Tuần 1-2-3-4-6-7-8. Luyện tập tả cảnh
Chia sẻ bởi Dong Thi Chien |
Ngày 08/05/2019 |
92
Chia sẻ tài liệu: Tuần 1-2-3-4-6-7-8. Luyện tập tả cảnh thuộc Tập làm văn 5
Nội dung tài liệu:
Người thực hiện: Đồng Thị Chiên
Trường Tiểu học Phả Lại 2
Chí Linh - Hải Dương
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Bài văn tả cảnh thường có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Quan sát bằng những giác quan:
- Bằng xúc giác (cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
- Bằng thị giác (mắt): thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi, bó hoa huệ trắng muốt, bầy sáo...chấp chới liệng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
* Khi quan sát, cần:
- Tìm ra các sự vật của cảnh.
- Phát hiện ra các đặc điểm của sự vật.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả cánh đồng:
- Cánh đồng em tả là ở vùng nào ?
- Em quan sát cánh đồng đó trong hoàn cảnh nào ? Vào buổi sáng / buổi chiều đẹp trời mà em tả là vào mùa nào ?
- Mặt trời như thế nào ? Đám mây đẹp ra sao ?
- Gió thổi ? Ánh nắng đẹp thế nào ?
- Cánh đồng đó có rộng không ? Chạy từ đâu đến đâu ?
- Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào ?
- Vùng trồng lúa là ruộng cạn hay sâu ? Lúa đang ở thời kì nào ? Từng thửa ruộng lớn, nhỏ ra sao ?
- Có người làm việc ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát không ? Có đàn trâu bò và chim chóc không ? Chúng đang ở đâu và làm gì ?
- Cảm nghĩ của em về cánh đồng và cuộc sống ở đồng quê ? (yêu quý, biết ơn người làm ra hạt gạo)
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả đường phố:
- Em tả con đường nào ? Ở đâu ? Vào giờ mọi người đi làm hay lúc tan giờ làm việc ?
- Con đường đó dẫn từ đâu đến đâu ? Nó có gì cần đặc biệt lưu ý ?
- Đấy là con đường một chiều hay hai chiều ? Lòng đường ra sao ? Có nhiều cây cối không ? Nhà cửa hai bên đường thế nào ?
- Các loại xe cộ đi lại đông đúc ra sao ?
- Hoạt động của người đi xe, đi bộ ?
- Hoạt động nhộn nhịp của các cửa hàng, các quán, .. ở hai bên đường ?
- Cảm nghĩ của em về con đường và cảnh tấp nập trên đường thế nào ? (thích thú, hào hứng)
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả vườn cây:
- Giới thiệu bao quát cảnh khu vườn sẽ tả.
+ Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
- Tả những nét nổi bật của cảnh vật trong vườn :
+ Màn sương như thế nào ? Gió thổi ra sao ?
+ Cây cối trong vườn như thế nào ? Được sắp xếp ra sao? Cây ăn quả ? Cây hoa? Cây rau thế nào?
+ Hương thơm các loài hoa, quả có đặc biệt không ? Có quyến rũ ong bướm không ?
+ Cây cối vui hát thế nào ?
- Khi mặt trời lên, ánh nắng thế nào ? Chim chóc đua nhau hót ra sao ?
Hoạt động của con người hoặc động vật thế nào ?
- Khu vườn đem lại lợi ích gì?
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả (Yêu quý khu vườn nhỏ bé, chăm sóc, bảo vệ)
dinh thi bich thuy
vườn cây
Công viên
dinh thi bich thuy
Đường phố
Cánh đồng
dinh thi bich thuy
Nương rẫy
Bài văn tả cảnh thường có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
* Khi lập dàn ý bài văn, cần:
- Lập dàn ý theo đúng cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp.
Trường Tiểu học Phả Lại 2
Chí Linh - Hải Dương
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Bài văn tả cảnh thường có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Quan sát bằng những giác quan:
- Bằng xúc giác (cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
- Bằng thị giác (mắt): thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi, bó hoa huệ trắng muốt, bầy sáo...chấp chới liệng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
Buổi sớm trên cánh đồng
Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
* Khi quan sát, cần:
- Tìm ra các sự vật của cảnh.
- Phát hiện ra các đặc điểm của sự vật.
- Quan sát bằng nhiều giác quan.
Bài 2: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả cánh đồng:
- Cánh đồng em tả là ở vùng nào ?
- Em quan sát cánh đồng đó trong hoàn cảnh nào ? Vào buổi sáng / buổi chiều đẹp trời mà em tả là vào mùa nào ?
- Mặt trời như thế nào ? Đám mây đẹp ra sao ?
- Gió thổi ? Ánh nắng đẹp thế nào ?
- Cánh đồng đó có rộng không ? Chạy từ đâu đến đâu ?
- Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào ?
- Vùng trồng lúa là ruộng cạn hay sâu ? Lúa đang ở thời kì nào ? Từng thửa ruộng lớn, nhỏ ra sao ?
- Có người làm việc ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát không ? Có đàn trâu bò và chim chóc không ? Chúng đang ở đâu và làm gì ?
- Cảm nghĩ của em về cánh đồng và cuộc sống ở đồng quê ? (yêu quý, biết ơn người làm ra hạt gạo)
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả đường phố:
- Em tả con đường nào ? Ở đâu ? Vào giờ mọi người đi làm hay lúc tan giờ làm việc ?
- Con đường đó dẫn từ đâu đến đâu ? Nó có gì cần đặc biệt lưu ý ?
- Đấy là con đường một chiều hay hai chiều ? Lòng đường ra sao ? Có nhiều cây cối không ? Nhà cửa hai bên đường thế nào ?
- Các loại xe cộ đi lại đông đúc ra sao ?
- Hoạt động của người đi xe, đi bộ ?
- Hoạt động nhộn nhịp của các cửa hàng, các quán, .. ở hai bên đường ?
- Cảm nghĩ của em về con đường và cảnh tấp nập trên đường thế nào ? (thích thú, hào hứng)
* Câu hỏi gợi mở, sắp xếp các ý đã quan sát khi tả vườn cây:
- Giới thiệu bao quát cảnh khu vườn sẽ tả.
+ Em tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
- Tả những nét nổi bật của cảnh vật trong vườn :
+ Màn sương như thế nào ? Gió thổi ra sao ?
+ Cây cối trong vườn như thế nào ? Được sắp xếp ra sao? Cây ăn quả ? Cây hoa? Cây rau thế nào?
+ Hương thơm các loài hoa, quả có đặc biệt không ? Có quyến rũ ong bướm không ?
+ Cây cối vui hát thế nào ?
- Khi mặt trời lên, ánh nắng thế nào ? Chim chóc đua nhau hót ra sao ?
Hoạt động của con người hoặc động vật thế nào ?
- Khu vườn đem lại lợi ích gì?
- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả (Yêu quý khu vườn nhỏ bé, chăm sóc, bảo vệ)
dinh thi bich thuy
vườn cây
Công viên
dinh thi bich thuy
Đường phố
Cánh đồng
dinh thi bich thuy
Nương rẫy
Bài văn tả cảnh thường có ba phần
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
* Khi lập dàn ý bài văn, cần:
- Lập dàn ý theo đúng cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dong Thi Chien
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)