Tư tương Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Ấm |
Ngày 27/04/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Tư tương Hồ Chí Minh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Trần Đức Hiển 1832007
2
TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Bài thứ năm
Trần Đức Hiển 1832007
3
MĐYC:
- Qua giới thiệu bài này, giúp các đồng chí nắm được những vấn đề cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân; sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong giai đoạn cách mạng mới.
- Từ đó, các đ/c vận dụng vào thực tế địa phương, đơn vị mình, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Trần Đức Hiển 1832007
4
có cơ sở vững chắc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Tài liệu: Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb Lý luận Chính trị, HN, 2004.
* Thời gian: Một buổi.
* Phương pháp: Trình bầy theo phương pháp đền chiếu, dựa vào cấu trúc đề cương để các đ/c tiện theo dõi và ghi chép; có minh họa làm rõ nội dung của bài.
Trần Đức Hiển 1832007
5
NỘI DUNG: Gồm 3 phần:
I- VỊ TRÍ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH.
II- NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT.
III- VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI.
Trần Đức Hiển 1832007
6
ĐVĐ:
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ. Theo quan niệm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
7
- Đại đoàn kết toàn dân tộc, có người ví như là ngọn núi lớn nhất trong dãy núi tư tưởng Hồ Chí Minh hùng vĩ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu nhất. Chúng ta có một câu ca dao rất sâu sắc:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
- Ý thức dân tộc, ý thức về một nước Việt Nam đã có từ rất sớm của cha ông ta, trong khi nhiều dân tộc mãi đến sau này ý thức về quốc gia dân tộc mới hình thành.
Trần Đức Hiển 1832007
8
Nhờ có đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”
sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong tiến trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đã và đang là ý chí, là khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam yêu nước.
Trần Đức Hiển 1832007
9
Tiến hành thống kê, phân tích những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập, nay là đĩa CD HCM), kết quả cho thấy, các bài đề cập đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc chiếm tỷ lệ trên 40%. Trong một số bài, Người đã nhiều lần nói đến đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc:
- 16 lần trong “Sửa đổi lối làm việc”,
- 17 lần trong “Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt”,
- 19 lần trong “Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh” (1957).
Trần Đức Hiển 1832007
10
Người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững.
Đại đoàn kết dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Trong những cống hiến lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.
Trần Đức Hiển 1832007
11
Nhạc trưởng “Kết đoàn”
Trần Đức Hiển 1832007
12
Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được”.
Người còn chỉ rõ: “Ở trong xã hội muốn thành công phải có 3 điều kiện là “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa”.
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng “thiên thời” không quan trọng bằng “địa lợi” mà “địa lợi” không quan trọng bằng “nhân hòa”... “Nhân hòa” là tất cả mọi người đều nhất trí. “Nhân hòa” là quan trọng hơn hết”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, T2, tr 276 & T4, tr 463-464).
I- VỊ TRÍ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH
Trần Đức Hiển 1832007
13
T
H
À
N
H
C
Ô
N
G
Thiên thời
Địa lợi
Nhân hòa
Trần Đức Hiển 1832007
14
Qua đó thấy rằng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến “nhân hòa”, đến sự nhất trí, đến đoàn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Để hiểu rõ vị trí vấn đề đoàn kết trong hoạt động lý luận và thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh, chúng ta nghiên cứu 2 nội dung sau:
Trần Đức Hiển 1832007
15
1- Đại đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt,
nhất quán của Hồ Chí Minh:
Thể hiện ở những điểm sau: (6)
(1) Do thường xuyên phải chống ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội và phải đương đầu với thiên tai, nên dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Hồ Chí Minh chẳng những kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc, mà còn nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành tư tưởng, chiến lược cách mạng Việt Nam. (Trong lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta phải mất 1.200 năm chống xâm lược; trong đó, có những lúc dân tộc ta phải chống kẻ thù ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội, như Tần, Nam Hán, Mông Nguyên, Pháp, Nhật, Mỹ, bành trướng quốc tế).
Trần Đức Hiển 1832007
16
(2) Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhấn mạnh vấn đề đoàn kết. Thường thì đầu bài nói, bài viết, Người nhấn mạnh “Trước hết phải đoàn kết”; cuối bài nói, bài viết, Người lại nhấn mạnh “Tóm lại phải đoàn kết”.
(3) Đối tượng đoàn kết: Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đoàn kết, đoàn kết hơn nữa; đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa; đoàn kết rộng rãi, đoàn kết rộng rãi hơn nữa; đoàn kết thật thà trên dưới; đoàn kết nội bộ; đoàn kết toàn dân; đoàn kết chủ - thợ; đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài quần chúng; đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới; đoàn kết lương - giáo; đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, giữa đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; đoàn kết quốc tế, v.v.
Trần Đức Hiển 1832007
17
(4) Hồ Chí Minh thường nói đoàn kết là “nhiệm vụ hàng đầu”; “đoàn kết rất quan trọng”; có lúc Người nhấn mạnh “đoàn kết là điểm mẹ, điểm này thực hiện được tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.
(5) Trong Di chúc của Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người nhấn mạnh về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân. Sau đó, Người nói về đoàn kết quốc tế và Người rất đau lòng “vì sự bất hoà giữa các Đảng anh em”. Những dòng cuối cùng của Di chúc, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trần Đức Hiển 1832007
18
(6) Trong quá trình tìm đường cứu nước khi đang ở nước ngoài, việc đầu tiên Hồ Chí Minh nghĩ tới là đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Về tới Tổ quốc, việc đầu tiên Người tiến hành là xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết toàn dân. Trong suốt gần 40 năm (1930 - 1969) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người thường xuyên quan tâm đến đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đoàn kết, đại đoàn kết là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh.
Trần Đức Hiển 1832007
19
2- Đại đoàn kết - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Gồm mấy ý sau:
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam gồm nhiều nhân tố hợp thành tạo nên những thắng lợi của cách mạng. Trong những nhân tố đó có vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân tố lực lượng vũ trang, nhân tố đại đoàn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
Tổng kết lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
(Hồ Chí Minh: Sđd, T3, trang 217).
Trần Đức Hiển 1832007
20
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn rất phong phú.
- Trước hết, đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.
Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Trần Đức Hiển 1832007
21
- Hai là, đối với mỗi người Việt Nam, những sắc thái tình cảm, như: “yêu nước”, “nhân nghĩa”, “đoàn kết”,... đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
“Nhiễu điều phủ lấy giá giương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”;
+ Hoặc, đã trở thành một triết lý nhân sinh:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”;
Trần Đức Hiển 1832007
22
+ Hoặc, đã trở thành phép ứng xử lý trí và tư duy chính trị:
Tình làng, nghĩa nước.
Nước mất thì nhà tan.
Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.
Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia (nhà - làng - nước) và trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
23
Tinh thần yêu nước
Ý thức cộng đồng
Ý thức cố kết dân tộc
Tình cảm tự nhiên
Thấm đậm vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam.
Trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ bền chặt
NƯỚC
LÀNG
NHÀ
Triết lý nhân sinh
Trần Đức Hiển 1832007
24
- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh: Sđd, T6, trang 171).
Trần Đức Hiển 1832007
25
- Tổng kết cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người cũng rút ra một bài học lớn: “Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng”.
- Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”
Trần Đức Hiển 1832007
26
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết càng rộng rãi, đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng.
Tóm lại, vị trí của vấn đề đoàn kết được Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Theo Người, đoàn kết, đại đoàn kết là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đoàn kết càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn, thành tích càng to.
Trần Đức Hiển 1832007
27
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân của các nhà yêu nước tiền bối, trước những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc.
Trong 72 năm (từ 1858 - 1930) có hơn 300 phong trào yêu nước và cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng tất cả đều thất bại. Các lãnh tụ phong trào yêu nước và cuộc khởi nghĩa điển hình, như:
Trần Đức Hiển 1832007
28
+ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, với ý chí sắt đá “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”;
+ Phong trào Cần Vương thất bại, đánh dấu “chấm hết” của thời kỳ chống xâm lược theo ý thức hệ phong kiến, những kinh nghiệm và phương sách chống phong kiến, chủ yếu là Phương Bắc, không đủ sức chống quân viễn chinh thực dân có “tàu to, súng lớn” của Pháp;
Vì thế, lúc này đã có nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nhưng cũng mắc phải sai lầm, như:
Trần Đức Hiển 1832007
29
+ Hướng Đông: Con đường Duy Tân (1860) của Nhật, theo phương sách của Phan Bội Châu. Sau này Phan Bội Châu nói: Tôi 100 lần làm nhưng 100 lần thất bại, không một chút thành công; và khuyên thanh niên nên đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc;
+ Hướng Bắc: Con đường Cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc, song chỉ là sao chép “Thuyết Tam dân”: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) mà thôi;
Trần Đức Hiển 1832007
30
+ Hướng Tây: Muốn tranh thủ “Cách mạng dân chủ” của giai cấp tư sản Pháp, theo con đường của Phan Chu Trinh, cũng là sai lầm, bởi sao có thể năn nỉ kẻ thù nới tay, ban ơn, làm sao có thể mong muốn giai cấp tư sản nhủ lòng thương sót đối với giai cấp vô sản;
+ Nhóm “Tâm Tâm xã” (1923-1925): Tuy có nêu cao quyết tâm chống xâm lược, nhưng chưa bàn đến chính thể (ai lãnh đạo và lãnh đạo như thế nào đối với đất nước?);
Trần Đức Hiển 1832007
31
+ “Tân Việt Cách mạng Đảng” (1926 - 1930): Tuy có nhận thức được vấn đề giải phóng dân tộc, song chưa thấy được lực lượng nòng cốt của cách mạng, với vai trò chủ lực của cách mạng là giai cấp công nhân.
Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ của chúng ta đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, đi tìm đường cứu nước. Bác cũng đi hướng Tây, song đến “sào huyệt” của chủ nghĩa thực dân đế quốc để tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Trần Đức Hiển 1832007
32
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua năm 1920
Trần Đức Hiển 1832007
33
Đây chính là điểm xuất phát để Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê nin, giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Qua đó, phát triển sáng tạo, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lê nin.
Trần Đức Hiển 1832007
34
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo; hơn nữa còn phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Tổ chức bao trùm nhất, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trần Đức Hiển 1832007
35
Gồm 3 nội dung: Căn cứ thực hiện đoàn kết, nguyên tắc thực hiện đoàn kết, phương pháp thực hiện đoàn kết.
1- Căn cứ thực hiện đoàn kết:
Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, phải tìm được điểm tương đồng của mỗi người dân Việt Nam, điểm tương đồng của tất cả những người lao động và tiến bộ trên thế giới. Yêu cầu này được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm và xác định đúng ngay từ đầu.
(2 nội dung: đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế)
II- NỘI DUNG CƠ BẢN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Trần Đức Hiển 1832007
36
1.1. Đối với đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh lấy mục tiêu một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, dân giàu, nước mạnh làm điểm tương đồng, trân trọng, phát huy nó để thực hiện đại đoàn kết trong Mặt trận dân lộc thống nhất.
- Người tin rằng, vì mục tiêu này, người dân Việt Nam yêu nước, dù thuộc giai cấp, tầng lớp nào, giàu hay nghèo, dù thuộc đảng phái, tổ chức yêu nước nào, dù có tôn giáo hay không theo tôn giáo nào,... trước sau sẽ tìm đến nhau, xích lại gần nhau, đoàn kết thành một khối thống nhất.
- Lịch sử ra đời, phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chứng minh tư tưởng đoàn kết là tất yếu và cần thiết của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, như:
Trần Đức Hiển 1832007
37
+ Hội Phản đế đồng minh (1930-1936);
+ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939);
+ Mặt trận Phản đế (1939 - 1941);
+ Việt Nam Độc lập đồng minh hay Mặt trận Việt Minh (5-1941);
+ Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (5-1946);
+ Hội Liên Việt, hoặc của Mặt trận Liên - Việt (3-1951);
+ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (12-1960);
+ Liên minh Các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam (4-1968);
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976).
Trần Đức Hiển 1832007
38
Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm “dân là gốc” (của dân tộc), “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” (của CNMLN), 77 năm trước đây, gần 10 tháng sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, ngày 18-11-1930, Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ở nước ta ra đời, do Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo, nay là MTTQ Việt Nam, đã đánh dấu sự phát triển về chất CỦA phong trào đoàn kết yêu nước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ và bè lũ tay sai.
