Tuần 1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Chia sẻ bởi Ngoc Minh |
Ngày 09/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Nội dung bài học
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
3. Những đặc điểm cơ bản
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
3. Đặc điểm chung nhất
III. Kết luận
BÁC ĐI CÔNG TÁC TRONG CHIẾN KHU ViỆT BẮC
Lửa chiến tranh hủy diệt sự sống
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng, nền VH thống nhất.
Hai cuộc kháng chiến (P-M) kéo dài 30 năm đời sống vật chất và tinh thần toàn dân tộc
Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển; giao lưu văn hóa bị hạn chề
Lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ CM tháng Tám/ 1945 đến 1975 có những sự kiện gì đã trực tiếp tác động đến văn học?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Tìm những nét chính thể hiện
quá trình phát triển và
những thành tựu của VHVN ở các
chặng đường khác nhau:
1945- 1954; 1955- 1964; 1965- 1975;
và những nét chính về
văn học ở vùng địch tạm chiếm.
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954
Chủ đề bao trùm: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM, kêu gọi đoàn kết, cổ vũ Nam tiến.
Cuối 1946, VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng.
Truyện ngắn và ký là thể loại mở đầu cho văn xuôi KC. 1950 xuất hiện những tác phẩm dày dặn.
Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc; viết về tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi KC và con người KC.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
VH tập trung thể hiện hình ảnh con người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và lạc quan tin tưởng.
Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống .
Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nguồn cảm hứng phong phú có nhiều tập thơ xuất sắc.
Kịch nói cũng phát triển, dư luận chú ý.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975
Chủ đề bao trùm:ca ngợi tinh thần YN và CN AHCM.
Văn xuôi ở hai miền tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa khá thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.
Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, có một bước tiến mới: mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận; xuất hiện rất nhiều cây bút trẻ tài năng.
Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1946 đến 1975
Cơ sở xã hội
phong trào đấu tranh của nhân dân theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ
Hai xu hướng VH
Xu hướng VH có lợi cho địch
Xu hướng VH TB,YN và CM
Hình thức thể loại
Nội dung tư tưởng
thơ, truyện ngắn, ph sự, bút ký
Phủ nhận chế độ bất công và tàn bạo
Lên án bọn cướp nước và bán nước
Thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức DT
3. Những đặc điểm cơ bản
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
Nhóm 1
a.Vì sao nói: văn học VN từ 1945- 1975 chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước?
Nhóm 2
b. Thế nào là một nền văn học hướng về đại chúng? Biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Nhóm 3
c. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là gì?Vì sao VH giai đoạn này có KHST và CHLM? Tác dụng?
3. Những đặc điểm cơ bản
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp CM.
Ý thức, trách nghiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao: gắn bó với dân tộc, nhân dân và đất nước; dùng ngòi bút để phục vụ, cổ vũ cho KC.
Hiện thực đời sống CM và KC đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, đề tài bao quát toàn bộ nền VHVN:
+ Tổ quốc
+ Chủ nghĩa xã hội
3. Những đặc điểm cơ bản
b. Nền văn học hướng về đại chúng
Về nguồn cảm hứng: CM và KC đã làm thay đổi hẳn cách nhìn nhân dân của nhiều nhà văn
Về nội dung thể hiện: có tính nhân dân sâu sắc và tinh thần nhân đạo mới
Về hình thức nghệ thuật: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ bình dị, trong sáng…
3. Những đặc điểm cơ bản
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Nguyên nhân: hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu.
Khuynh hướng
sử thi:
Vấn đề: có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
Nhân vật chính: con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí của dân tộc; tiêu biều cho lý tưởng của cộng đồng; được khám phá ở bổn phận, trách ngiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
Lời văn: ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng
3. Những đặc điểm cơ bản
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lý tưởng.
CHLM/VH 45-75 chủ yếu khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
CHLM đã nâng đỡ con người VN lạc quan có thể vượt lên mọi thử thách và đã trở thành cảm hứng chủ đạo nhiều thể loại văn học,.
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
Hãy nêu ngắn gọn
hoàn cảnh lịch sử, xã hội
và văn hóa từ sau 1975
đến hết XX?
