TƯ VẤN CHỌN BAN KHỐI 10
Chia sẻ bởi Trịnh Văn Ngoãn |
Ngày 23/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: TƯ VẤN CHỌN BAN KHỐI 10 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Buổi Tư vấn chọn Ban
Cho học sinh khối 10
Năm học 2008 - 2009
Phần 1
GIỚI THIỆU CÁC BAN
Ở TRƯỜNG THPT
Có bao nhiêu ban ở cấp THPT? Đó là những ban nào ?
ở cấp THPT có 3 ban:
Ban KHTN: Học nâng cao Toán - Lý - Hóa - Sinh, các môn khác học sách chuẩn.
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực Toán và khoa học tự nhiên.
Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV): Học nâng cao Văn - Sử - Địa - AV, các môn còn lại học sách chuẩn.
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực KHXH-NV.
Ban Cơ bản thực hiện phân hoá linh hoạt bằng dạy học tự chọn ở các mức độ nâng cao khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của các bộ phận học sinh học lên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, đi vào lao động sản xuất.
Cơ bản A: Học nâng cao Toán - Lý - Hóa
Cơ bản B: Học nâng cao Toán - Hóa - Sinh
Cơ bản C: Học nâng cao Văn - Sử - Địa
Cơ bản D: Học nâng cao Văn - Toán - AV
Cơ bản học nâng cao 1 - 2 môn nâng cao
Tuỳ theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện của nhà trường, các trường THPT sẽ quyết định tổ chức dạy học mấy ban và là những ban nào.
Có bao nhiêu môn học và hoạt động giáo dục ở cấp THPT ? Đó là những môn học và hoạt động giáo dục nào ?
Cấp THPT có 13 môn học, đó là các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Có 4 hoạt động giáo dục: GD tập thể; GD ngoài giờ lên lớp; GD hướng nghiệp; GD nghề phổ thông.
Học sinh ban Khoa học tự nhiên sẽ học theo sách giáo khoa và tài liệu học tập nào ?
Học sinh ban Khoa học tự nhiên sẽ sử dụng SGK nâng cao cho các môn Toán, Vật lí, Hoá học và Sinh học, các môn học còn lại sử dụng SGK theo chương trình chuẩn. Ngoài ra, học sinh sử dụng một số tài liệu tự chọn để học các chủ đề tự chọn bám sát.
Học sinh ban Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ học theo sách giáo khoa và tài liệu học tập nào ?
Học sinh ban KHXH-NV sẽ sử dụng SGK nâng cao cho các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ, SGK theo chương trình chuẩn cho những môn học còn lại. Ngoài ra học sinh sử dụng một số tài liệu tự chọn để học các chủ đề tự chọn bám sát.
Học sinh ban Cơ bản sẽ học theo SGK và tài liệu học tậpnào ?
Học sinh có nhu cầu học một số môn học có nội dung nâng cao thì sẽ sử dụng các SGK nâng cao hoặc SGK chương trình chuẩn kết hợp với các chủ đề tự chọn nâng cao để học các môn học này. Các môn học còn lại sử dụng SGK chương trình chuẩn. Học sinh cũng có thể sử dụng các tài liệu dạy học tự chọn để học các chủ đề tự chọn
Học sinh học ban Cơ bản có thể tham dự tuyển sinh vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học như học sinh các ban Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội và Nhân văn không ?
Học sinh học ban Cơ bản có thể tham dự tuyển sinh và được vào học các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học như học sinh ban KHTN và ban KHXH-NV.
HS có được chuyển ban trong quá trình học tập ở trường THPT ? Nếu có, HS được chuyển nhiều nhất là mấy lần?
HS được chuyển ban 1 lần sau khi hoàn thành chương trình lớp 10 THPT. Việc có cho phép học sinh chuyển ban hay không cho chuyển ban do Hiệu trưởng quyết định sau khi trao đổi ý kiến với GVCN lớp và nếu cầnthì trao đổi cả với các GVBM. Căn cứ chủ yếu để cho phép chuyển ban là nguyện vọng, năng lực học tập của HS và điều kiện sắp xếp lớp của nhà trường.
