Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Nhật Nam | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NGHỆ THUẬT CHƠI THƯ PHÁP
THƯ PHÁP CHỮ HÁN
THƯ PHÁP CHỮ QUỐC NGỮ
1
6
5
4
3
7
2
L Ê H Ữ U T R Á C
T H U Đ I Ế U

Câu 1 gồm 9 chữ cái: Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá ý học. Đó là ai?
Câu 2 gồm 7 chữ cái: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả. Đó là bài thơ nào?
Câu 3 gồm 5 chữ cái: Câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sông” (trích Thương vợ - Trần Tế Xương), gợi lên cho người đọc thấy được hoàn cảnh buôn bán của bà Tú như thế nào?
V Ấ T V Ả
Câu 4 gồm 7 chữ cái: Từ nào còn thiếu trong câu thơ sau “… xuân đi xuân lại lại” (trích Tự tình – Hồ Xuân Hương)?
N G Á N N Ỗ I
Câu 5 gồm 8 chữ cái: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch kê đơn cho ai?
T R Ị N H C Á N
Câu 6 gồm 7 chữ cái: Từ nào còn thiếu trong câu văn sau “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như … sáng trên trời cao.”(Trích “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm)
N G Ô I S A O
Câu 7 gồm 5 chữ cái: Trong bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến có cách gieo vần rất đặc biệt thể hiện sự tài tình của Nguyễn Khuyến. Đó là vần gì?
V Ầ N E O
Chủ đề: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Bài: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân















I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Quê ở Hà Nội.
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn.
- Sau cách mạng, Nguyễn Tuân tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Nguyễn Tuân là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu,…
- Các tác phẩm của Nguyễn Tuân:
(SGK)















2. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
Truyện “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, khi in trong tập truyện“Vang bóng một thời” mới được đổi tên thành “Chữ người tử tù”















II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện
Tình huống là “cái tình thế xảy ra truyện”, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu)
Tình huống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách, thân phận của họ, góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm.















II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện
HUẤN CAO
VIÊN QUẢN NGỤC
Người cầm đầu cuộc khởi nghĩa, một tên tử tù.
Người đại diện cho trật tự xã hội, có quyền lực.
Trên bình diện xã hội
Đối lập nhau

Có tài viết chữ đẹp, khí phách, khinh bỉ những kẻ
ở chốn nhơ bẩn.

Say mê và trân trọng chữ Huấn Cao, muốn xin chữ Huấn Cao.
Trên bình diện NT
Tri âm, tri kỉ

Tình huống truyện độc đáo, làm nổi bật tính cách của hai nhân vật, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.















2. Nhân vật Huấn Cao
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực thư pháp
Thể hiện qua lời nói, thái độ trầm trồ, ngưỡng mộ của thầy trò viên quản ngục: “Hay là … đó không?”, “ thế ra …tài cả”.
Thể hiện qua sự khát khao của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao …vuông lắm” “Có được … trên đời”
Thể hiện trực tiếp qua lời Huấn Cao: “ Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh… ta thôi ”.

Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, tác giả thể hiện quan niệm tư tưởng và nghệ thuật của mình: Kính trọng, ngưỡng mộ bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.















b. Huấn Cao là một trang anh hùng, có khí phách hiên ngang, bất khuất.
Coi thường cái chết, bình tĩnh, ung dung sống nốt những ngày cuối của cuộc đời oanh liệt, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí.
Thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục và khinh bạc, mắng đuổi quản ngục
Không vì quyền lực, tiền bạc mà ép mình cho chữ, viết chữ. Cả đời, ông chỉ viết cho ba người bạn thân.
Đây là khí phách của một nhà nho tiết tháo “ uy vũ bất năng khuất”















c. Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp.
Khi chưa hiểu tấm lòng viên quản ngục. Huấn Cao tỏ thái độ khinh bỉ xem thường
Khi nhận rõ tấm lòng và sở thích của viên quản ngục. Huấn Cao sẵn lòng cho chữ, và cho rằng “Thiếu chút nữa, .. thiên hạ”

Theo quan niệm của Nguyễn Tuân cái tài hoa phải đi đôi với cái tâm trong sáng, cái đẹp và cái thiện không tách rời nhau. Đây là quan điểm nghệ thuật tiến bộ.















3. Nhân vật viên quản ngục
Không phải là người sáng tạo ra cái đẹp nhưng là người say mê và quí trọng cái tài, cái đẹp.
Khi nhận tử tù Huấn Cao: tâm trạng ngục quan mừng lo lẫn lộn:
Quý trọng người ngay, cảm phục tài năng và nhân cách của Huấn Cao. Kính trọng, đối xử rất tốt với Huấn Cao
Mừng: Có dịp tiếp cận với người nổi tiếng viết chữ đẹp, có dịp để xin chữ.
Lo: Vì sợ không xin được chữ, muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng sợ bị tố giác, lo vì Huấn Cao sắp bị án chém .
Quản ngục là người có nhân cách, có thiên lương, thật lòng yêu cái đẹp, cái tài hoa nhưng lại chọn nhằm nghề.















4. Cảnh cho chữ
Thời gian: đêm khuya, trước ngày Huấn Cao bị án chém.
Không gian: nhà tù chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, bẩn thỉu.

Hoàn cảnh của người cho chữ: cổ đeo gông,chân vướng xiềng.

Phong thái của người cho chữ:
ung dung, đường bệ.
Thái độ của người nhận chữ: khúm núm, run sợ, thành kính, lĩnh nhận.

Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:
Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong nhà ngục bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp.

Người cho chữ cổ mang gông, chân vướng xiềng, với một hình ảnh uy nghi đối lập với hình ảnh khúm núm của quản ngục và co ro của thầy thơ lại.
Trật tự nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân.

Ý nghĩa: Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, cái thiện đối với cái ác  tôn vinh cái đẹp, cái thiện.
TRANH MINH HỌA CẢNH CHO CHỮ















5. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tả cảnh, tả người, đối lập giữa:
+ Ánh sáng - bóng tối
+ Cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn của nhà giam - Cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp.
+ Kẻ tử tù - viên quan coi ngục
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Ngôn ngữ nhiều góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ xưa vừa hiện đại.
- Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh.















III. Ý NGHĨA VĂN BẢN
Qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin và khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng. Dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khát khao hướng tới Chân- thiện- Mĩ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm.
Xin cảm ơn và kính chào quý thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Nhật Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)