Tư tưởng hồ chí minh về nhà nươc của dân do dân vì dân

Chia sẻ bởi Nguyễn Thùy Trang | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: tư tưởng hồ chí minh về nhà nươc của dân do dân vì dân thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của Nhà nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước phát triển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lê nin kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây.
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Nhân dân theo quan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà, người già người trẻ , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người cho rằng “ trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo, ngay từ Điều 1 đã khẳng định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp". Xuất phát từ lòng tin sâu sắc vào truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, cho dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn sau khi cách mạng mới thành công - giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đang hoành hành; Người đề nghị Chính phủ lâm thời "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu...", “Tổng tuyển cử là dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc Nước nhà . Trong cuộc tổng tuyển cử hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử…Do bầu cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân” . Tức là Người đã thực hiện ngay dân chủ trực tiếp, điều mà nền dân chủ tư sản phải trải qua mấy trăm năm mới đạt được, mà không đợi đến lúc có đủ những điều kiện về kinh tế - xã hội cho phép. Sự thành lập bộ máy nhà nước do dân cử bằng phổ thông đầu phiếu là sự kiện đầu tiên trong lịch sử nhà nước của Việt Nam. Một Chính phủ như vậy nhất định thể hiện được truyền thống đoàn kết dân tộc, thể hiện ý chí thống nhất cao của toàn dân; Người nói: “Tôi có thể tuyên bố trước Quốc hội rằng, Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp, là một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ, cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là chính phủ toàn quốc có đủ tài Trung, Nam, Bắc tham gia” . Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay từ khi ra đời là Nhà nước dân chủ kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân vì dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là Nhà nước thực hiện chức năng chuyên chính vô sản nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng một Nhà nước của dân theo Bác Hồ nghĩa là: Tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết; tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình “Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” . Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ; dân chủ vừa là thành quả đấu tranh cách mạng của dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân... làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)