Phần 2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 10
CHỌN BAN
Học sinh phải chọn ban như thế nào cho đúng?
Thông qua mục tiêu, nội dung và đặc điểm của 3 ban, học sinh có thể suy nghĩ, chuẩn bị và lựa chọn đăng kí ban học, việc lựa chọn ban có chính xác hay không phụ thuộc vào ba yếu tố là hứng thú, năng lực học tập của bản thân học sinh và phương án phân ban của nhà trường. Nếu cả ba yếu tố trên đều phù hợp thì tốt; trong trường hợp chỉ có một hoặc hai yếu tố phù hợp, học sinh cần điều chỉnh nguyện vọng.
Hứng thú và nguyện vọng
Nguyện vọng dựa trên hứng thú và sự yêu thích nhưng có thể không đồng nhất với hứng thú. Một HS có thể có nguyện vọng về ban nào đó nhưng hứng thú với môn học của ban chưa thể hiện. Nguyện vọng ở đây còn bị tác động bởi bạn bè, gia đình và dư luận xã hội. Học sinh nên xác định nguyện vọng dựa trên hứng thú của mình
Hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học có mối liên hệ chặt chẽ với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Khi hứng thú, các em sẽ chú ý và cố gắng vươn lên trong học tập, tạo tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn.
VD: Những em yêu thích Toán và các môn KHTN như Vật lí, Hoá học. thường chọn những nghề trong lĩnh vực kĩ thuật. Những em yêu thích và có khả năng học các môn KHXH hiếm khi chọn những nghề chế tạo máy, xây dựng, cơ khí.
Năng lực học tập
Năng lực học tập ở ban nào thể hiện ở kết quả học tập các môn đặc thù của ban đó và một số yếu tố tương ứng như yêu thích môn học; có phương pháp học tập hiệu quả; có óc quan sát tốt; thực hành thí nghiệm giỏi...
Năng lực học tập môn học có thể được thể hiện qua những yếu tố sau :
+ Tốc độ nhanh trí trong quá trình học tập.
+ Học có mục đích, có kế hoạch và chọn được phương pháp thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề trong học tập.
+ Sự cảm thụ sinh động những tác phẩm văn học.
+ Kĩ năng thực hành, làm thí nghiệm giỏi.
+ Có óc quan sát tốt v.v...
ở mỗi em đều có nhiều hoặc ít các yếu tố trên biểu hiện năng lực học tập môn học
Hứng thú và nguyện vọng
Hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học có mối liên hệ chặt chẽ với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Khi hứng thú, các em sẽ chú ý và cố gắng vươn lên trong học tập, tạo tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn
Định hướng phân ban khối 10 của trường trong năm học 2008 - 2009 này?
Trong NH 2008 - 2009 trường tuyển sinh 13 lớp 10(585HS)
1 lớp KHTN (45HS)
2 lớp CBA (90HS)
2 lớp CBB (90HS)
3 lớp CBC (135HS)
1 lớp CBD (45HS)
4 lớp CB thường (180HS)
Phần 3
KẾT LUẬN
Các em hãy tự đánh giá năng lực bản thân, kết hợp với nguyện vọng cá nhân và phương án phân ban của trường THPT mà em chọn để lựa chọn ban học phù hợp.
Khi đánh giá năng lực học tập của bản thân, các em có thể dựa vào kết quả học tập của các môn học (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) ở 3 năm học lớp 7, 8, 9 để đánh giá.
Có thể khái quát tiêu chuẩn vào học các Ban như sau:
- Ban KHTN: Điểm tổng kết các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học phải đạt từ 7.0 trở lên.
- Ban KHXH - NV: Điểm tổng kết các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ phải đạt từ 7.0 trở lên.
- Ban Cơ bản: Những trường hợp còn lại.
CAÙM ÔN CAÙC EM ÑAÕ
CHUÙ YÙ LAÉNG NGHE
Chuùc caùc Em choïn ñöôïc Ban hoïc theo ñuùng sôû thích vaø naêng löïc cuûa mình
Cho học sinh khối 10
Năm học 2008 - 2009
Phần 1
GIỚI THIỆU CÁC BAN
Ở TRƯỜNG THPT
Có bao nhiêu ban ở cấp THPT? Đó là những ban nào ?
