Tuần 1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Hang Nga | Ngày 09/05/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Văn học Việt Nam từ cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX
Phần một: văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
I- Những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
- Đường lối lãnh đạo của Đảng và sư đóng góp sáng tạo của các nhà văn cho nền văn học cách mạng.
- Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh của nhiều tác phẩm văn học
- Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
Hãy trình bày nhưng thành tựu của văn học Việt nam qua các thời kỳ phát triển của giai đoạn này?
II- Những thành tựu của văn học qua từng giai đoạn phát triển
1- Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954)
Về truyện và ký:
- Thành công tiêu biểu là nhưng sáng tác của Trần Đăng "một cuộc chuẩn bị"; "một lần tới thủ đô" và của Nam Cao "đôi mắt"; "nhật ký ở rừng"
- Tiếp theo là những tác phẩm có dung lượng lớn, phạm vi phản ánh được mở rộng, phong phú hơn cả về đề tài và thể loại như: " vùng mỏ" ( Võ Huy Tâm) "xung kích" (Nguyễn Đình Thi); "ký sự Cao Lạng" (Nguyễn Huy Tưởng) đã được tặng giải thưởng của hội Văn Nghệ Việt Nam 1951-1952
- "Vùng mỏ" khai thác một đề tài mới mẻ về phong trào đấu tranh của công nhân vùng tạm chiếm. Mộc mạc, chân chất là những đặc điểm dễ thấy của tác phẩm.
.


- "Xung kích" gắn với chiến dịch trung du, với sức mạnh của quân chủ lực tràn về nhổ đồn bốt của địch trong vòng vây của kẻ thù.
- " Ký sự Cao Lạng" là một thiên ký sự dài hơI về một chiến dịch. Tác phẩm viết sinh động và sự việc diễn biến như một cuốn phim sinh động.
- " Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài được giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. tập truyện này nhất là truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ" đã phản ánh độ chín về nghệ thuật của Tô Hoài khi phản ánh về sự đổi thay của một vùng đất và số phận các nhân vật. Tác giả đã rất chú ý để giữ bản sắc dân tộc của câu chuyện.
- " Con trâu" của Nguyễn Văn Bổng cũng có một vị trí riêng. Nhưng gian truân vất vả của người nông dân vùng địch hậu được miêu tả trong tác phẩm rất có ý nghĩa, tạo được không khí riêng chân thực

- Nhược điểm dễ thấy là truyện, kí giai đoạn kháng chiến chống thực dân pháp còn chưa đI sâu vào phản ánh những gương mặt khác nhau trong cuộc sống, ít miêu tả sâu trạng thái tâm lý nhân vật. Nhân vật "đám đông" nổi trội lên, vai trò của cá thể còn bị giới hạn như trong Vùng mỏ, Xung kích
Về thơ: có nhiều thành tựu đáng kể, tập trung khắc hoạ nhân dân trong cuộc kháng chiến, tình yêu quê hương đất nước, xuất hiện nhiều bài thơ có sức sống lâu bền như:
" cảnh khuya"( Hồ Chí Minh)
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bài " cảnh rừng Việt Bắc" (Hồ Chí Minh)
" Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay"
Bài " rằm tháng giêng" (Hồ Chí Minh); " tây tiến" (Quang Dũng); " bên kia Sông Đuống" (Hoàng Cầm); " Đất nước" (Nguyễn Đình Thi); và đặc biệt là tập thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) đã được đông đảo bạn đọc đánh giá cao.
- Thơ ca kháng chiến chống Pháp giàu lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc. Hình ảnh nhân dân kháng chiến được miêu tả đậm nét và gợi cảm từ anh vệ quốc quân, người mẹ kháng chiến, chị phụ nữ đến em nhỏ liên lạc. Về nghệ thuật, thơ hướng về dân tộc, khai thác nhiều thể thơ quen thuộc của dân tộc như lục bát, song thất lục bát.

Nghệ thuật sân khấu cũng xuất hiện nhiều hình thức hoạt động mới. Các vở kịch nhỏ phản ánh sinh hoạt và những tấm gươngtrong kháng chiến đến với các làng quê, xưởng máy, đơn vị quân đội . tạo được không khí vui tươi, lành mạnh trong đời sống tinh thần . Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Văn Xe.đều là những tác giả có đóng góp cho kịch kháng chiến.
Theo em ở giai đoạn đầu xây dựng hoà binh, chủ nghĩa xã hội (1955- 1964) văn học đặc biệt là thể loại văn xuôi đã chú trọng khai thác những mảng đề tài nào?

