Tuần 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Chia sẻ bởi Đào Minh Trung |
Ngày 09/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Làm văn tiết:
Nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Dề bài: Anh (chị) hãy tr? lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố H?u:
"Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn"
(Một khúc ca)
a. Tỡm hi?u d?.
Ho?t d?ng nhúm
Nhóm 1,2
Câu tho c?a Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
Nhóm 3,4
Với học sinh, thanh niên ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luỵên những phẩm chất nào?
Nhóm 5,6
Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
Nhóm 7,8
Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học không? Vì sao?
* Vấn đề nghị luận:
"Lối sống đẹp"
* Sống đẹp:
Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân.
- Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.
- Có hành động đúng đắn.
* Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất:
Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng những hoài bão, những ước mơ.
Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, bao dung, độ lượng, có tình thương yêu con người.
* Các thao tác lập luận cần sử dụng:
Giải thích.
Phân tích.
Chứng minh.
Bình luận.
* Cần sử dụng các tư liệu trong lĩnh vực đời sống thực tế và trong văn học.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận.
Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề đó.
Có thể giới thiệu vấn đề theo nhiều cách:
quy nạp, diễn dịch, phản đề.
* Thân bài.
Giải thích thế nào là "sống đẹp"
Phân tích những khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp và giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
Dẫn chứng: "Từ ấy"(Tố Hữu), "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"hay "Sống là cho chết cũng là cho"(Tố Hữu), những tấm gương hi sinh cao cả vì lí tưởng: Phan văn Giót. Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp: thường xuyên tu dưỡng tư tưởng đạo đức, lối sống phù hợp với thời đại và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống: lối sống vị kỉ, buông thả, có những suy nghĩ và hành động trái với những chuẩn mực đạo đức.
* Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp.
- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
a.Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b. Các bước tiến hành ở phần thân bài :
a.
+ Giải thích khái niệm của đề bài.
+ Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai có liên quan đến vấn đề bàn luận .
+ Nêu ý nghĩa bài học.
+ Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp
3. Ghi nhớ : SGK trang 21
4. Luyện tập:
Hoạt động nhóm
+ Nhóm 1,2: Bài tập 1
+ Nhóm 3,4: Bài tập 2
4.1 Bài tập 1:
Vấn đề mà Nê - Ru đặt ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người.
Ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người.
Tác giả sử dụng các thao tác lập luận : giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
+Đoạn từ đầu đến " hạn chế về trí tuệ văn hoá" giải thích + khẳng định vấn đề( chứng minh).
+Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, bình luận.
+Cách diễn đạt rõ ràng văn giàu hình ảnh.
4.2: Bài tập 2:
Lí tưởng là gì? Tại sao nói lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống. Lí tưởng sống có thể làm hại cuộc đời con người và nhiều người. Không có lí tưởng thì không có cuộc sống.
Lí tưởng tốt đẹp thực sự có vai trò chỉ đường là gì?Đó là lí tưởng vì dân, vì nước,vì gia đình và hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường vì chính sự nghiệp mà mỗi người theo đuổi: khoa học, giáo dục, an ninh, doanh nghiệp.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
- Bình luận câu tục ngữ " Thương người như thể thương thân"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)