Trần Đức Hiển 1832007
39
Kế tục sự nghiệp cách mạng của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Mặt trận Phản đế (1939 - 1941), Mặt trận Việt Minh (1941) đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc, đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
40
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân và quân đội ta với sức mạnh vô địch, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc chiến đấu chống thục dân Pháp xâm lược đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước, xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trần Đức Hiển 1832007
41
Đoàn kết trong Mật trận Tổ quốc Việt Nam, trong Mặt trận Dân tộc gỉai phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nhân dân và quân đội ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, bằng cuộc Tồng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên CNXH.
Trần Đức Hiển 1832007
42
Kế tục vai trò lịch sử vẻ vang của các hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất trước đây, bước vào thời kỳ “cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nhất tà qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đã tập hợp, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Trần Đức Hiển 1832007
43
MTTQ Việt Nam với vị trí là một bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, (là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau đây: (3 nguyên tắc).
Trần Đức Hiển 1832007
44
- Mặt trận Dân tộc thống nhất là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc, do đó phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông (về sau Người nêu thêm là liên minh công-nông-lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của ĐCS; từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự tập hợp, quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng Mặt trận.
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trần Đức Hiển 1832007
45
1.2. Đối với đoàn kết quốc tế.
Hồ Chí Minh lấy mục tiêu hoà bình, tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no, hạnh phúc,... cho tất cả những người lao động và tiến bộ thuộc mọi giống nòi, không phân biệt màu da, chủng tộc,... làm điểm tương đồng để thực hiện sự liên minh, thống nhất, đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống lại “giống người áp bức, bóc lột”.
Trần Đức Hiển 1832007
46
Những khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “công bằng”, “bác ái” đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, thể hiện bước tiến của nhân loại, nhưng sau này bị giai cấp tư sản lợi dụng, làm sai lệnh, biến thái. Bác vẫn dùng khái niệm này để tập hợp đông đảo quần chúng làm cách mạng.
Phương pháp trình bày luận điểm, quan điểm, tư tưởng một cách ngắn gọn, xúc tích. Văn của Bác viết, bài diễn văn, bài nói chuyện của Bác đều rất ngắn gọn, nhưng lại rất đầy đủ, chứa đựng tư tưởng lớn.
Trần Đức Hiển 1832007
47
- Chúng ta đọc Hồ Chí Minh toàn tập, các bài viết của Bác đều ngắn. Có bài diễn văn hội nghị, khai mạc trước Đại hội Đảng chỉ có một trang hoặc trang rưỡi, lại còn chen vào vài câu thơ. Những lời kêu gọi của Bác ngắn mà đọc hừng hực khí thế. Đọc xong muốn ra trận ngay, chẳng hạn bài lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 chứa đựng những tư tưởng lớn về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Trong lời kêu, Bác viết: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có súng, gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Hễ là người Việt Nam thì hãy đứng lên cứu Tổ quốc”.
Trần Đức Hiển 1832007
48
- Hoặc, khi chúng ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2004) và 30 năm Chiến thắng 30 tháng 4 (1975 - 2005), đọc các bài của các tướng lĩnh, các nhà chính khách tư sản ở trên thế giới của Pháp, họ viết, họ phân tích cuộc chiến tranh này, thường họ sa vào các quan điểm quân sự thuần tuý, tức là phía Việt Minh có bao nhiêu sư đoàn, phía Pháp có bao nhiêu sư đoàn, có bao nhiêu xe tăng, phía Việt Nam có bao nhiêu quân... rồi họ so sánh với nhau; chứ họ không hiểu thấu đáo về sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam - gần đây chúng ta dùng khái niệm “chiến thắng của văn hóa Việt Nam”.
Trần Đức Hiển 1832007
49
- Hay là lời kêu gọi năm 1966 Bác viết: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ.
Phong cách của Bác là nói ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Hiểu rồi để mà hành động. Câu nói của Bác đã trở thành chân lý thời đại:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Trần Đức Hiển 1832007
50
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước".
Trần Đức Hiển 1832007
51
- Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ nghiên cứu những bài nói, những bài viết mà còn phải căn cứ vào cuộc sống thường nhật của Bác, những cử chỉ, những hành vi của Bác thể hiện qua cuộc sống hàng ngày. Chúng ta lại đọc thấy qua hồi ký của đồng chí này, qua câu chuyện của đồng chí kia kể lại về Bác Hồ. Có người nói rằng, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh thông qua chính tấm gương của Bác - đó là “hành vi vô ngôn”, tức là Bác không viết vấn đề ấy ra sách, không nói ra, mà chính là việc làm của Bác nói ra điều đó. Tấm gương của Bác là một pho sách về đạo đức cách mạng, về đại đoàn kết.
Trần Đức Hiển 1832007
52
Bác hay dùng khái niệm của Nho giáo, từ Hán Việt, như: trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đoàn kết, đại đoàn kết, vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,v.v... nhưng Bác lồng vào đó nội dung hoàn toàn mới.
Trong thời kỳ đầu kháng chiến, có người nói với Bác: “Bác ơi! Bác hay dùng những từ, những khái niệm Nho giáo nhiều thế, cũ rồi. Bây giờ đời sống mới rồi, sao Bác cứ dùng từ cũ thế?”. Bác nói: “Chúng ta thở bằng gì hở chú?”. “Thưa Bác! chúng ta thở bằng không khí ạ!”. “Thế thiếu không khí chúng ta sống được không?”. “Thưa Bác! Thiếu không khí chúng ta chết ạ!”.
Trần Đức Hiển 1832007
53
“Đấy, cái gì cũ rồi chúng ta cần, chúng ta vẫn dùng được. Cái gì cũ là xấu thì chúng ta phải bỏ (VD: Tính lười biếng, tha lam); cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì chúng ta phải sửa đổi lại (VD: Ma chay, cưới hỏi sa xỉ, ta phải giảm bớt đi); cái gì cũ mà tốt, chúng ta phải phát huy (VD Tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn trước). Chứ không phải cái gì cũ cũng xấu cả, cũng phá hết”. Bác dùng khái niệm của Nho giáo nhưng mà lồng vào nội dung cách mạng, hoàn toàn mới.