2-Giai đoạn xây dựng hoà bình, chủ nghĩa xã hội (1954-1964)
Văn xuôi giai đoạn này mở rộng đề tài trên nhiều phạm vi cuộc sống:
- Viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành công đáng kể nhất là " đất nước đứng lên"( Nguyên Ngọc) được tặng giải nhất về truyện và ký của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955 , "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng vơi chất hiện thực rất đặc biệt của cuộc chiến đấu và cảm hứng anh hùng ca chi phối đã tạo nên vị trí và tầm vóc riêng của tác phẩm. "Cao điểm cuối cùng" của Hữu Mai và " trước giờ nổ súng" của Lê Khâm đều là những trang viết có giá trị.
- Tái hiện mảng đời sống trước cách mạng với cách nhìn khả năng phân tích và sức khái quát mới có tiểu thuyết " tranh tối tranh sáng" (Nguyễn Công Hoan), " mười năm"(Tô Hoài), " cửa biển" (Nguyên Hồng), "vỡ bờ" (Nguyễn Đình Thi).
- Đề tài hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá XHCN cũng trở nên hấp dẫn với nhiều cây bút. tính chất mới mẻ trong hình thức sản xuất tập thể và những khó khăn thực sự cua công việc là một thử thách lớn với năng lực người viết. Đào Vũ, Vũ Thị Thường, Chu Văn, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên.là những người có công khai thác miền đất này.
- Về đề tài Miền Nam, các nhà văn Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng đều có những tác phẩm hấp dẫn viết về quê hương, con người , cảnh vật Miền Nam trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm "một chuyện chép ở bệnh viện" của Bùi Đức Ai, đặc biệt hình ảnh của người phụ nữ miền Nam dũng cảm vượt lên những thử thách trong chiến đấu được người đọc hoan nghênh.
Em hãy cho biết cảm hứng chủ đạo của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1954- 1964
Thơ được mùa lớn. Thơ viết về đất nước mở ra nhiều hướng khai thác và sáng tạo mới mẻ:
- Nhiều cây bút thể hiện những cảm hứng đẹp đẽ về CNXH. Tin cậy, mơ ước, chan hoà với cuộc sống mới: Huy Cận về vùng mỏ trong 4 thángmà đã có những tập thơ: "trời mỗi ngày lại sáng", " đất nở hoa", " bài thơ cuộc đời". Tố Hữu viết " gió lộng" với cảm hứng " gió lộng đường khơi rộng đất trời". Chế Lan Viên viết " ánh sáng và phù sa" với ý tưởng : ánh sáng của lý tưởng là phù sa bồi đắp cuộc đời. Xuân Diệu với "riêng chung"; Nguyễn Đình Thi với " bài thơ Hắc Hải"; Hoàng Trung Thông với "những cánh buồm". Đó là những tác phẩm nằm trong mạch ca ngợi đất nước giàu đẹp sau những năm tháng chiến tranh vất vả , gian nan.
- Cảm nhận sâu sắc nỗi đau của miền Nam đang trong máu lửa, nhớ thương quê Nam vời vợi xa cách, Tế Hanh có các tập thơ "Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương". Từ trong lòng miền Nam Thanh HảI, Giang Nam đã có những bài thơ hay như " Mồ anh hoa nở", " Quê hương". Các nhà thơ Tố Hữu , huy Cận, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu đều có những sáng tác về tình cảnh đất nước bị chia cắt. tuy nhiên chỉ vài năm sau khi miền Nam bước vào thời kỳ đồng khởi thì cảm hứng thơ chuyển dần từ tiếng nói nhớ thương sang tình cảm cổ vũ, động viên phong trào đấu tranh ở quê nhà.
Kịch ở giai đoạn này cũng có những bước phát triển đáng kể: Sự tập trung của đông đảo đạo diễn, diễn viên, tác giả sân khấu và công chúng thành thị góp phần thúc đẩy sự phát triển của kịch. Các vở: "Một Đảng viên" (Học Phi); "Quẫn" (Lộng Chương); "Chị Nhàn" ( Đào Hồng Cẩm) là nhữg vở kịch quen thuộc với khán giả. Kịch nước ngoài được trình diễn với nhiều vở được dàn dựng công phu.
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965- 1975) văn học đã có những đổi mới như thế nào so với các giai đoạn trước?( Đặc biệt là thơ ca)?

3- Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975)
Văn xuôi cách mạng miền Nam nở rộ với nhiều tác phẩm có giá trị như:
- "Sống như anh" (Trần Đình Vân), " người mẹ cầm súng" ( Nguyễn Thi), "Những bức thư Cà mau " ( Anh Đức), " Về làng" (Phan Tứ).phản ánh khá kịp thời tinh thần bám đất, chống âm mưu lập ấp chiến lược của Mỹ Nguỵ.
- Ba tiểu thuyết về phong trào đồng khởi, và chống "chiến tranh đặc biệt" đã gây ấn tượng mạnh mẽ: "Hòn đất" (Anh Đức), " Rừng U Minh" (Trần Hiếu Minh), " Gia đình má Bảy" ( Phan Tứ).
- Khi Đế quốc Mỹ đổ quân vào miên Nam chuyển sang thời kỳ chiến tranh cục bộ" thì văn xuôi lai xuất hiện các tác phẩm mới: " Mẫn và tôi" (Phan Tứ), "Đất Quảng" ( Nguyễn Trung Thành)
*Văn học cách mạng miền Nam giàu chất lý tưởng và rất phong phú về chất liệu hiện thực. Nhiều tác phẩm có giá trị bền vững với thời gian.
Em có nhận xét gì về văn xuôi Miền Bắc trong thời kỳ chông Mỹ?
Văn xuôi miền Bắc: truyện và ký phát triển. Một số tiểu thuyết dung lượng vừa phảI xuất hiện như " Vào lửa" (1967), " Mặt trận trên cao" (1968) của Nguyễn Đình Thi. " Cửa sông", "Dấu chân người lính" của Nguyễn Minh Châu, " Vùng trời" của Hữu Mai, "Chiến sĩ" của Nguyễn Khải.giới thiệu những hình ảnh đẹp về những người lính thuộc các đơn vị không quân, bộ binh. trong cuộc chiến đấu chông Mỹ xâm lược. Tuy chưa phản ánh được đậm nét cái quyết liệt của cuộc chiến tranh nhưng các tác giả đã đưa trang sách về gần cuộc sống.

Trình bày nhữn hiểu biết của em về thơ ca của thời đại chống Mỹ?
Thơ thời chống Mỹ: được bổ xung đông đảo đội ngũ các tác giả. Bên cạnh những nhà thơ thế hệ trước xuất hiện nhiều cây bút trẻ đầy tài năng và sung sức như: Nguyễn Khoa Điềm với " Đất ngoai ô" và " Mặt đường khát vọng"; Phạm Tiến Duật với " Vầng trăng quầng lửa"; Xuân Quỳnh với " Gió Lào cát trắng"; Nguyễn Duy với " Cát trắng" và rất nhiều các tên tuổi đáng trân trọng khác nữa như: Thu Bồn, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo .
- Thơ chống Mỹ chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Có những vần thơ nâng tầm vóc của dân tộc, tầm vóc của những người chiến sĩ thành những tượng đài còn mãI với thời gian:
" Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
.Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tô quốc bay lên bát ngát mùa xuân" ( Lê Anh Xuân )

