Tuan 1-3
Chia sẻ bởi Khánh Hồng |
Ngày 06/11/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tuan 1-3 thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Tuần 01: 20/08 - 25/08/2012 Ngày soạn: 18/08/2012
Tiết : 01 Ngày dạy: 20/08/2012
TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Biết khái niệm mạng máy tính
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.
Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
Biết khái niệm mạng máy tính.
Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
Kỹ năng:
- Phân biệt được qua hình vẽ: các mạng LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình mạng ngang hàng và mô hình khách chủ.
Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
- Có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên Internet để ứng dụng trong việc học tập vui chơi giải trí hằng ngày.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Đặt và giải quyết vấn đề + thuyết trình.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, tranh ảnh.
Học sinh: đọc bài trước, sách giáo khoa, vở ghi chép.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp:
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học)
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
1. Vì sao cần mạng máy tính:
- Mạng máy tính ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
- Những người sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ các tài nguyên bao gồm: đĩa cứng, ổ CD-ROM, máy in, …
Ngày nay máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc như soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập trình để giải các bài toán, các phần mềm phục vụ học tập, giải trí.
GV: Tuy nhiên, người ta vẫn cần có mạng vì những mục đích gì?
HS: Phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
2. Khái niệm mạng máy tính:
a. Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, …
b. Các thành phần của mạng:
- Thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in, … kết nối với nhau tạo thành mạng.
- Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu được truyền qua đó như: dây dẫn, sóng điện từ, …
- Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, …
- Giao thức truyền thông: (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin trên mạng.
Khi máy tính ra đời và càng ngày làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi và xử lí thông tin cũng tăng dần và việc kết nối mạng là một tất yếu.
Hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu khái niệm mạng máy tính.
GV: Nêu các thành phần của một mạng máy tính?
HS: Đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Học sinh lắng nghe và ghi chép.
Hoạt động 3:
3. Phân loại mạng máy tính
a) Dựa trên môi trường truyền dẫn:
- Mạng có dây: sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn.
- Mạng không dây: sử dụng môi trường truyền dẫn không dây.
b) Dựa trên phạm vi sử dụng:
- Mạng cục bộ (LAN): phạm vi hẹp như văn phòng, toà nhà, trường học, công ty, …
- Mạng diện rộng (WAN): phạm vi rộng như tỉnh, quốc gia, toàn cầu. Thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN.
Mô hình mạng WAN
GV: Có nhiều tiêu chí để phân loại mạng: theo môi trường truyền thông, theo góc độ phân bố địa lý, theo chức năng.
HS: Lắng nghe và ghi chép nội dung bài học.
? Cần bao nhiêu máy tính để kết nối thành 1 mạng? Khoảng cách giữa các máy là bao nhiêu?
HS: Các nhóm thảo luận và trả lời:
-2 máy trở lên
-Xa bao nhiêu cũng được
Lắng nghe và ghi nhớ.
Mô hình mạng LAN
Phòng CNTT ở trường ta là một mạng LAN. Kết nối nhiều mạng cục bộ gọi là mạngWAN (Bộ, Sở,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Khánh Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)