Trần Đức Hiển 1832007
54
Hoạt động cách mạng ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, thực hiện và có nhiều đóng góp cho đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và giữa các nước xã hội chủ nghĩa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, có lý, có tình; giữa các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc lột; giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nước đế quốc và nhân dân ở nước thuộc địa. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng hết sức quan tâm, thực hiện đoàn kết giữa các lực lượng dân chủ tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới.
Trần Đức Hiển 1832007
55
Trong đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh quan tâm, phấn đấu nhiều hơn cả cho đoàn kết, nhất trí giữa các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Người xác định đây là nhân tố và là bảo đảm quan trọng nhất, quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập của các dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Vì vậy, Người rất đau lòng khi thấy giữa các đảng cộng sản anh em trong những năm 60 của Thế kỷ XX có sự bất hoà, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cách mạng thế giới (ĐCS LX, ĐCS TQ)
Trần Đức Hiển 1832007
56
Tố Hữu:
“Có cô du kích xóm Lai Vu,
Rắn quấn quanh chân vẫn bắn thù.
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước,
Rắn mình em chịu có sao đâu”.
Hồ Chí Minh xác định rõ rằng, đoàn kết quốc tế để thế giới đồng tình, ủng hộ cách mạng Việt Nam và bằng thắng lợi của mình, cách mạng Việt Nam đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Trần Đức Hiển 1832007
57
2- Nguyên tắc đại đoàn kết
Gồm nguyên tắc:
2.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của toàn dân:
* Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
* Theo nguyên tắc này, xét cho cùng có thực hiện được đoàn kết hay không, đoàn kết đến mức nào là tùy thuộc vào việc có giải quyết được đúng đắn các mối quan hệ lợi ích chồng chéo, rất phức tạp sau đây: giữa cá nhân và tập thể; giữa bộ phận và toàn thể; giữa giai cấp và dân tộc; giữa quốc gia và quốc tế - hay không.
Trần Đức Hiển 1832007
58
Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được đoàn kết, phải tuân thủ nguyên tắc: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người.
2.2. Tin dân, dựa vào dân:
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn đoàn kết, đại đoàn kết, thì phải tin vào dân, dựa vào dân; bởi vì, dân là chủ thể của đoàn kết, dân là nền tảng của đại đoàn kết; dân là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng; dân còn là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản, của cả hệ thống chính trị cách mạng.
Trần Đức Hiển 1832007
59
Triết lý sống của Hồ Chí Minh
là lòng bác ái, nhân ái bao la,
tình yêu thương con người vô bờ bến,
lòng tin vào dân, biết dựa vào dân,
tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
Trần Đức Hiển 1832007
60
- Người cho rằng: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người, là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.
Triết lý sống ấy bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta; từ lòng thương yêu đùm bọc, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên tai và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Triết lý ấy cũng bắt nguồn từ tình thương yêu đồng loại với cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột bởi chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trần Đức Hiển 1832007
61
- Lòng nhân ái, yêu thương quý trọng con người ấy ở Người không phải là sự thương hại “bề trên” nhìn xuống; không phải là sự “động lòng trắc ẩn” của người đứng ngoài cuộc. Lòng nhân ái, thương yêu con người ở Hồ Chí Minh biểu hiện sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, trước hết từ tình cảm của người dân mất nước, bị nô dịch; của người lao động bị áp bức bóc lột, tìm con đường giải thoát khỏi những đọa đày đau khổ.
Trần Đức Hiển 1832007
62
Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà,
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha.
Trần Đức Hiển 1832007
63
- Tình thương yêu con người đó của Người gắn với lòng tin tưởng ở sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của con người, của nhân dân; tôn trọng nhân dân, kính trọng nhân dân. “Trong bầu trời không có gí quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
- Tin tưởng ở sức mạnh của con người, theo Người, là phải chăm lo, bồi dưỡng, sử dụng, phát động được sức mạnh của con người, của nhân dân, để “đem tài, sức, của cải của dân làm lợi cho dân”.
Trần Đức Hiển 1832007
64
- Thương yêu con người, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, phải gắn với việc xây dựng con người, giải phóng con người về mặt phẩm chất, nhân cách cũng như về tài năng trí tuệ, phát huy mặt tốt, mặt mạnh của con người; sửa đổi những tính xấu những mặt tiêu cực của con người. Người nói: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu. Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng”. Tuy nhiên, “thiện” và “ác” không phải tự nhiên mà có, mà “phần lớn do giáo dục mà ra”. Vì vậy, thái độ của chúng ta là “phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Chăm lo đến những tấm gương “người tốt, việc tốt” là hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới.
Trần Đức Hiển 1832007
65
- Người còn nói: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước... Nếu mỗi người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”. Người cũng đặc biệt quan tâm và tôn trọng “tính cách riêng”, “sở trường riêng”, “đời sống riêng”, quyền lợi riêng của mỗi người nhằm phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng người, vì lợi ích riêng chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng.
Trần Đức Hiển 1832007
66
- Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có biên giới quốc gia - hay ta nói hẹp hơn là không có tính phường hội. Bác thể hiện tình thương đối với con người, trước hết dành cho những người lao động, cả lao động chân tay và lao động trí óc (khác với chế độ Phong kiến cho rằng chỉ có 2 loại người là quân tử và tiểu nhân, coi thường phụ nữ; hoặc Phương Tây khinh khi người da màu, cho dân Việt Nam là “Annamít”).
Trần Đức Hiển 1832007
67
Tình thương đó khác nhau về bản chất so với quan điểm phong kiến và CNTB, thể hiện quan điểm Mác-xít. Tình yêu thương đó đã được thể hiện rõ ở Hồ Chí Minh bằng câu nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Trần Đức Hiển 1832007
68
- Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.
Trần Đức Hiển 1832007
69
- Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa; kể cả đối với những người lầm đường, lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau. Lòng thương yêu của Ng
Trần Đức Hiển 1832007
2
TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Bài thứ năm
Trần Đức Hiển 1832007
3
MĐYC:
- Qua giới thiệu bài này, giúp các đồng chí nắm được những vấn đề cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân; sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong giai đoạn cách mạng mới.
- Từ đó, các đ/c vận dụng vào thực tế địa phương, đơn vị mình, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh;
Trần Đức Hiển 1832007
4
có cơ sở vững chắc tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Tài liệu: Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Tư tưởng Hồ Chí Minh, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb Lý luận Chính trị, HN, 2004.
