Tu tuong ho chi minh

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thu | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: tu tuong ho chi minh thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

BÀI THUYẾT TRÌNH:
NHÓM 5
NỘI DUNG:

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

I.Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc
1.Vai trò
của đại
đoàn kết
dân tộc
2. Nội dung
của đại
đoàn kết
dân tộc
3. Hình thức
tổ chức
của khối
ĐĐKDT
1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:
a.ĐĐKDT lầ vấn đề chiến lược quyết định thành công của cách mạng:
Bác nhấn mạnh:”Đoàn kết tạo ra sức mạnh”
“Đoàn kết ,đoàn kết ,đại đoàn kết
Thành công ,thành công, đại thành công”

Đoàn kết còn là một nhu cầu khách quan.
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân.Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.


Đoàn kết phải có tổ chức phải có Đảng lãnh đạo.
Qúa trình đoàn kết là quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, từ đoàn kết gia đình => giai cấp => dân tộc => quốc tế.
b.ĐĐKDT là mục tiêu ,nhiệm vụ hàng đầu của đảng, của dân tộc:
Mục tiêu:”Đoàn kết là sức mạnh của Đảng.Đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc ,hai điều đó không thể tách rời nhau”
“Đoàn kết toàn dân phụng sự tổ quốc”
Đầu tiên là phải đoàn kết trong Đảng
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Đại đoàn kết dân tộc còn là mục tiêu của tòan dân.Bởi vì CM là sự nghiệp của quần chúng ,phải do quần chúng ,vì quần chúng.
Vì sao đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu,
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng?

Đại đoàn kết dân tộc có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng
Đảng làm nhiệm vụ lãnh đạo và tổ chức cho dân chúng đấu tranh nên phải đoàn kết toàn dân tộc.
=>Đại đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng trong mọi giai đoạn cách mạng và Đảng phải cụ thể hóa thành mục tiêu, nhiệm vụ ,phương pháp cách mạng thích hợp để tập hợp quần chúng nhân dân trong thực tiễn cách mạng.
2.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc.

a.Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân :
“ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài …”và”Ai có tài ,có đức, có sức ,có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì đoàn kết với họ”(xem clip)
Phải tập hợp mọi người vào cuộc đấu tranh chung.
b.Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng tin vào nhân dân, tin vào con người:
Kế thừa truyền thống yêu nước của nhân dân ta:”Nhân dân ta có một lòng lòng nàn yêu nước….nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn…lũ cướp nước”

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Phải có khoan dung, khoan hồng độ lượng.
Để phát huy tinh thần ĐĐKDT cần có niềm tin vào nhân dân
“Nước lấy dân làm gốc”,
“Chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”.
Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đại đoàn kết quốc tế.


Phải đoàn kết với anh em xã hội chủ nghĩa, hợp nhất trong khối việt nam - campuchia - lào.
3.Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc.
a.Hình thức tổ chức của khối ĐĐKDT là mặt trận dân tộc thống nhất:
Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.



Mặt trận dân tộc đã trải qua nhiều lần đổi tên nhưng mục đích bản chất vẫn không thay đổi: là đại đoàn kết toàn dân..
Các lần đổi tên của Mặt trận dân tộc:
?Mặt trận dân tộc đã qua mấy lần đổi tên?
A.8 lần
B.9 lần
C.10 lần
D.Tất cả đều sai.





b.Các nguyên tắc xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất:
Thứ 1: Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công – nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ 2: Mặt trân dân tộc phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền
lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Thứ 3: MTDTTN phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
Thứ 4: MTDTTN là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Thứ 5:Hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của tầng lớp nhân dân.




II.Ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đai đoàn kết dân tộc:
A .Trong giai đoạn kháng chiến:
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt.(xem clip)
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phong trào yêu nước của cụ Phan Bội Châu,Phan Chu trinh,…
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ.
B. Trong giai đoạn hiện nay:
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện sâu sắc sự quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Trên 3 lĩnh vực chính:
Nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc
Xóa bỏ thành kiến hận thù quá khứ
Đoàn kết mọi lực lượng người VN trong và ngoài nước
Lấy liên minh công- nông- trí thức làm nòng cốt của khối ĐĐK toàn dân
a.Về chính trị tư tưởng:
Đoàn kết mọi lực lượng người VN trong và ngoài nước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo VN.
Chính sách của đảng và nhà nước được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trước hết, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.
Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.
Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển.
Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi.(xem clip)
Về kinh tế-xã hội:
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
Xác lập quyền làm chủ của người lao động trên lĩnh vực kinh tế.
Khuyến khích làm giàu chính đáng
Thực hiện các chính sách xã hội: “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa đói giảm nghèo”….
Trong đời sống – xã hội,tinh thần “lá lành đùm lá rách.
Tôn trọng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của mỗi công dân.
54 anh em dân tộc cùng nhau hợp tác giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội
Về đối ngoại: thưc hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa theo phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, phấn đấu vì hòa bình hợp tác và phát triển.
1.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng bao nhiêu cụm từ ”đoàn kết”, “đại đoàn kết”trong các văn bản của Người?
A.Khoảng 1500
B.khoảng 2000
C.khoảng 3000
D.Khoảng 3200
2.Câu hỏi: Ý kiến của bạn về việc thể hiện tinh thần Đại Đoàn kết trong tổ chức lớp?

Đáp án
Câu 1.B
Câu 2:Tổ chức lớp phải đoàn kết trong đó mỗi thành viên phải phấn đấu vì mục tiêu chung thống nhất, đưa tập thể lớp đi lên ở các lĩnh vực học tập, hoạt động đoàn thể
Do đó đòi hỏi mỗi ngưởi phải tích cực học tập tham gia các hoạt động của lớp,chống chủ nghĩa cá nhân tự kỉ
Tuy nhiên, mỗi tập thể lớp cần có lãnh đạo cho riêng mình.Như nhà trường có ban giám hiệu, cấp khoa có trưởng khoa,bộ môn có trưởng bộ môn.
Và trong lớp cần có cán sự lớp và công tác của mỗi ban cán sự là khác nhau nhưng chung quy lại đều làm cho hoạt động lớp đi lên.
Ở đó mỗi thành viên phải cùng nhau chia sẻ để phấn đấu ,giúp đỡ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)