Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam

Chia sẻ bởi A Hieng | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Tổng quan văn học Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 1 + 2:
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
VHVN là sáng tác ngôn từ của người việt Nam từ xưa đến nay, có hai bộ phận chủ yếu hợp thành là văn học dân gian và văn học viết.
1. Văn học dân gian:

* VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Tri thức đôi khi cũng có sáng tác nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của vhdg và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
Vd: “trong đầm gì đẹp bằng sen” của một nhà nho nào đó, hay “ Tháp Mười đẹp nhất bông sen” của Bảo Định Giang…
Các thể loại chủ yếu:

Thần thoại
Sử thi (Dam San, Đẻ đất đẻ nước,…)
Truyền thuyết (con rồng cháu tiên, Thanh Gióng,…)
Cổ tích (Tấm Cám, Sọ Dừa,…)
Ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi,…)
Truyện cười (Lợn cưới áo mới, đến chết vẫn hà tiện,…)
Các thể loại chủ yếu:

Câu đố
Ca dao
Tục ngữ

Truyện thơ
Chèo
- Những đặc trưng chủ yếu:
+ Tính truyền miệng: sáng tác và lưu truyền.
+ tính tập thể: cũng là sáng tác và truyền miệng nhưng nó mang tính thực hành được thể hiện trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết:
- Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết; là sáng tạo của cá nhân mang dấu ấn của tác giả.
- Hình thức văn tự: được ghi lại bằng ba loại chữ:
+ Hán (cách đọc Hán Việt). Ví dụ: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,…
+ Nôm. Ví dụ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du,…
+ Quốc Ngữ. Ví dụ: “Bến quê”
+ Từ thế kỉ XX trở về sau chủ yếu viết bằng chữ Quốc Ngữ.
- Hệ thống thể loại phát triển theo từng thời kỳ:
+ Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
Chữ Hán:
Văn xuôi: truyện, ký, tiểu thuyết chương hồi.
Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật.
Văn biền ngẫu: phú, cáo, văn tế
Chữ Nôm:
Thơ Nôm Đường luật
Truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
+ Văn học từ thế kỷ XX đến nay:
Các loại hình tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, tuỳ bút, phóng sự.
Các loại hình trữ tình: thơ trữ tình và trường ca.
Kịch: kịch nói, kịch thơ.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
- Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá của đất nước.
- Văn học viết Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X, khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập từ tay các thế lực Phương Bắc.
Ba thời kỳ và
Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Văn học sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Hai thời đại:
- Văn học trung đại.
- Văn học hiện đại
1. Văn học trung đại:(từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX)
- Đây là nền văn học được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá của vùng Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
- Chính thức ra đời từ thế kỷ X
- Chữ viết đóng vai trò chủ đạo: Hán và Nôm.
- Văn học thời kỳ này ảnh hưởng Phật giáo, Nho giáo, Lão Trang. Vì vậy những quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết này (nho giáo ràng buộc con người trong mối quan hệ tam cương, ngũ thường; tam tòng tứ đức...)

- Từ thế kỷ thứ XV, sự xuất hiện của chữ Nôm gắn liền với sự trưởng thành những nét truyền thống lớn của văn học trung đại, đánh dấu ý thức tự cường của dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo.
- Những tác phẩm, tác giả tiêu biểu:
+ Chữ Hán:
- Văn xuôi: Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông); Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ); Thượng kinh ký sự (Hải thượng Lãn Ông); Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia Văn phái)...
- Thơ: Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi); Bạch Vân thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm); Bắc hành tạp Lục (Nguyễn Du)...

+ Chữ Nôm: chủ yếu là thơ:
Quốc Âm thi tập (Nguyễn Trãi); Bạch Vân Quốc ngữ thi (Nguyễn Bỉnh Khiêm); Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông); Truyện Kiều (Nguyễn Du). Bên cạnh đó xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát...
2.Văn học hiện đại: (từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX)
Văn học thời kỳ này được phát triển trong thời đại văn học Việt Nam bước vào quỹ đạo của văn hoá hiện đại. Mặc khác, những luồng tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm, cách nói của người Việt Nam khi tiếp xúc với nền văn hoá Phương Tây
Một số đặc điểm đổi mới của văn học hiện đại so với văn học trung đại:
+ Chữ viết: chủ yếu là chữ quốc ngữ
+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn...
+ Đời sống văn học: nhờ báo chí và kỹ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn; mối quan hệ giữa tác giả và độc giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi năng động hơn.
+ Thể loại: Xuất hiện thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói, xuất hiện nhiều tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...; Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…

+Thi pháp: đổi mới hoàn toàn từ lối viết ước lệ tượng trưng, sùng cổ, phi ngã chuyển sang lối viết hiện thực, đề cao sáng tạo, đề cao cái “tôi” , sự xuất hiện hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát đã phá vỡ tính quy phạm của văn học Trung đại.

Từ sau 1975 - đặc biệt với công cuộc đổi mới từ 1986 - văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới:
- Các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những vấn đề mới mẻ trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế.
- Nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Hai mảng đề tài chủ đạo văn học thời kỳ này:
+ Văn học yêu nước: Gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc là hiện thực lịch sử đem đến những đề tài, cảm hứng mới
+ Lịch sử và cuộc sống con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Nền văn học Việt Nam đạt đươc những thành tựu lớn về nội dung và nghệ thuật. Nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh

III. Con người Việt Nam trong văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Nhận thức cải tạo, chỉnh phục giới tự nhiên (thần thoại, truyền thuyết,..)
- Thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ của con người (cây đa, bến nước, vầng trăng, cánh đồng,…)
- Thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của nhà Nho (tung, cúc, trúc, mai,…)
-> Thiên nhiên là một nội dung quan trọng.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ Quốc gia, dân tộc:
- Sớm ý thức xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ.
- Do điều kiện địa lí đặc biệt nên đất nước ta đã phải nhiều lần đấu tranh với giặc ngoại xâm để giành và giữ lấy quê hương đất nước.
-> Bởi vậy nên một dòng văn học yêu nước nổi bật và xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
- Trong văn học dân gian: Tình yêu làng xóm quê hương, căm ghét mọi thế lực xâm lược.
- Trong văn học viết: Ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời,…
- Tinh thần xả thân vì độc lập – tự do của Tổ quốc.
- Tinh thần tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc của văn học cách mạng Việt Nam thế kỉ XX.
-> Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu, giá trị quan trọng cuả văn học Việt Nam.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự thông cảm với những người bị áp bức.
- Mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
- Nhận thức, phê phán cải tạo xã hội.
- Chủ nghĩa nhân đạo – cảm hứng xã hội là tiền đề hình thành chủ nghĩa hiện thực.
- phản ánh công cuộc xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới sau 1945 và 1975.
=> Tìm dẫn chứng minh họa trong chương trình THCS.
4. Con người Việt Nam và ý thức bản thân:
( GV chỉ giải thích)
IV. Tổng kết:
Sơ đồ hệ thống hóa:
VĂN HỌC VIỆT NAM
Hai bộ phận hợp thành:

VHDG VH viết (X – nay)
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: A Hieng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)