ở cấp THPT có 3 ban:
Ban KHTN: Học nâng cao Toán - Lý - Hóa - Sinh, các môn khác học sách chuẩn.
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực Toán và khoa học tự nhiên.
Ban Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH-NV): Học nâng cao Văn - Sử - Địa - AV, các môn còn lại học sách chuẩn.
Ban này phù hợp với những học sinh có năng lực, hứng thú, nguyện vọng học sâu hoặc lựa chọn các nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực KHXH-NV.
Ban Cơ bản thực hiện phân hoá linh hoạt bằng dạy học tự chọn ở các mức độ nâng cao khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của các bộ phận học sinh học lên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, đi vào lao động sản xuất.
Cơ bản A: Học nâng cao Toán - Lý - Hóa
Cơ bản B: Học nâng cao Toán - Hóa - Sinh
Cơ bản C: Học nâng cao Văn - Sử - Địa
Cơ bản D: Học nâng cao Văn - Toán - AV
Cơ bản học nâng cao 1 - 2 môn nâng cao
Tuỳ theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện của nhà trường, các trường THPT sẽ quyết định tổ chức dạy học mấy ban và là những ban nào.
Có bao nhiêu môn học và hoạt động giáo dục ở cấp THPT ? Đó là những môn học và hoạt động giáo dục nào ?
Cấp THPT có 13 môn học, đó là các môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Có 4 hoạt động giáo dục: GD tập thể; GD ngoài giờ lên lớp; GD hướng nghiệp; GD nghề phổ thông.
Học sinh ban Khoa học tự nhiên sẽ học theo sách giáo khoa và tài liệu học tập nào ?
Học sinh ban Khoa học tự nhiên sẽ sử dụng SGK nâng cao cho các môn Toán, Vật lí, Hoá học và Sinh học, các môn học còn lại sử dụng SGK theo chương trình chuẩn. Ngoài ra, học sinh sử dụng một số tài liệu tự chọn để học các chủ đề tự chọn bám sát.
Học sinh ban Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ học theo sách giáo khoa và tài liệu học tập nào ?
Học sinh ban KHXH-NV sẽ sử dụng SGK nâng cao cho các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ, SGK theo chương trình chuẩn cho những môn học còn lại. Ngoài ra học sinh sử dụng một số tài liệu tự chọn để học các chủ đề tự chọn bám sát.
Học sinh ban Cơ bản sẽ học theo SGK và tài liệu học tậpnào ?
Học sinh có nhu cầu học một số môn học có nội dung nâng cao thì sẽ sử dụng các SGK nâng cao hoặc SGK chương trình chuẩn kết hợp với các chủ đề tự chọn nâng cao để học các môn học này. Các môn học còn lại sử dụng SGK chương trình chuẩn. Học sinh cũng có thể sử dụng các tài liệu dạy học tự chọn để học các chủ đề tự chọn
Học sinh học ban Cơ bản có thể tham dự tuyển sinh vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học như học sinh các ban Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội và Nhân văn không ?
Học sinh học ban Cơ bản có thể tham dự tuyển sinh và được vào học các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học như học sinh ban KHTN và ban KHXH-NV.
HS có được chuyển ban trong quá trình học tập ở trường THPT ? Nếu có, HS được chuyển nhiều nhất là mấy lần?
HS được chuyển ban 1 lần sau khi hoàn thành chương trình lớp 10 THPT. Việc có cho phép học sinh chuyển ban hay không cho chuyển ban do Hiệu trưởng quyết định sau khi trao đổi ý kiến với GVCN lớp và nếu cầnthì trao đổi cả với các GVBM. Căn cứ chủ yếu để cho phép chuyển ban là nguyện vọng, năng lực học tập của HS và điều kiện sắp xếp lớp của nhà trường.
Phần 2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 10
CHỌN BAN
Học sinh phải chọn ban như thế nào cho đúng?