- Thơ chống Mỹ cứu nước tập trung vào hình ảnh của đất nước và nhân dân anh hùng. Có một hình tượng Việt Nam rất đẹp, trang trọng được miêu tả trong thơ đó là bà mẹ cần cù, nhẫn nại và giàu lòng vị tha, là bông sen ngát hương, là cây thông bị thương tích nhưng vẫn ca hát giữa trời, là cây tre dẻo dai và toả bóng mát, là dòng sôngtrong xanh, là dũng sĩ giàu chiến công và văn nhân tài hoa.Tất cả đều đúng nhưng chưa đủ để nói lên hình tượng Viêt Nam.
- Thơ chống Mỹ cứu nước phát triển thêm về chất suy tưởng và chính luận. Các nhà thơ suy nghĩ về Tổ quốc và nhân dân trong quá khứ và hiện tại, về bản sắc Việt Nam. Yếu tố chính luận được vận dụng có hiệu quả để đối thoại và kết tội kẻ thù. Hình tượng người chiến sĩ, người mẹ , người chị được miêu tả đậm nét và gợi cảm.
kịch chống Mỹ cứu nước và văn học ở các đô thị Miền Nam có những đặc điểm gì?
Kịch chống Mỹ cứu nước cũng có nhiều thành tựu. Xung đột của thời đại giữa nhân dân anh hùng và kẻ thù man rợ, giữa cuộc sống riêng của gia đình và hạnh phúc cá nhân với sự hy sinh cho đất nước đã tạo nên nhiều vở kịch có giá trị: những vở kịch ngắn của Nguyễn Vũ, "đại đội trưởng của tôi" của Đào Hồng Cẩm, "Quê hương" của Xuân Trình, "tình yêu của anh" của Tất Đạt.
Văn học đô thị miền Nam mặc dù chịu sự kìm kẹp của Mỹ - Nguỵ vẫn có nhưng tác phẩm nói lên khát vọng tự do của người cầm bút và phê phán mặt trái của xã hội. Truyện ngắn của Lê Vĩnh Hoà, Lý Văn Sâm, Sơn Nam, Vũ Bằng; thơ của Viễn Phương, Trần Quang Long; phê bình của Vũ Hạnh. đều trực tiếp đóng góp vào dòng văn học tiến bộ, đối lập với những khuynh hướng phức tạp và sai lạc của văn học đô thị miền Nam.
Qua ba chặng đừơng phát triển, văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 đã có nhiều thành tựu ở tất cả các thể loại: thơ ca, văn xuôi, phê bình, kịch. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế do sự chi phối của hoàn cảnh chiến tranh liên miên của đất nước. Mặc dù thời kỳ văn học này tuy chưa có những đỉnh cao nhưng cũng có nhiều những tác phẩm thực sự có giá trị và có sức sống lâu bền với thời gian.
Em hãy nêu vắn tắt những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
IV- Một vài đặc điểm chung
1-Lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của giai đoạn văn học này
2- Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc
3- Một nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển của các thể loại và phong cách tác giả.
Tóm lại: Sau năm 1975, lịch sử dân tộc mở ra một trang mới- kỷ nguyên độc lập ,tự do, và thống nhất đất nước. Nền văn học cách mạng bước sang một chặng đường mới. Sức sáng tạo được nhân lên và mở ra nhiều mối quan hệ với thời đại. Đặc biệt Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của văn học trên cơ sở đổi mới đất nước, mang cảm hứng tự do trong sáng tạo chắc chắn sẽ có những tác phẩmgiá trị, xứng đáng với tâm vóc dân tộc và thời đại. Nhưng giá trị và những thành tựu của giai đoạn văn học từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 sẽ mãi mãi được ghi nhận, và đó chính là tiền đề cho sự phát triển của văn học Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và cả tương lai.
Em hãy cho biết vài nét về hoàn cảnh xã hội, lịch sử và văn hoá của nước ta từ 1975 đến hết thế kỷ XX ?
Phần hai: Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
I- Hoµn c¶nh x· héi, lÞch sö vµ v¨n ho¸
30-4-1975 kh¸ng chiÕn chèng Mü th¾ng lîi, ®Êt n­íc hoµn toµn thèng nhÊt, ®éc lËp, tù do.
Tõ 1975 ®Õn 1985 ®Êt n­íc ta l¹i gÆp nh÷ng thö th¸ch khã kh¨n míi, nhÊt lµ khã kh¨n vÒ kinh tÕ chñ yÕu do hËu qu¶ nÆng nÒ cña 30 n¨m chiÕn tranh. T×nh h×nh ®ã ®ßi hái ®Êt n­íc ph¶i ®æi míi- ®ã lµ nhu cÇu bøc thiÕt lµ “ vÊn ®Ò cã ý nghÜa sèng cßn” cña d©n téc.
Tõ 1986 víi c«ng cuéc ®æi míi do §¶ng Céng S¶n ®Ò x­íng vµ l·nh ®¹o kinh tÕ n­íc ta chuyÓn sang nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng, v¨n ho¸ còng cã ®iÒu kiÖn tiÕp xóc víi v¨n ho¸ nhiÒu n­íc kh¸c trªn thÕ giíi. V¨n häc dÞch, b¸o chÝ vµ c¸c ph­¬ng tiÖn truyÒn th«ng kh¸c ph¸t triÓn m¹nh mÏ cã ¶nh h­ëng kh«ng nhá tíi sù ph¸t triÓn cña v¨n häc.
II- Những chuyển biến và thành tựu ban đầu
Từ sau 1975 thơ không tạo được sự hấp dẫn và lôI cuốn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý:
+ Chế Lan Viên từ lâu đã âm thầm đổi mới thơ ca, điều đó thể hiện qua các tập " Di cảo thơ" .
+ Các cây bút thời chống Mỹ vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo.
+ Hiện tượng nở rộ trường ca sau năm 1975 đã tạo được tiếng vang trên thi đàn có thể xem là thành tựu nổi bật của giai đoạn này. Khuynh hướng chung của những bản trường ca này là tổng kết, khái quát về chiến tranh thông qua sự trải nghiệm riêng của mỗi nhà thơ trong suốt những năm trực tiếp cầm súng. đó là trường ca: " Những người đi tới biển" của Thanh Thảo; " Đường tới thành phố" của Hữu Thỉnh; " Trường ca sư đoàn" của Nguyễn Đức Mậu. .
+ Sau hiện tượng nở rộ của trường ca là sự xuất hiện của nhiều tập thơ, nhưng nhìn chung các nhà thơ vẫn viết theo lối tư duy cũ nên không được độc giả chú ý nhiều. Đáng chú ý là" Tự hát" của Xuân Quỳnh; " Người đàn bà ngồi đan" của Y Nhi; " Thư mùa đông" của Hữu Thỉnh; " Anh trăng" của Nguyễn Duy; " Viên xúc sắc mùa thu" của Hoàng Nhuận Cầm... Các cây bút làm thơ sau 1975 xuất hiện nhiều, và đang từng bước khẳng định vị trí của mình như Y Phương với " Tiếng hát tháng giêng"; Nguyễn Quang Thiều với " Sự mất ngủ của lửa" .
Hãy cho biết những khởi sắc của văn xuôi từ 1975 đến hết thế kỷ XX ?
-Sau 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. nhạy cảm với các vấn đề của đời sống, một số cây bút đã có ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh với " Đất trắng"; Thái Bá Lợi với " Hai người trở lại trung đoàn" .
- Từ những năm 80 tình hình văn đàn trở nên sôi nổi hơn với nhưng tiểu thuyết " Đứng trứơc biển" và "Cù lao Tràm" của Nguyễn Mạnh Tuấn , "Cha và con, và.", Gặp gỡ cuối năm" của Nguyễn Khải, "Mưa mùa hạ" và "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng , "Thời xa vắng" của Lê Lựu , những tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" và "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.....

- Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI ,văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Do vấn đề đổi mới tư duy , phương châm nhìn thẳng vào hiện thực được coi trọng nên phóng sự điều tra có điều kiện phát triển mạnh mẽ , lúc đầu thu hút được sự chú ý của người đọc , tiêu biểu là phóng sự của Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các. Văn xuôi thực sự khởi sắc với các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như các tập truyện ngắn " Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp; " Chiếc thuyền ngoài xa", "Cỏ lau" của Nguyễn Minh Châu; tiểu thuyết " Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường, " Bến không chồng" của Dương Hướng, " Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh.
- Ký cũng phát triển mạnh, có nhiều thành tựu mới như bút ký " Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường; hồi ký " Cát bụi chân ai" và " Chiều chiều" của Tô Hoài.
- Kịch nói từ sau 1975 cũng phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm đã gây được tiếng vang là " Hồn Trương Ba da hàng thịt", " Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ; " Mùa hè ở biển" của Xuân Trình.
- Lý luận nghiên cứu phê bình cũng có nhiều đổi mới. Ngoài nhứng cây bút quen thuộc từ trước đã xuất hiện một số cây bút trẻ có triển vọng. Do được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin mới nên nhiều tiêu chí đánh giá Văn học, hệ thống cac khái niệm được vận dụng trong nghiên cứu và phê bình đã được điều chỉnh và bổ sung. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã có ý thức tự giác cao hơn trong việc đổi mới phương pháp tiếp cận đối tượng. Giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản và chức năng thẩm mĩ của văn học được đặc biệt chú ý.
Như vậy từ năm 1975 Văn học đã chuyển sang một giai đoạn mới.
+ Có thể xem từ 1975 đến 1985 là chặng đường văn học chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới
+ Từ năm 1986 trở đi là chặng đường Văn học đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và khá toàn diện.
Nhìn chung, Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú, mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo, đổi mới cách nhìn nhận, tiếp cận con người và hiện thực.
Phần ba: Kết luận
Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đăc biệt ( cuộc chiến tranh giảI phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm) ;chia làm ba chặng (1945-1954, 1955-1964, 1965-1975) mỗi chặng có những thành tựu riêng. Văn học giai đoạn này có ba đặc điểm cơ bản : vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hoá , gắn bó với vận mệnh chung của cả đất nước ; hướng về đại chúng ; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Từ sau năm 1975 , nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ xx,cùng với đất nước , văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới . Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản , nhân văn sâu sắc ; có tính chất hướng nội , quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp , đời thường ; có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.

Hãy trình bày những nhận định khái quát nhất của em về Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hang Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)