Tuần 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Chia sẻ bởi khúc Thị Hà | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Tuần 1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Trò chơi đoán ý đồng đội
Một bạn xung phong diễn tả các cụm từ cho trước bằng hình thức phi ngôn ngữ. Cả lớp quan sát và đoán chính xác cụm từ đó
HOẠT ĐỘNG
GIAO TIẾP
BẰNG NGÔN NGỮ
Có bao nhiêu phương tiện giao tiếp? Theo các con phương tiện giao tiếp nào là quan trọng nhất
Ngôn ngữ
Cử chỉ, hành động
Ánh mắt
Nét mặt
Nụ cười
I. THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

Tìm hiểu ngữ liệu
* Ngữ liệu 1:
a/
- Nhân vật giao tiếp: Vua và các vị bô lão.
- Cương vị:
+ Vua - người đứng đầu triều đình, cai quản đất nước, chăm lo cho muôn dân -> bề trên.
+ Các vị bô lão - người đại diện cho trăm họ -> bề dưới.
b, Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau :
– Lượt lời 1,3 : Vua Trần nói. các vị bô lão nghe
– Lượt lời 2,4 : Các vị bô lão nói. nhà vua nghe
* Hành động của vua Trần (nói): hỏi các bô lão liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ hung hãn sang.
- Hành động của các bô lão (nói): xin đánh.
- Hành động tương ứng của vua Trần & các bô lão (nghe): lắng nghe.




c, - Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Địa điểm: Điện Diên Hồng.
+Thời điểm: Quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 (1285).

d/ - Nội dung giao tiếp:
+ Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp.
+ Đề cập đến vấn đề nên hoà hay nên đánh.

e/ - Mục đích của hoạt động giao tiếp : Thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
-> Mục đích đó đã thành công.
* Ngữ liệu 2:
a/
- Các nhân vật giao tiếp:
+ Người viết SGK.
+ Giáo viên Ngữ văn THPT.
+ Học sinh lớp 10 toàn quốc.
- Đặc điểm:
+ Độ tuổi: từ 65 tuổi trở xuống 15 tuổi.
+ Trình độ: từ các giáo sư, tiến sĩ xuống học sinh lớp 10.
b/
- Hoàn cảnh giao tiếp: Có tính chất quy phạm, có tổ chức, mục đích, nội dung và được thực hiện theo chương trình mang tính pháp lí trong nhà trường.
c/ - Nội dung giao tiếp:
+ Lĩnh vực: Văn học sử.
+ Đề tài: Tổng quan VHVN.
+ Vấn đề cơ bản: Các bộ phận hợp thành VHVN, tiến trình phát triển, con người VN qua VH.
d/ - Mục đích giao tiếp:
+ Người viết: cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về VHVN.
+ Người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát nhất về các bộ phận, tiến trình phát triển và con người VN qua VH.
e/ - Phương tiện ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ: thuộc loại VBKH giáo khoa.
+ Bố cục: rõ ràng, hệ thống mạch lạc.
+ Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu.
II. Hệ thống hóa kiến thức
1. Khái niệm
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết)

2. Mục đích
Trao đổi thông tin
Trao đổi tư tưởng tình cảm
Tạo lập quan hệ xã hội
3. Quá trình của hoạt động giao tiếp
Có 2 quá trình của
họat động giao tiếp
Tạo lập văn bản
Người nói / người viết
Truyền đạt
thông tin
Lĩnh hội văn bản
Người nghe/người đọc
Lĩnh hội
thông tin
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
NHÂN VẬT GIAO TIẾP
HOÀN CẢNH GIAO TIẾP
NỘI DUNG GIAO TIẾP
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
CÁCH THỨC GIAO TIẾP
4. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tình huống 1 : Một chàng trai nói với cô gái :
A : «Anh thích em»
E : "Em chưa có ý định yêu đương lúc này
Tình huống 2 :
Lúc chat với thằng bạn, trêu nhau vô tình gửi nhầm ảnh nóng cho mẹ
Tình huống 3 : Phạm nhân bị xử án
Quan toà: "Trước khi hành án em có nguyện vọng gì ko?
Tình huống 1 :
A : "Trêu em thôi, thật ra anh cũng thế«

Tình huống 2 :
Tôi : Định thần lại bèn gửi thêm một dòng: "Tình một đêm, phục vụ tận nơi, liên lạc số 09175866xxx". Một lúc sau mẹ gọi điện bảo: "Tài khoản của con bị hack rồi phải ko? «

Tình huống 3
Tử tù: "Tôi muốn được ăn vải"
Quan toà: "Mùa này ko có vải"
Tử tù: "Ko sao, tôi có thể đợi "
Bài tập 1 (sgk, trang 20)
«Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng»
a, Nhân vật giao tiếp ở đây là người như thế nào ?
b, Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào ? Thời điểm đó tương thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào ?
c, Nhân vật «anh» nói về điều gì ? Nhằm mục đích gì?
d, Cách nói của «anh» có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
- Nhân vật giao tiếp: những thanh niên nam nữ trẻ tuổi ( qua cách xưng hô “anh “ và “nàng” ).
- Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh.
Nội dung và mục đích giao tiếp của nhân vật anh hỏi nàng:
« Tre non đủ lá đan sàng nên chăng» cũng như tre, anh và nàng đã đến tuổi trưởng thành, có nên tính đến chuyện kết duyên.
- Cách nói của «anh»: ý nhị, duyên dáng, mang màu sắc văn chương, phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Kết quả : đạt được mục đích giao tiếp
Bài tập 2 (sgk, trang 20)
a. Các nhân vật thực hiện hành động
- A Cổ : “ Cháu chào ông ạ!” ( Hành động nói có mục đích “chào”)
- Ông già: “ A Cổ hả?” ( Chào lại) (1)
- A Cổ : Lớn tướng rồi nhỉ ? (khen) (2)
- Bố cháu có…. ông không?( hỏi ) (3)
- A Cổ : “ Thưa ông, có ạ! ( đáp lời)
b. Mục đích giao tiếp của các câu:
Ở câu 1, 2 dùng với mục đích chào và khen
Ở câu 3 là mục đích hỏi cần trả lời
c. Các nhân vật có thái độ và tình cảm:
Kính mến, yêu quý, tôn trọng lẫn nhau theo đúng cương vị
Bài tập 3 (sgk trang 21)
a, Nội dung và mục đích giao tiếp của bài thơ:
+ bộc bạch tâm trạng, khẳng định vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất trong sáng của người phụ nữ nói chung

b, Các phương tiện làm căn cứ giúp người đọc cảm nhận tác phẩm:
+ hình tượng “bánh trôi nước”
+ từ ngữ “ trắng, tròn”
+ thành ngữ” bảy nổi ba chìm”, “ tấm lòng son”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: khúc Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)