1/1782).
- “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán ngày 01/02/1782.
(Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phổ biến ở thời kì VHTĐ. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết).
II- Đọc - hiểu văn bản:
1. Bức tranh sinh động về cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa.
- Quang cảnh nơi phủ chúa: “rèm châu”, “hiên ngọc”, cảnh đẹp như chốn “đào nguyên”. Phòng ở ngào ngạt hương hoa, cột và đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập vàng, ghế rồng nệm gấm, người phục vụ đông như mắc cửi … cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm…
Rất tráng lệ, xa hoa cực điểm
- Cung cách sinh hoạt: mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, người giữ cửa truyền bá rộn ràng, đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là “mâm vàng, chén bạc”, trong phòng thắp nến…
Rất uy nghi lộng lẫy, không đâu sánh bằng
- Về nghi thức: “ai muốn ra vào phải có thẻ”, đến nội cung thế tử phải trải qua 5,6 lần trướng gấm, khi có lệnh mới được vào, vào đến nơi Lê Hữu Trác phải “lạy 4 lạy”, song trở ra cũng phải “lạy 4 lạy”. Những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính…
Quyền uy tột đỉnh
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây”.
Nghệ thuật miêu tả của tác giả:
- Cách miêu tả rất tỉ mỉ, trung thành với sự thật.
- Cách lựa chọn các chi tiết rất khéo léo cho ta thấy sự cao sang đầy quyền uy đến tột đỉnh, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa…
Qua miêu tả, tác giả đã chứng minh một điều: Phủ chúa là một hoàng cung, Trịnh Sâm chính là một ông vua, vua Lê chỉ là bù nhìn.
Thành phố Hoà Bình
Vào phủ chúa Trịnh
( Trích “ Thượng kinh kí sự “ của Lê Hữu Trác)
I- Tìm hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả.
- Gia thế: truyền thống quan lại, giàu có.
- Thời đại: phong kiến suy tàn; Vua Lê – Chúa Trịnh xa hoa, mải ăn chơi trác táng, không lo đến vận mệnh đất nước, đời sống nhân đân.
- Bản thân:
+ Lê Hữu Trác (1720 -1791) quê ở làng Liêu Xá, huyên Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên)
+ Là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi,sống ẩn chủ yếu ở Hương Sơn-Hà Tĩnh(quê mẹ)= hiệu Hải Thượng lãn Ông.
2. Văn bản:
- “ Thượng kinh kí sự” là tập kí viết bằng chữ Hán, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn (02/1/1782).
- “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán ngày 01/02/1782.
(Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phổ biến ở thời kì VHTĐ. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết).
II- Đọc - hiểu văn bản:
1. Bức tranh sinh động về cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa.
- Quang cảnh nơi phủ chúa: “rèm châu”, “hiên ngọc”, cảnh đẹp như chốn “đào nguyên”. Phòng ở ngào ngạt hương hoa, cột và đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập vàng, ghế rồng nệm gấm, người phục vụ đông như mắc cửi … cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm…
Rất tráng lệ, xa hoa cực điểm
- Cung cách sinh hoạt: mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, người giữ cửa truyền bá rộn ràng, đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là “mâm vàng, chén bạc”, trong phòng thắp nến…
Rất uy nghi lộng lẫy, không đâu sánh bằng
- Về nghi thức: “ai muốn ra vào phải có thẻ”, đến nội cung thế tử phải trải qua 5,6 lần trướng gấm, khi có lệnh mới được vào, vào đến nơi Lê Hữu Trác phải “lạy 4 lạy”, song trở ra cũng phải “lạy 4 lạy”. Những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính…
Quyền uy tột đỉnh
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây”.
Nghệ thuật miêu tả của tác giả:
- Cách miêu tả rất tỉ mỉ, trung thành với sự thật.
- Cách lựa chọn các chi tiết rất khéo léo cho ta thấy sự cao sang đầy quyền uy đến tột đỉnh, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa…
Qua miêu tả, tác giả đã chứng minh một điều: Phủ chúa là một hoàng cung, Trịnh Sâm chính là một ông vua, vua Lê chỉ là bù nhìn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)