Tu tuong ho chi minh
Chia sẻ bởi Bùi Mỹ Phượng |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: tu tuong ho chi minh thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ HỌC TẬP
1. Dân tộc Việt Nam được ngợi ca là một dân tộc hiếu học. Tinh thần hiếu học (ham học hỏi và hiểu biết) thể hiện xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh có những đề cập thiết thực, cụ thể về sự học. Song bao trùm lên tất cả vẫn là tinh thần mới mẻ, nhân văn: học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Tinh thần đó được thể hiện trên mấy nét sau.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc học tập giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân.
Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên vai trò quan trọng của sự học và thế hệ trẻ đối với tiền đồ đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(1). Trong hoàn cảnh nước nhà đang thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ (chống giặc dốt), Người đã viết bài "Chống nạn thất học", trong đó đề cao vai trò của sự hiểu biết ở mọi người đối với việc xây dựng đất nước: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (2). Sự học, trình độ học vấn liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện sự mạnh, yếu của một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (3). Nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, Người đã nhấn mạnh lợi ích của việc đào tạo con người trên tinh thần một câu nói của người xưa “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng cây là một việc làm rất cụ thể, dễ dàng, còn trồng người là một sự nghiệp vinh quang và rất đỗi gian nan, có liên quan đến sự tồn vong và tương lai dân tộc.
Thấy được vai trò của giáo dục, đào tạo, của nhân tố con người, ngay trong buổi đầu mới giành được độc lập, một trong sáu vấn đề cấp bách cần làm ngay, thì vấn đề quan trọng thứ hai, Người đã đề cập là diệt giặc dốt. Người cho rằng, giặc dốt và giặc ngoại xâm đi liền với nhau, dựa vào nhau để nô dịch dân ta. Coi trọng sự học, giáo dục và đào tạo, trọn đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở vì sự nghiệp đào tạo thanh niên, đào tạo, bồi dưỡng con người. Trong Di chúc cuối đời, Người tha thiết dặn dò “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Hai là, mục đích của sự học theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Từ việc coi trọng tầm quan trọng của sự học đối với tiền đồ quốc gia, dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến coi mục đích của sự học là để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Trong lịch sử, mỗi một chế độ xã hội khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và nhận thức, con người đề cao sự học không giống nhau. Dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến đã từng bị ảnh hưởng bởi quan niệm “học nhi ưu tắc sĩ” (học để làm quan), cái học đó đã đào tạo ra một tầng lớp quan lại bằng con đường khoa bảng; xã hội nông nghiệp đề cao cái học để “vinh thân phì gia”, một người làm quan cả họ được nhờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức được lợi ích của việc học lớn hơn nhiều. Học để “phụng sự” tức là làm việc, là lãnh nhận sứ mệnh trước quốc dân, đồng bào, là cống hiến, đặt cái lợi nhân quần của Tổ quốc, nhân dân lên hết thảy. Đó là ý nghĩa đích thực của sự học theo quan điểm khoa học và cách mạng, tiến bộ và nhân văn. Ở cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, đi nhiều, hễ có dịp là Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói với nhân dân về lợi ích của sự học mới, về ý nghĩa của sự học cao cả ấy.
Trong lời ghi ở trang đầu Quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Người viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”...(4). Phát biểu trong Hội nghị toàn quốc
1. Dân tộc Việt Nam được ngợi ca là một dân tộc hiếu học. Tinh thần hiếu học (ham học hỏi và hiểu biết) thể hiện xuyên suốt trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh có những đề cập thiết thực, cụ thể về sự học. Song bao trùm lên tất cả vẫn là tinh thần mới mẻ, nhân văn: học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Tinh thần đó được thể hiện trên mấy nét sau.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc học tập giáo dục, xem đó là phương cách để kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân.
Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên vai trò quan trọng của sự học và thế hệ trẻ đối với tiền đồ đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(1). Trong hoàn cảnh nước nhà đang thực hiện phong trào xóa nạn mù chữ (chống giặc dốt), Người đã viết bài "Chống nạn thất học", trong đó đề cao vai trò của sự hiểu biết ở mọi người đối với việc xây dựng đất nước: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (2). Sự học, trình độ học vấn liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện sự mạnh, yếu của một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (3). Nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, Người đã nhấn mạnh lợi ích của việc đào tạo con người trên tinh thần một câu nói của người xưa “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng cây là một việc làm rất cụ thể, dễ dàng, còn trồng người là một sự nghiệp vinh quang và rất đỗi gian nan, có liên quan đến sự tồn vong và tương lai dân tộc.
Thấy được vai trò của giáo dục, đào tạo, của nhân tố con người, ngay trong buổi đầu mới giành được độc lập, một trong sáu vấn đề cấp bách cần làm ngay, thì vấn đề quan trọng thứ hai, Người đã đề cập là diệt giặc dốt. Người cho rằng, giặc dốt và giặc ngoại xâm đi liền với nhau, dựa vào nhau để nô dịch dân ta. Coi trọng sự học, giáo dục và đào tạo, trọn đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở vì sự nghiệp đào tạo thanh niên, đào tạo, bồi dưỡng con người. Trong Di chúc cuối đời, Người tha thiết dặn dò “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Hai là, mục đích của sự học theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân
Từ việc coi trọng tầm quan trọng của sự học đối với tiền đồ quốc gia, dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến coi mục đích của sự học là để phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Trong lịch sử, mỗi một chế độ xã hội khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và nhận thức, con người đề cao sự học không giống nhau. Dân tộc Việt Nam trong thời đại phong kiến đã từng bị ảnh hưởng bởi quan niệm “học nhi ưu tắc sĩ” (học để làm quan), cái học đó đã đào tạo ra một tầng lớp quan lại bằng con đường khoa bảng; xã hội nông nghiệp đề cao cái học để “vinh thân phì gia”, một người làm quan cả họ được nhờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức được lợi ích của việc học lớn hơn nhiều. Học để “phụng sự” tức là làm việc, là lãnh nhận sứ mệnh trước quốc dân, đồng bào, là cống hiến, đặt cái lợi nhân quần của Tổ quốc, nhân dân lên hết thảy. Đó là ý nghĩa đích thực của sự học theo quan điểm khoa học và cách mạng, tiến bộ và nhân văn. Ở cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, đi nhiều, hễ có dịp là Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói với nhân dân về lợi ích của sự học mới, về ý nghĩa của sự học cao cả ấy.
Trong lời ghi ở trang đầu Quyển sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, Người viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”...(4). Phát biểu trong Hội nghị toàn quốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Mỹ Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)