Tuần 1. Sự tích hồ Ba Bể
Chia sẻ bởi Thư viện tham khảo |
Ngày 14/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Sự tích hồ Ba Bể thuộc Kể chuyện 4
Nội dung tài liệu:
Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Yêu cầu:
Học sinh đọc yêu cầu: 1. Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo kể . 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? 2. Hồ Ba Bể:
Hồ Ba Bể Ba bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN. 3. Hình ảnh Hồ Ba Bể:
II. KỂ CHUYỆN
1. Tranh 1:
Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ? * Kể chuyện:
Ngày xưa, có lần xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc. Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng : “Đói lắm các ông, các bà ơi !” Rồi giơ rá ra bốn phía, cầu xin. 2. Tranh 2:
Ai cho bà cụ ăn và nghỉ? * Kể chuyện:
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bị đuổi ra. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con bà nông dân vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà cụ ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà nông dân rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho số phận. Hình ảnh con Giao Long:
* Kể chuyện:
Nhưng sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thấy giao long đâu. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói : “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn.” Người mẹ vốn là một bà goá nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: “ Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm ?” Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo : “ Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện”. Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng quơ. Hình ảnh minh họa:
3. Tranh 3:
Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội? * Kể chuyện:
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung lở dần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước. 4. Tranh 4:
Hồ Ba Bể hình thành như thế nào? * Kể chuyện:
Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn. Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Goá. Học sinh kể theo nhóm, nhóm thi kể, kể cá nhân. Hình ảnh minh họa:
5. Xem clip: Sự tích hồ Ba Bể:
III. ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT
1. Đánh giá:
- Nội dung. - Cách kể. - Khả năng hiểu truyện. Đánh giá 2. Ý nghĩa:
Ý nghĩa Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? III. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn về nhà:
- Tập xem tranh và kể lại câu chuyện - Nêu lên ý nghĩa của truyện - Chuẩn bị bài sau: Đã nghe đã đọc (Bài thơ Nàng tiên Ốc) 2. Chào tạm biệt:
Trang bìa
Trang bìa:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Yêu cầu:
Học sinh đọc yêu cầu: 1. Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo kể . 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? 2. Hồ Ba Bể:
Hồ Ba Bể Ba bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN. 3. Hình ảnh Hồ Ba Bể:
II. KỂ CHUYỆN
1. Tranh 1:
Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ? * Kể chuyện:
Ngày xưa, có lần xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc. Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng : “Đói lắm các ông, các bà ơi !” Rồi giơ rá ra bốn phía, cầu xin.
*Cầu phúc: cầu xin được điều tốt lành cho mình.
Ai cho bà cụ ăn và nghỉ? * Kể chuyện:
Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bị đuổi ra. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con bà nông dân vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà cụ ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà nông dân rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho số phận.
*Giao long: loài rắn to còn gọi là thuồng luồng.
* Kể chuyện:
Nhưng sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thấy giao long đâu. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói : “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn.” Người mẹ vốn là một bà goá nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: “ Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm ?” Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo : “ Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện”. Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng quơ.
*Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết.
*Bâng quơ: không tin tưởng.
3. Tranh 3:
Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội? * Kể chuyện:
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung lở dần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước. 4. Tranh 4:
Hồ Ba Bể hình thành như thế nào? * Kể chuyện:
Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn. Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Goá. Học sinh kể theo nhóm, nhóm thi kể, kể cá nhân. Hình ảnh minh họa:
5. Xem clip: Sự tích hồ Ba Bể:
III. ĐÁNH GIÁ - NHẬN XÉT
1. Đánh giá:
- Nội dung. - Cách kể. - Khả năng hiểu truyện. Đánh giá 2. Ý nghĩa:
Ý nghĩa Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì? III. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn về nhà:
- Tập xem tranh và kể lại câu chuyện - Nêu lên ý nghĩa của truyện - Chuẩn bị bài sau: Đã nghe đã đọc (Bài thơ Nàng tiên Ốc) 2. Chào tạm biệt:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thư viện tham khảo
Dung lượng: 13,20MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)