Tu van nghe nghiep khoi 12
Chia sẻ bởi Mai Đức Tâm |
Ngày 27/04/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: Tu van nghe nghiep khoi 12 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
TƯ VấN TRựC TUYếN CHọN NGÀNH NGHề Dự THI ĐH - CĐ 2008
10:22:00, 15/01/2008
Ảnh Ngọc Thạch
Vào lúc 15h ngày 15/1, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tiếp tục với buổi tư vấn trực tuyến lần 2 của mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2008 trên Thanhnien Online. Khách mời của chương trình gồm có PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng (Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và TS Lê Thị Thanh Mai (Phó trưởng ban ĐH - sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM).
* Xin co Mai huong dan cho chung em biet phuong phap chon lua nganh nghe theo phuong phap trac nghiem (nhiều bạn đọc)
- TS Lê Thị Thanh Mai: Một trong những điều cơ bản nhất mà những người làm công tác tư vấn tuyển sinh mong muốn là giúp học sinh chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực học tập.
Có nhiều cách để xác định sở thích nghề nghiệp. Cách được sử dụng đơn giản và thông dụng nhất hiện nay trên thế giới là sử dụng trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Holland. Cụ thể có 6 nhóm sở thích:
1. Nhóm R (Realistic): Là người có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; thích làm việc với đồ vật, máy móc, động, thực vật hoặc làm các công việc ngoài trời. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp, cơ khí (chế tạo máy, luyện kim, tự động...), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp...
2. Nhóm I (Investigative): Là người có khả năng về quan sát, học hỏi, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất...); khoa học xã hội (Nhân học, Tâm lý, Địa lý...); Y - Dược; khoa học công nghệ (CNTT, Môi trường, Điện, vật lý kỹ thuật, Xây dựng...), nông - lâm (nông học, thú y...)
3. Nhóm A (Artistic): Là người có khả năng về nghệ thuật, về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình...); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn...
4. Nhóm S (Social): Là người có khả năng về ngôn ngữ, thích làm những việc như giáo viên/giảng viên, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác. Ngành nghề phù hợp: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sỹ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học...
5. Nhóm E (Enterprise): Là người có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng diễn thuyết, lãnh đạo hoặc quản lý. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing, kế toán-tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, kỹ sư công nghiệp (ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên...)...
6. Nhóm C (Conventional): Là người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc làm công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên...
Sau khi đọc các khái niệm trên, em có thể chọn 2 nhóm thích hợp nhất với mình và việc khó khăn tiếp theo là tìm ngành phù hợp với sở thích. Việc làm này quả thật là khó với trên 3.000 ngành đào tạo bậc đại học. Hơn nữa việc xác định theo định nghĩa như trên khó chính xác
10:22:00, 15/01/2008
Ảnh Ngọc Thạch
Vào lúc 15h ngày 15/1, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên tiếp tục với buổi tư vấn trực tuyến lần 2 của mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2008 trên Thanhnien Online. Khách mời của chương trình gồm có PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng (Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và TS Lê Thị Thanh Mai (Phó trưởng ban ĐH - sau ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM).
* Xin co Mai huong dan cho chung em biet phuong phap chon lua nganh nghe theo phuong phap trac nghiem (nhiều bạn đọc)
- TS Lê Thị Thanh Mai: Một trong những điều cơ bản nhất mà những người làm công tác tư vấn tuyển sinh mong muốn là giúp học sinh chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực học tập.
Có nhiều cách để xác định sở thích nghề nghiệp. Cách được sử dụng đơn giản và thông dụng nhất hiện nay trên thế giới là sử dụng trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Holland. Cụ thể có 6 nhóm sở thích:
1. Nhóm R (Realistic): Là người có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ thống; thích làm việc với đồ vật, máy móc, động, thực vật hoặc làm các công việc ngoài trời. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về kiến trúc, an toàn lao động, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp, cơ khí (chế tạo máy, luyện kim, tự động...), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp...
2. Nhóm I (Investigative): Là người có khả năng về quan sát, học hỏi, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. Ngành nghề phù hợp: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Địa chất...); khoa học xã hội (Nhân học, Tâm lý, Địa lý...); Y - Dược; khoa học công nghệ (CNTT, Môi trường, Điện, vật lý kỹ thuật, Xây dựng...), nông - lâm (nông học, thú y...)
3. Nhóm A (Artistic): Là người có khả năng về nghệ thuật, về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận viên, dẫn chương trình...); điện ảnh; sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời trang, hội họa, giáo viên dạy Sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn...
4. Nhóm S (Social): Là người có khả năng về ngôn ngữ, thích làm những việc như giáo viên/giảng viên, cung cấp thông tin, chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người khác. Ngành nghề phù hợp: Sư phạm; giảng viên, huấn luyện viên điền kinh; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sỹ chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội học...
5. Nhóm E (Enterprise): Là người có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng diễn thuyết, lãnh đạo hoặc quản lý. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing, kế toán-tài chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, kỹ sư công nghiệp (ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng viên, biên tập viên...)...
6. Nhóm C (Conventional): Là người có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc làm công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp: Các ngành về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên...
Sau khi đọc các khái niệm trên, em có thể chọn 2 nhóm thích hợp nhất với mình và việc khó khăn tiếp theo là tìm ngành phù hợp với sở thích. Việc làm này quả thật là khó với trên 3.000 ngành đào tạo bậc đại học. Hơn nữa việc xác định theo định nghĩa như trên khó chính xác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Đức Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)