* Thời gian: Một buổi.
* Phương pháp: Trình bầy theo phương pháp đền chiếu, dựa vào cấu trúc đề cương để các đ/c tiện theo dõi và ghi chép; có minh họa làm rõ nội dung của bài.
Trần Đức Hiển 1832007
5
NỘI DUNG: Gồm 3 phần:
I- VỊ TRÍ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH.
II- NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT.
III- VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI.
Trần Đức Hiển 1832007
6
ĐVĐ:
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn kẽ. Theo quan niệm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
7
- Đại đoàn kết toàn dân tộc, có người ví như là ngọn núi lớn nhất trong dãy núi tư tưởng Hồ Chí Minh hùng vĩ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu nhất. Chúng ta có một câu ca dao rất sâu sắc:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
- Ý thức dân tộc, ý thức về một nước Việt Nam đã có từ rất sớm của cha ông ta, trong khi nhiều dân tộc mãi đến sau này ý thức về quốc gia dân tộc mới hình thành.
Trần Đức Hiển 1832007
8
Nhờ có đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”
sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong tiến trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đã và đang là ý chí, là khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam yêu nước.
Trần Đức Hiển 1832007
9
Tiến hành thống kê, phân tích những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh đã được công bố trong Hồ Chí Minh Toàn tập (12 tập, nay là đĩa CD HCM), kết quả cho thấy, các bài đề cập đến vấn đề đại đoàn kết dân tộc chiếm tỷ lệ trên 40%. Trong một số bài, Người đã nhiều lần nói đến đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc:
- 16 lần trong “Sửa đổi lối làm việc”,
- 17 lần trong “Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt”,
- 19 lần trong “Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh” (1957).
Trần Đức Hiển 1832007
10
Người đã trở thành linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng rộng rãi và bền vững.
Đại đoàn kết dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Trong những cống hiến lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng.
Trần Đức Hiển 1832007
11
Nhạc trưởng “Kết đoàn”
Trần Đức Hiển 1832007
12
Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được”.
Người còn chỉ rõ: “Ở trong xã hội muốn thành công phải có 3 điều kiện là “thiên thời”, “địa lợi” và “nhân hòa”.
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng “thiên thời” không quan trọng bằng “địa lợi” mà “địa lợi” không quan trọng bằng “nhân hòa”... “Nhân hòa” là tất cả mọi người đều nhất trí. “Nhân hòa” là quan trọng hơn hết”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, T2, tr 276 & T4, tr 463-464).
I- VỊ TRÍ VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH
Trần Đức Hiển 1832007
13
T
H
À
N
H
C
Ô
N
G
Thiên thời
Địa lợi
Nhân hòa
Trần Đức Hiển 1832007
14
Qua đó thấy rằng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến “nhân hòa”, đến sự nhất trí, đến đoàn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Để hiểu rõ vị trí vấn đề đoàn kết trong hoạt động lý luận và thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh, chúng ta nghiên cứu 2 nội dung sau:
Trần Đức Hiển 1832007
15
1- Đại đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt,
nhất quán của Hồ Chí Minh:
Thể hiện ở những điểm sau: (6)
(1) Do thường xuyên phải chống ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội và phải đương đầu với thiên tai, nên dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết. Hồ Chí Minh chẳng những kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc, mà còn nâng nó lên một tầm cao mới, trở thành tư tưởng, chiến lược cách mạng Việt Nam. (Trong lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta phải mất 1.200 năm chống xâm lược; trong đó, có những lúc dân tộc ta phải chống kẻ thù ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội, như Tần, Nam Hán, Mông Nguyên, Pháp, Nhật, Mỹ, bành trướng quốc tế).
Trần Đức Hiển 1832007
16
(2) Trong các bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhấn mạnh vấn đề đoàn kết. Thường thì đầu bài nói, bài viết, Người nhấn mạnh “Trước hết phải đoàn kết”; cuối bài nói, bài viết, Người lại nhấn mạnh “Tóm lại phải đoàn kết”.
(3) Đối tượng đoàn kết: Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải đoàn kết, đoàn kết hơn nữa; đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa; đoàn kết rộng rãi, đoàn kết rộng rãi hơn nữa; đoàn kết thật thà trên dưới; đoàn kết nội bộ; đoàn kết toàn dân; đoàn kết chủ - thợ; đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài quần chúng; đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới; đoàn kết lương - giáo; đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, giữa đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; đoàn kết quốc tế, v.v.
Trần Đức Hiển 1832007
17
(4) Hồ Chí Minh thường nói đoàn kết là “nhiệm vụ hàng đầu”; “đoàn kết rất quan trọng”; có lúc Người nhấn mạnh “đoàn kết là điểm mẹ, điểm này thực hiện được tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.
(5) Trong Di chúc của Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, Người nhấn mạnh về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân. Sau đó, Người nói về đoàn kết quốc tế và Người rất đau lòng “vì sự bất hoà giữa các Đảng anh em”. Những dòng cuối cùng của Di chúc, Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trần Đức Hiển 1832007
18
(6) Trong quá trình tìm đường cứu nước khi đang ở nước ngoài, việc đầu tiên Hồ Chí Minh nghĩ tới là đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Về tới Tổ quốc, việc đầu tiên Người tiến hành là xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết toàn dân. Trong suốt gần 40 năm (1930 - 1969) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người thường xuyên quan tâm đến đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đoàn kết, đại đoàn kết là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh.
Trần Đức Hiển 1832007
19
2- Đại đoàn kết - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Gồm mấy ý sau:
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam gồm nhiều nhân tố hợp thành tạo nên những thắng lợi của cách mạng. Trong những nhân tố đó có vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân tố lực lượng vũ trang, nhân tố đại đoàn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
Tổng kết lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
(Hồ Chí Minh: Sđd, T3, trang 217).
Trần Đức Hiển 1832007
20
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn rất phong phú.
- Trước hết, đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam.
Tinh thần, ý thức ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của cả một dân tộc để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Trần Đức Hiển 1832007
21
- Hai là, đối với mỗi người Việt Nam, những sắc thái tình cảm, như: “yêu nước”, “nhân nghĩa”, “đoàn kết”,... đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
“Nhiễu điều phủ lấy giá giương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”;
+ Hoặc, đã trở thành một triết lý nhân sinh:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”;
Trần Đức Hiển 1832007
22
+ Hoặc, đã trở thành phép ứng xử lý trí và tư duy chính trị:
Tình làng, nghĩa nước.
