Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Huỳnh Học | Ngày 10/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

A. MỞ ĐẦU

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, hết lòng vì dân vì nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả, có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài sự nghiệp cách mạng nước ta. Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Bước vào thời kì đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong học tập, bảo vệ và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ nghĩa Mác-Lê nin càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lí luận giáo dục và thực tiễn có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như nghị quyết UNESCO đánh giá: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đối hóa bất cứ hình thức giáo dục nào. Người viết: “Giáo dục dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong cuộc sống, trong việc làm...Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu. Phương pháp làm gương là một biện pháp hữu hiệu trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm. Người dạy: “Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác gắng làm gương cho nhân dân. Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa”.
Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn, phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội...đều nhằm mục đích nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng, nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính...
Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả của Người, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính qui và không chính qui, thực hiện “Giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Học
Dung lượng: 198,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)