Chiến thắng 30/4/1975 mở ra một thời kỳ mới: độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới từ 1975 đến 1985.
Từ 1986, với công cuộc đổi mới, VH cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn. người đọc và phù hợp với quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Nhóm 4
Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX
a. Từ sau 1975 đến 1985
2. Những chuyển biến và thành tựu ban đầu
Nhìn chung VH ở chặng đường chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới.
Thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn nhưng vẫn có ít nhiều tác phẩm tạo được sự chú ý của người đọc.
Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ: nhạy cảm với những vấn đề trong đời sống, có ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống .
b. Từ 1986 đến hết thế kỷ XX
2. Những chuyển biến và thành tựu ban đầu
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Biểu hiện:
+ Quan điểm đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực được coi trọng đã thúc đẩy VH chuyển hướng.
+ Phóng sự điều tra có điều kiện phát triển mạnh mẽ, thu hút người đọc.
+ Văn xuôi khởi sắc với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
+ Kịch nói phát triển khá mạnh mẽ, có tiếng vang lớn.
+ Lý luận, nghiên cứu, phê bình VH cũng có sự đổi mới
3. Đặc điểm chung nhất
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
-VH vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
- VH phát triển đa dạng hơn về đề tài; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
- VH khám phá con người trong những MQH đa dạng và phức tạp; thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống (tâm linh); đậm chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
III. Kết luận
Đọc thầm phần kết luận (SGK)
và chọn nội dung chính cần lưu ý.
Kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc:
Chuyển mình và vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo với những tìm tòi, thể nghiệm mới đầy hứa hẹn.
Với sự giao lưu văn hóa mở rộng, với truyền thống văn học vốn có hàng nghìn năm, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VN 1945 – 1975?
2. TRÌNH BÀY ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VN 1975 – HẾT TK XX. THEO EM, VHVN SAU 1975 ĐỔI MỚI Ở NHỮNG ĐiỂM ĐÁNG CHÚ Ý NÀO?
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM- 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Nội dung bài học
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
3. Những đặc điểm cơ bản
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
3. Đặc điểm chung nhất
III. Kết luận
BÁC ĐI CÔNG TÁC TRONG CHIẾN KHU ViỆT BẮC
Lửa chiến tranh hủy diệt sự sống
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo của Đảng, nền VH thống nhất.
Hai cuộc kháng chiến (P-M) kéo dài 30 năm đời sống vật chất và tinh thần toàn dân tộc
Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển; giao lưu văn hóa bị hạn chề
Lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ CM tháng Tám/ 1945 đến 1975 có những sự kiện gì đã trực tiếp tác động đến văn học?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Tìm những nét chính thể hiện
quá trình phát triển và
những thành tựu của VHVN ở các
chặng đường khác nhau:
1945- 1954; 1955- 1964; 1965- 1975;
và những nét chính về
văn học ở vùng địch tạm chiếm.
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954
Chủ đề bao trùm: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM, kêu gọi đoàn kết, cổ vũ Nam tiến.
Cuối 1946, VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng.
Truyện ngắn và ký là thể loại mở đầu cho văn xuôi KC. 1950 xuất hiện những tác phẩm dày dặn.
Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc; viết về tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi KC và con người KC.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
VH tập trung thể hiện hình ảnh con người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và lạc quan tin tưởng.
Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống .
Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nguồn cảm hứng phong phú có nhiều tập thơ xuất sắc.
Kịch nói cũng phát triển, dư luận chú ý.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975
Chủ đề bao trùm:ca ngợi tinh thần YN và CN AHCM.
Văn xuôi ở hai miền tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa khá thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.
Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, có một bước tiến mới: mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận; xuất hiện rất nhiều cây bút trẻ tài năng.
Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1946 đến 1975
Cơ sở xã hội
phong trào đấu tranh của nhân dân theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ
Hai xu hướng VH
Xu hướng VH có lợi cho địch
Xu hướng VH TB,YN và CM
Hình thức thể loại
Nội dung tư tưởng
thơ, truyện ngắn, ph sự, bút ký
Phủ nhận chế độ bất công và tàn bạo
Lên án bọn cướp nước và bán nước
Thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức DT
3. Những đặc điểm cơ bản
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
Nhóm 1
a.Vì sao nói: văn học VN từ 1945- 1975 chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước?