Nước mất thì nhà tan.
Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.
Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia (nhà - làng - nước) và trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
23
Tinh thần yêu nước
Ý thức cộng đồng
Ý thức cố kết dân tộc
Tình cảm tự nhiên
Thấm đậm vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam.
Trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ bền chặt
NƯỚC
LÀNG
NHÀ
Triết lý nhân sinh
Trần Đức Hiển 1832007
24
- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh: Sđd, T6, trang 171).
Trần Đức Hiển 1832007
25
- Tổng kết cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người cũng rút ra một bài học lớn: “Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng”.
- Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”
Trần Đức Hiển 1832007
26
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết càng rộng rãi, đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng.
Tóm lại, vị trí của vấn đề đoàn kết được Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Theo Người, đoàn kết, đại đoàn kết là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đoàn kết càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn, thành tích càng to.
Trần Đức Hiển 1832007
27
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thấy được những hạn chế trong việc tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân của các nhà yêu nước tiền bối, trước những yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc.
Trong 72 năm (từ 1858 - 1930) có hơn 300 phong trào yêu nước và cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng tất cả đều thất bại. Các lãnh tụ phong trào yêu nước và cuộc khởi nghĩa điển hình, như:
Trần Đức Hiển 1832007
28
+ Nguyễn Trung Trực ở Nam Bộ, với ý chí sắt đá “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”;
+ Phong trào Cần Vương thất bại, đánh dấu “chấm hết” của thời kỳ chống xâm lược theo ý thức hệ phong kiến, những kinh nghiệm và phương sách chống phong kiến, chủ yếu là Phương Bắc, không đủ sức chống quân viễn chinh thực dân có “tàu to, súng lớn” của Pháp;
Vì thế, lúc này đã có nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài tìm đường cứu nước, nhưng cũng mắc phải sai lầm, như:
Trần Đức Hiển 1832007
29
+ Hướng Đông: Con đường Duy Tân (1860) của Nhật, theo phương sách của Phan Bội Châu. Sau này Phan Bội Châu nói: Tôi 100 lần làm nhưng 100 lần thất bại, không một chút thành công; và khuyên thanh niên nên đi theo con đường của Nguyễn Ái Quốc;
+ Hướng Bắc: Con đường Cách mạng Tân Hợi (1911) của Trung Quốc, song chỉ là sao chép “Thuyết Tam dân”: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn (Tôn Dật Tiên) mà thôi;
Trần Đức Hiển 1832007
30
+ Hướng Tây: Muốn tranh thủ “Cách mạng dân chủ” của giai cấp tư sản Pháp, theo con đường của Phan Chu Trinh, cũng là sai lầm, bởi sao có thể năn nỉ kẻ thù nới tay, ban ơn, làm sao có thể mong muốn giai cấp tư sản nhủ lòng thương sót đối với giai cấp vô sản;
+ Nhóm “Tâm Tâm xã” (1923-1925): Tuy có nêu cao quyết tâm chống xâm lược, nhưng chưa bàn đến chính thể (ai lãnh đạo và lãnh đạo như thế nào đối với đất nước?);
Trần Đức Hiển 1832007
31
+ “Tân Việt Cách mạng Đảng” (1926 - 1930): Tuy có nhận thức được vấn đề giải phóng dân tộc, song chưa thấy được lực lượng nòng cốt của cách mạng, với vai trò chủ lực của cách mạng là giai cấp công nhân.
Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ của chúng ta đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các nhà yêu nước đương thời, đi tìm đường cứu nước. Bác cũng đi hướng Tây, song đến “sào huyệt” của chủ nghĩa thực dân đế quốc để tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Trần Đức Hiển 1832007
32
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua năm 1920
Trần Đức Hiển 1832007
33
Đây chính là điểm xuất phát để Hồ Chí Minh xác định: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác - Lê nin, giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Qua đó, phát triển sáng tạo, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác - Lê nin.
Trần Đức Hiển 1832007
34
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo; hơn nữa còn phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Tổ chức bao trùm nhất, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Trần Đức Hiển 1832007
35
Gồm 3 nội dung: Căn cứ thực hiện đoàn kết, nguyên tắc thực hiện đoàn kết, phương pháp thực hiện đoàn kết.
1- Căn cứ thực hiện đoàn kết:
Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, phải tìm được điểm tương đồng của mỗi người dân Việt Nam, điểm tương đồng của tất cả những người lao động và tiến bộ trên thế giới. Yêu cầu này được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm và xác định đúng ngay từ đầu.
(2 nội dung: đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế)
II- NỘI DUNG CƠ BẢN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
Trần Đức Hiển 1832007
36
1.1. Đối với đoàn kết toàn dân tộc.
Hồ Chí Minh lấy mục tiêu một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, dân giàu, nước mạnh làm điểm tương đồng, trân trọng, phát huy nó để thực hiện đại đoàn kết trong Mặt trận dân lộc thống nhất.
- Người tin rằng, vì mục tiêu này, người dân Việt Nam yêu nước, dù thuộc giai cấp, tầng lớp nào, giàu hay nghèo, dù thuộc đảng phái, tổ chức yêu nước nào, dù có tôn giáo hay không theo tôn giáo nào,... trước sau sẽ tìm đến nhau, xích lại gần nhau, đoàn kết thành một khối thống nhất.
- Lịch sử ra đời, phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chứng minh tư tưởng đoàn kết là tất yếu và cần thiết của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, như:
Trần Đức Hiển 1832007
37
+ Hội Phản đế đồng minh (1930-1936);
+ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939);
+ Mặt trận Phản đế (1939 - 1941);
+ Việt Nam Độc lập đồng minh hay Mặt trận Việt Minh (5-1941);
+ Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (5-1946);
+ Hội Liên Việt, hoặc của Mặt trận Liên - Việt (3-1951);
+ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (12-1960);
+ Liên minh Các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam (4-1968);
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976).
Trần Đức Hiển 1832007
38
Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm “dân là gốc” (của dân tộc), “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” (của CNMLN), 77 năm trước đây, gần 10 tháng sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, ngày 18-11-1930, Hội Phản đế đồng minh - hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ở nước ta ra đời, do Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo, nay là MTTQ Việt Nam, đã đánh dấu sự phát triển về chất CỦA phong trào đoàn kết yêu nước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ và bè lũ tay sai.