Thông qua mục tiêu, nội dung và đặc điểm của 3 ban, học sinh có thể suy nghĩ, chuẩn bị và lựa chọn đăng kí ban học, việc lựa chọn ban có chính xác hay không phụ thuộc vào ba yếu tố là hứng thú, năng lực học tập của bản thân học sinh và phương án phân ban của nhà trường. Nếu cả ba yếu tố trên đều phù hợp thì tốt; trong trường hợp chỉ có một hoặc hai yếu tố phù hợp, học sinh cần điều chỉnh nguyện vọng.
Hứng thú và nguyện vọng
Nguyện vọng dựa trên hứng thú và sự yêu thích nhưng có thể không đồng nhất với hứng thú. Một HS có thể có nguyện vọng về ban nào đó nhưng hứng thú với môn học của ban chưa thể hiện. Nguyện vọng ở đây còn bị tác động bởi bạn bè, gia đình và dư luận xã hội. Học sinh nên xác định nguyện vọng dựa trên hứng thú của mình
Hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học có mối liên hệ chặt chẽ với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Khi hứng thú, các em sẽ chú ý và cố gắng vươn lên trong học tập, tạo tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn.
VD: Những em yêu thích Toán và các môn KHTN như Vật lí, Hoá học. thường chọn những nghề trong lĩnh vực kĩ thuật. Những em yêu thích và có khả năng học các môn KHXH hiếm khi chọn những nghề chế tạo máy, xây dựng, cơ khí.
Năng lực học tập
Năng lực học tập ở ban nào thể hiện ở kết quả học tập các môn đặc thù của ban đó và một số yếu tố tương ứng như yêu thích môn học; có phương pháp học tập hiệu quả; có óc quan sát tốt; thực hành thí nghiệm giỏi...
Năng lực học tập môn học có thể được thể hiện qua những yếu tố sau :
+ Tốc độ nhanh trí trong quá trình học tập.
+ Học có mục đích, có kế hoạch và chọn được phương pháp thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề trong học tập.
+ Sự cảm thụ sinh động những tác phẩm văn học.
+ Kĩ năng thực hành, làm thí nghiệm giỏi.
+ Có óc quan sát tốt v.v...
ở mỗi em đều có nhiều hoặc ít các yếu tố trên biểu hiện năng lực học tập môn học
Hứng thú và nguyện vọng
Hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học có mối liên hệ chặt chẽ với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp. Khi hứng thú, các em sẽ chú ý và cố gắng vươn lên trong học tập, tạo tiền đề quan trọng để mai sau có thể thành đạt trong nghề lựa chọn
Định hướng phân ban khối 10 của trường trong năm học 2008 - 2009 này?
Trong NH 2008 - 2009 trường tuyển sinh 13 lớp 10(585HS)
1 lớp KHTN (45HS)
2 lớp CBA (90HS)
2 lớp CBB (90HS)
3 lớp CBC (135HS)
1 lớp CBD (45HS)
4 lớp CB thường (180HS)
Phần 3
KẾT LUẬN
Các em hãy tự đánh giá năng lực bản thân, kết hợp với nguyện vọng cá nhân và phương án phân ban của trường THPT mà em chọn để lựa chọn ban học phù hợp.
Khi đánh giá năng lực học tập của bản thân, các em có thể dựa vào kết quả học tập của các môn học (Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội) ở 3 năm học lớp 7, 8, 9 để đánh giá.
Có thể khái quát tiêu chuẩn vào học các Ban như sau:
- Ban KHTN: Điểm tổng kết các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học phải đạt từ 7.0 trở lên.
- Ban KHXH - NV: Điểm tổng kết các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ phải đạt từ 7.0 trở lên.
- Ban Cơ bản: Những trường hợp còn lại.
CAÙM ÔN CAÙC EM ÑAÕ
CHUÙ YÙ LAÉNG NGHE
Chuùc caùc Em choïn ñöôïc Ban hoïc theo ñuùng sôû thích vaø naêng löïc cuûa mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Văn Ngoãn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)