Nhóm 2
b. Thế nào là một nền văn học hướng về đại chúng? Biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?
Nhóm 3
c. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là gì?Vì sao VH giai đoạn này có KHST và CHLM? Tác dụng?
3. Những đặc điểm cơ bản
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp CM.
Ý thức, trách nghiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao: gắn bó với dân tộc, nhân dân và đất nước; dùng ngòi bút để phục vụ, cổ vũ cho KC.
Hiện thực đời sống CM và KC đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, đề tài bao quát toàn bộ nền VHVN:
+ Tổ quốc
+ Chủ nghĩa xã hội
3. Những đặc điểm cơ bản
b. Nền văn học hướng về đại chúng
Về nguồn cảm hứng: CM và KC đã làm thay đổi hẳn cách nhìn nhân dân của nhiều nhà văn
Về nội dung thể hiện: có tính nhân dân sâu sắc và tinh thần nhân đạo mới
Về hình thức nghệ thuật: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ bình dị, trong sáng…
3. Những đặc điểm cơ bản
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Nguyên nhân: hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu.
Khuynh hướng
sử thi:
Vấn đề: có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
Nhân vật chính: con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí của dân tộc; tiêu biều cho lý tưởng của cộng đồng; được khám phá ở bổn phận, trách ngiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
Lời văn: ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng
3. Những đặc điểm cơ bản
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lý tưởng.
CHLM/VH 45-75 chủ yếu khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa AHCM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
CHLM đã nâng đỡ con người VN lạc quan có thể vượt lên mọi thử thách và đã trở thành cảm hứng chủ đạo nhiều thể loại văn học,.
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
Hãy nêu ngắn gọn
hoàn cảnh lịch sử, xã hội
và văn hóa từ sau 1975
đến hết XX?
Chiến thắng 30/4/1975 mở ra một thời kỳ mới: độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới từ 1975 đến 1985.
Từ 1986, với công cuộc đổi mới, VH cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn. người đọc và phù hợp với quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Nhóm 4
Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX
a. Từ sau 1975 đến 1985
2. Những chuyển biến và thành tựu ban đầu
Nhìn chung VH ở chặng đường chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới.
Thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn nhưng vẫn có ít nhiều tác phẩm tạo được sự chú ý của người đọc.
Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ: nhạy cảm với những vấn đề trong đời sống, có ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống .
b. Từ 1986 đến hết thế kỷ XX
2. Những chuyển biến và thành tựu ban đầu
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Biểu hiện:
+ Quan điểm đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực được coi trọng đã thúc đẩy VH chuyển hướng.
+ Phóng sự điều tra có điều kiện phát triển mạnh mẽ, thu hút người đọc.
+ Văn xuôi khởi sắc với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
+ Kịch nói phát triển khá mạnh mẽ, có tiếng vang lớn.
+ Lý luận, nghiên cứu, phê bình VH cũng có sự đổi mới
3. Đặc điểm chung nhất
II. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX
-VH vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
- VH phát triển đa dạng hơn về đề tài; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
- VH khám phá con người trong những MQH đa dạng và phức tạp; thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống (tâm linh); đậm chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
III. Kết luận
Đọc thầm phần kết luận (SGK)
và chọn nội dung chính cần lưu ý.
Kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc:
Chuyển mình và vận động theo hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người, phát huy cá tính sáng tạo với những tìm tòi, thể nghiệm mới đầy hứa hẹn.
Với sự giao lưu văn hóa mở rộng, với truyền thống văn học vốn có hàng nghìn năm, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VN 1945 – 1975?
2. TRÌNH BÀY ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VN 1975 – HẾT TK XX. THEO EM, VHVN SAU 1975 ĐỔI MỚI Ở NHỮNG ĐiỂM ĐÁNG CHÚ Ý NÀO?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngoc Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)