Trần Đức Hiển 1832007
39
Kế tục sự nghiệp cách mạng của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), Mặt trận Phản đế (1939 - 1941), Mặt trận Việt Minh (1941) đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc, đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trần Đức Hiển 1832007
40
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân và quân đội ta với sức mạnh vô địch, đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc chiến đấu chống thục dân Pháp xâm lược đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước, xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trần Đức Hiển 1832007
41
Đoàn kết trong Mật trận Tổ quốc Việt Nam, trong Mặt trận Dân tộc gỉai phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nhân dân và quân đội ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, bằng cuộc Tồng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên CNXH.
Trần Đức Hiển 1832007
42
Kế tục vai trò lịch sử vẻ vang của các hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất trước đây, bước vào thời kỳ “cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nhất tà qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đã tập hợp, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Trần Đức Hiển 1832007
43
MTTQ Việt Nam với vị trí là một bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, (là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau đây: (3 nguyên tắc).
Trần Đức Hiển 1832007
44
- Mặt trận Dân tộc thống nhất là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc, do đó phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông (về sau Người nêu thêm là liên minh công-nông-lao động trí óc), dưới sự lãnh đạo của ĐCS; từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự tập hợp, quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một khối vững chắc.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng Mặt trận.
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Trần Đức Hiển 1832007
45
1.2. Đối với đoàn kết quốc tế.
Hồ Chí Minh lấy mục tiêu hoà bình, tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no, hạnh phúc,... cho tất cả những người lao động và tiến bộ thuộc mọi giống nòi, không phân biệt màu da, chủng tộc,... làm điểm tương đồng để thực hiện sự liên minh, thống nhất, đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống lại “giống người áp bức, bóc lột”.
Trần Đức Hiển 1832007
46
Những khái niệm “dân chủ”, “tự do”, “công bằng”, “bác ái” đã xuất hiện từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, thể hiện bước tiến của nhân loại, nhưng sau này bị giai cấp tư sản lợi dụng, làm sai lệnh, biến thái. Bác vẫn dùng khái niệm này để tập hợp đông đảo quần chúng làm cách mạng.
Phương pháp trình bày luận điểm, quan điểm, tư tưởng một cách ngắn gọn, xúc tích. Văn của Bác viết, bài diễn văn, bài nói chuyện của Bác đều rất ngắn gọn, nhưng lại rất đầy đủ, chứa đựng tư tưởng lớn.
Trần Đức Hiển 1832007
47
- Chúng ta đọc Hồ Chí Minh toàn tập, các bài viết của Bác đều ngắn. Có bài diễn văn hội nghị, khai mạc trước Đại hội Đảng chỉ có một trang hoặc trang rưỡi, lại còn chen vào vài câu thơ. Những lời kêu gọi của Bác ngắn mà đọc hừng hực khí thế. Đọc xong muốn ra trận ngay, chẳng hạn bài lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 chứa đựng những tư tưởng lớn về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. Trong lời kêu, Bác viết: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có súng, gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Hễ là người Việt Nam thì hãy đứng lên cứu Tổ quốc”.
Trần Đức Hiển 1832007
48
- Hoặc, khi chúng ta kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2004) và 30 năm Chiến thắng 30 tháng 4 (1975 - 2005), đọc các bài của các tướng lĩnh, các nhà chính khách tư sản ở trên thế giới của Pháp, họ viết, họ phân tích cuộc chiến tranh này, thường họ sa vào các quan điểm quân sự thuần tuý, tức là phía Việt Minh có bao nhiêu sư đoàn, phía Pháp có bao nhiêu sư đoàn, có bao nhiêu xe tăng, phía Việt Nam có bao nhiêu quân... rồi họ so sánh với nhau; chứ họ không hiểu thấu đáo về sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam - gần đây chúng ta dùng khái niệm “chiến thắng của văn hóa Việt Nam”.
Trần Đức Hiển 1832007
49
- Hay là lời kêu gọi năm 1966 Bác viết: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ.
Phong cách của Bác là nói ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Hiểu rồi để mà hành động. Câu nói của Bác đã trở thành chân lý thời đại:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Trần Đức Hiển 1832007
50
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu phải cùng nhau giữ lấy nước".
Trần Đức Hiển 1832007
51
- Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ nghiên cứu những bài nói, những bài viết mà còn phải căn cứ vào cuộc sống thường nhật của Bác, những cử chỉ, những hành vi của Bác thể hiện qua cuộc sống hàng ngày. Chúng ta lại đọc thấy qua hồi ký của đồng chí này, qua câu chuyện của đồng chí kia kể lại về Bác Hồ. Có người nói rằng, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh thông qua chính tấm gương của Bác - đó là “hành vi vô ngôn”, tức là Bác không viết vấn đề ấy ra sách, không nói ra, mà chính là việc làm của Bác nói ra điều đó. Tấm gương của Bác là một pho sách về đạo đức cách mạng, về đại đoàn kết.
Trần Đức Hiển 1832007
52
Bác hay dùng khái niệm của Nho giáo, từ Hán Việt, như: trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đoàn kết, đại đoàn kết, vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người,v.v... nhưng Bác lồng vào đó nội dung hoàn toàn mới.
Trong thời kỳ đầu kháng chiến, có người nói với Bác: “Bác ơi! Bác hay dùng những từ, những khái niệm Nho giáo nhiều thế, cũ rồi. Bây giờ đời sống mới rồi, sao Bác cứ dùng từ cũ thế?”. Bác nói: “Chúng ta thở bằng gì hở chú?”. “Thưa Bác! chúng ta thở bằng không khí ạ!”. “Thế thiếu không khí chúng ta sống được không?”. “Thưa Bác! Thiếu không khí chúng ta chết ạ!”.
Trần Đức Hiển 1832007
53
“Đấy, cái gì cũ rồi chúng ta cần, chúng ta vẫn dùng được. Cái gì cũ là xấu thì chúng ta phải bỏ (VD: Tính lười biếng, tha lam); cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì chúng ta phải sửa đổi lại (VD: Ma chay, cưới hỏi sa xỉ, ta phải giảm bớt đi); cái gì cũ mà tốt, chúng ta phải phát huy (VD Tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn trước). Chứ không phải cái gì cũ cũng xấu cả, cũng phá hết”. Bác dùng khái niệm của Nho giáo nhưng mà lồng vào nội dung cách mạng, hoàn toàn mới.
