Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam

Chia sẻ bởi vũ đình huy | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I.CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học dân gian :
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng -> đặc trưng tiêu biểu : tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Thể loại : 12.
I.CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
2. Văn học viết :
Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết -> mang dấu ấn của tác giả.
Chữ viết :
- Chữ Hán.
- Chữ Nôm.
- Chữ Quốc ngữ.
b. Hệ thống thể loại :
- Từ TK X -> hết TK XIX : Chữ Hán ( văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu ), Chữ Nôm ( chủ yếu là thơ ).
- Từ đầu TK XX đến nay : tự sự, trữ tình, kịch.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM.

1. Văn học trung đại (TK X -> hết TK XIX ) :
- Viết bằng chữ Hán, Nôm.
- Nội dung : lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hoá.
- Tác giả:….
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM.
2. Văn học hiện đại ( từ đầu TK XX đến hết TK XX ) :
- Viết bằng chữ quốc ngữ.
- Nội dung : phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người VN với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.
- VHHĐ một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp nhận ảnh hưởng của những nền văn học khác trên thế giới để hiện đại hoá, đổi mới:
+ Về tác giả : xuất hiện đội ngũ tác giả chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học : năng động, sôi nổi.
+ Thể loại : xuất hiện nhiều thể loại.
+ NT : hệ thống thi pháp mới dần thay thế hệ thống thi pháp cũ.
III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC.

III/ CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC.

1/ Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên :
Sống giữa thiên nhiên, con người nhận thức, tìm hiểu, lí giải, bày tỏ tình cảm, thái độ…  Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
2/ Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc :
- Sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.
- Do vị trí địa lí đặc biệt mà nước ta đã phải nhiều lần đấu tranh với ngoại xâm để giữ vững nền độc lập, tự chủ -> hình thành dòng văn học yêu nước :

+ Trong VHDG : tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược
+ Trong văn học viết : ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống, văn hiến lâu đời…


3/ Con người VN trong quan hệ xã hội :
- Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của VHVN.
Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

4/ Con người VN và ý thức về bản thân :
- Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
IV/ TỔNG KẾT :
Ghi nhớ : SGK / tr 13

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ đình huy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)