Tu tuong ho chi minh

Chia sẻ bởi Kha Ngọc Thanh | Ngày 21/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: tu tuong ho chi minh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2
Chương 6
TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN,
VĂN HOÁ HỒ CHÍ MINH
Kết cấu :
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
2. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh…
Thời gian quy định: 9 tiết (6 tiết giảng và 3 tiết xêmina)
3
1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và toàn diện của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
“Đối với phương Đông, một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Bác coi trọng giáo dục đạo đức với giáo dục lý tưởng cách mạng. Đạo đức là phẩm chất, là tâm trong sáng của người cách mạng. Có tâm, có đức mới giữ được CNMLN và đưa CNMLN vào trong cuộc sống. Đạo đức còn là biểu hiện lòng cao thượng của con người.
4
“Đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”.
Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Phải có cái đức để đi đến cái trí, và khi có trí thì cái đức đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, chấp nhận và đi theo.
5
1.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
+Trung với nước, hiếu với dân:
Quan niệm trước đây…
Quan niệm của Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghiã xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Vừa kêu gọi, vừa định hướng chính trị, đạo đức cho mọi người.
6
Nội dung của trung với nước:
Nội dung của hiếu với dân:
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao …
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình…
Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân” …
Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc…
7
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người.
8
Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng …
9
10
+ Yêu thương con người:
Tình yêu rộng lớn dành cho tất cả mọi người nhất là những con người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột.
Quan tâm chăm lo cuộc sống của con người.
Tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đấu tranh giải phóng con người một cách triệt để.
11
+ Có tinh thần quốc tế trong sáng:
Bốn phương vô sản đều là anh em.
Giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau giữa nhân dân lao động các nước.
Xây dựng khối đoàn kết quốc tế.
12
1.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
+ “Xây” đi đôi với “chống”, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
13
2. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
2.1. Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
+ Hồ Chí Minh nhận thức về con người cụ thể, lịch sử, mang tính xã hội.
+ Thương yêu và quý trọng con người.
+ Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo của con người. Tiết kiệm sức dân, tôn trọng đức và tài của dân, lắng nghe ý kiến của dân, chăm lo đời sống của dân.
+ Lòng khoan dung rộng lớn.
14
2.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, vì vậy mọi chủ trương của Đảng phải vì dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Con người là động lực của cách mạng. Cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
15
16
2.3. Xây dựng con người là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Chiến lược xây dựng con người toàn diện. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Nội dung giáo dục phải toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lý tưởng và tình cảm cách mạng.
Để trồng người phải có biện pháp, nhưng giáo dục là quan trọng.
17
3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
3.1. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
18
Vị trí của văn hoá, vai trò chiến sĩ của người hoạt động văn hoá.
Chức năng của văn hoá:
+ Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.
+ Nâng cao dân trí.
+ Bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh, hướng con người vươn tới chân-thiện-mỹ.
Tính chất của văn hoá: Tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng. Nền văn hoá mới có nội dung XHCN và có chất dân tộc.
19
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá
+ Văn hoá giáo dục
+ Văn hoá văn nghệ.
+ Văn hoá đời sống.
Xây dựng đời sống mới là quan điểm độc đáo của Hồ Chí Minh về văn hoá. Đời sống mới bao gồm cả đạo đức, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung ấy có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò quan trọng.
20
4. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHÂN VĂN, VĂN HOÁ HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Bồi dưỡng nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên trong lao động, học tập, bảo vệ Tổ quốc.
21
- Biết giữ gìn, đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.

Về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Phải có thế giới quan, phương pháp luận của CNMLN và TTHCM. Yêu nước, yêu CNXH, phải có ý chí vươn lên rửa cái nhục đói nghèo, lạc hậu. Giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự. Có nếp sống giản dị, ít lòng tham về vật chất.
22
4.2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, lòng khoan dung.

4.3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá
Rèn thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh tri thức của thời đại… Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu.
23
HẾT
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kha Ngọc Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)