Trần Đức Hiển 1832007
54
Hoạt động cách mạng ở thế kỷ XX, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm, thực hiện và có nhiều đóng góp cho đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và giữa các nước xã hội chủ nghĩa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, có lý, có tình; giữa các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, bóc lột; giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở nước đế quốc và nhân dân ở nước thuộc địa. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng hết sức quan tâm, thực hiện đoàn kết giữa các lực lượng dân chủ tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới.
Trần Đức Hiển 1832007
55
Trong đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh quan tâm, phấn đấu nhiều hơn cả cho đoàn kết, nhất trí giữa các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Người xác định đây là nhân tố và là bảo đảm quan trọng nhất, quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập của các dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Vì vậy, Người rất đau lòng khi thấy giữa các đảng cộng sản anh em trong những năm 60 của Thế kỷ XX có sự bất hoà, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp cách mạng thế giới (ĐCS LX, ĐCS TQ)
Trần Đức Hiển 1832007
56
Tố Hữu:
“Có cô du kích xóm Lai Vu,
Rắn quấn quanh chân vẫn bắn thù.
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước,
Rắn mình em chịu có sao đâu”.
Hồ Chí Minh xác định rõ rằng, đoàn kết quốc tế để thế giới đồng tình, ủng hộ cách mạng Việt Nam và bằng thắng lợi của mình, cách mạng Việt Nam đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Trần Đức Hiển 1832007
57
2- Nguyên tắc đại đoàn kết
Gồm nguyên tắc:
2.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của toàn dân:
* Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
* Theo nguyên tắc này, xét cho cùng có thực hiện được đoàn kết hay không, đoàn kết đến mức nào là tùy thuộc vào việc có giải quyết được đúng đắn các mối quan hệ lợi ích chồng chéo, rất phức tạp sau đây: giữa cá nhân và tập thể; giữa bộ phận và toàn thể; giữa giai cấp và dân tộc; giữa quốc gia và quốc tế - hay không.
Trần Đức Hiển 1832007
58
Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện được đoàn kết, phải tuân thủ nguyên tắc: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người.
2.2. Tin dân, dựa vào dân:
* Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn đoàn kết, đại đoàn kết, thì phải tin vào dân, dựa vào dân; bởi vì, dân là chủ thể của đoàn kết, dân là nền tảng của đại đoàn kết; dân là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng; dân còn là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản, của cả hệ thống chính trị cách mạng.
Trần Đức Hiển 1832007
59
Triết lý sống của Hồ Chí Minh
là lòng bác ái, nhân ái bao la,
tình yêu thương con người vô bờ bến,
lòng tin vào dân, biết dựa vào dân,
tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
Trần Đức Hiển 1832007
60
- Người cho rằng: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người, là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.
Triết lý sống ấy bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta; từ lòng thương yêu đùm bọc, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên tai và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Triết lý ấy cũng bắt nguồn từ tình thương yêu đồng loại với cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột bởi chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trần Đức Hiển 1832007
61
- Lòng nhân ái, yêu thương quý trọng con người ấy ở Người không phải là sự thương hại “bề trên” nhìn xuống; không phải là sự “động lòng trắc ẩn” của người đứng ngoài cuộc. Lòng nhân ái, thương yêu con người ở Hồ Chí Minh biểu hiện sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, trước hết từ tình cảm của người dân mất nước, bị nô dịch; của người lao động bị áp bức bóc lột, tìm con đường giải thoát khỏi những đọa đày đau khổ.
Trần Đức Hiển 1832007
62
Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà,
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha.
Trần Đức Hiển 1832007
63
- Tình thương yêu con người đó của Người gắn với lòng tin tưởng ở sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của con người, của nhân dân; tôn trọng nhân dân, kính trọng nhân dân. “Trong bầu trời không có gí quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
- Tin tưởng ở sức mạnh của con người, theo Người, là phải chăm lo, bồi dưỡng, sử dụng, phát động được sức mạnh của con người, của nhân dân, để “đem tài, sức, của cải của dân làm lợi cho dân”.
Trần Đức Hiển 1832007
64
- Thương yêu con người, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, phải gắn với việc xây dựng con người, giải phóng con người về mặt phẩm chất, nhân cách cũng như về tài năng trí tuệ, phát huy mặt tốt, mặt mạnh của con người; sửa đổi những tính xấu những mặt tiêu cực của con người. Người nói: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu. Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng”. Tuy nhiên, “thiện” và “ác” không phải tự nhiên mà có, mà “phần lớn do giáo dục mà ra”. Vì vậy, thái độ của chúng ta là “phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Chăm lo đến những tấm gương “người tốt, việc tốt” là hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới.
Trần Đức Hiển 1832007
65
- Người còn nói: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước... Nếu mỗi người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh. Người là gốc của làng nước. Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”. Người cũng đặc biệt quan tâm và tôn trọng “tính cách riêng”, “sở trường riêng”, “đời sống riêng”, quyền lợi riêng của mỗi người nhằm phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng người, vì lợi ích riêng chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng.
Trần Đức Hiển 1832007
66
- Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có biên giới quốc gia - hay ta nói hẹp hơn là không có tính phường hội. Bác thể hiện tình thương đối với con người, trước hết dành cho những người lao động, cả lao động chân tay và lao động trí óc (khác với chế độ Phong kiến cho rằng chỉ có 2 loại người là quân tử và tiểu nhân, coi thường phụ nữ; hoặc Phương Tây khinh khi người da màu, cho dân Việt Nam là “Annamít”).
Trần Đức Hiển 1832007
67
Tình thương đó khác nhau về bản chất so với quan điểm phong kiến và CNTB, thể hiện quan điểm Mác-xít. Tình yêu thương đó đã được thể hiện rõ ở Hồ Chí Minh bằng câu nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Trần Đức Hiển 1832007
68
- Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.
Trần Đức Hiển 1832007
69
- Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa; kể cả đối với những người lầm đường, lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau. Lòng thương yêu của Ng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Ấm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)