Tư tưởng hồ chí minh

Chia sẻ bởi huỳnh thị phương thảo | Ngày 18/03/2024 | 24

Chia sẻ tài liệu: tư tưởng hồ chí minh thuộc Triết học

Nội dung tài liệu:

Nhóm thực hiện:
HUỲNH THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUYỄN thị KIM HẰNG
LÊ TRÚC PHƯƠNG
TRẦN THỊ LINH CHI
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
TRƯƠNG HOÀNG OANH
NGUYỄN CHÍ TÍNH
ĐẶNG THỊ HỒNG
HOÀNG THỊ PHƯƠNG ANH
Trường cao đẳng Kinh tế- Kĩ thuật Cần Thơ
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

BÀI BÁO CÁO
Chương II : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Câu chuyện về Chủ tịch HỒ CHÍ MINH :
Bát chè sẻ đôi
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn...

Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:

- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.

- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi.
Bài học rút ra :Từ câu chuyện ta biết rằng sống chia sẻ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người,còn là giá trị tinh thần đức tính lối sống ,cách ứng xử tốt đẹp của mình,đây cũng là đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải rèn luyện & phát huy
Mục đích, ý nghĩa: trong khả năng của mình hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn .Cũng cần phải biết sẻ chia, giúp đỡ nhau như thế nào cho đúng. Duy trì và phát huy tình thân ái , yêu thương giữa con người với con người, bài trừ các hiện tượng tiêu cực như “vô cảm”
CHƯƠNG II:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
II/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
III/ Vận dụng
I/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a) Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc
Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Lênin: đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập” (NXB, Hà Nội, 1994).
Làm “ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới XHCS”.
“Đi tới XHCS” là hướng phát triển lâu dài và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa.
b)Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Độc lập dân tộc là phải đảm bảo cho các dân tộc các quyền dân tộc cơ bản:
Quyền sống trong hoà bình
Quyền bình đẳng
Quyền sống tự do hạnh phúc
Độc lập phải gắn liền với quyền tự quyết.
Độc lập thật sự phải gắn với ấm no hạnh phúc.
Nếu độc lập mà dân không được hưởng ấm no hạnh phúc thì nền độc lập đó không có nghĩa lý gì
Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, nếu kẻ thù nào đến xâm phạm thì kiên quyết chống lại.
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
c) Chủ nghĩa yêu nước chân chính- một động lực lớn củ đất nước
Vậy chủ nghĩa yêu nước là gì?
Tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá
Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa.
“ Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm cay đắng, kiên quyết đánh tan bọn thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc”
Chủ nghĩa yêu nước chân chính “ là một bộ phận của tinh thần quốc tế”.
Để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đi đến thắng lợi thì phải biết khơi dậy động lực tinh thần dân tộc.
2/ Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của CN Mác-Lênin, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc
- Với Hồ Chí Minh: từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với CN Mác-Lênin, nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp. Nhưng xuất phát từ thực tiễn các nước thuộc địa, nhiệm vụ hàng đầu là GPDT.
b) Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”.
“yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại CNĐQ; vừa phản ánh mối quan hê khăng kít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
c) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp
‘Trong lúc này quyền lợi của của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộ, vấn đề giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được’.
Lợi ích của giai cấp phải phục tùng cho lợi ích của dân tộc.
Tình hữu nghị và hợp tác giúp đỡ giữa VIỆT NAM, LÀO và CAMPUCHIA
II/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
1. Tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a) Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
Hồ Chí Minh nhận thấy, sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều có chung số phận là người nô lệ mất nước.
Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp cũng không diễn ra giống như ở phương Tây.
Nếu ở các nước TBCN phải tiến hành đấu tranh giai cấp, thì các nước thuộc địa trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
Cách mạng thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc
Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.
+ Trong “Đường kách mệnh”, Người phân loại thành 3 cuộc cách mạng: CMTS, CMVS và CMGPDT. Ở đó Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Trong “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nó đã bao hàm một phần công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Hội nghị TW8 (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

+ Trong nhiều bài viết, Người tiếp tục khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc. “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất độc lập nhất định thành công”.

b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
CMGPDT nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
+ Đến với Lênin và Quốc Tế III, vì ở đó Người tìm thấy chủ trương giải phóng dân tộc bị áp bức.
+ Người xác định mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở các nước thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà phải là lợi ích chung của toàn dân tộc. Phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống CNĐQ.
Tuy nhiên, do tả khuynh, Hội nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng 10/1930 đã phê phán quan điểm của Nguyễn Ái Quốc. Tháng 5/1941, Người HNBCHTW lần thứ 8, chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ chia lại ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo. Nhằm đánh lại kẻ thù dân tộc cả về chính trị và kinh tế.
Thắng lợi của CMT8, cũng như đại thắng Mùa xuân 1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
CHO BIẾT VÀO THỜI GIAN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX, Ở VN CÓ NHỮNG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH NÀO? KẾT CỤC RA SAO?
Các phong trào đấu tranh
Theo con đường phong kiến
Con đường dân chủ tư sản của các sĩ phu
Hồ Chí Minh nhận thấy về con đường cứu nước:
Phan Bội Châu: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Phan Chu Trinh: “Chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”
Hoàng Hoa Thám: “ Vẫn nặng về cốt cách phong kiến”
“ Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật...”
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga
3.Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có đảng cách mệnh…”, “cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”.
Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng nước ta.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản VN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc VN.
Hồ Chí Minh đã xây dựng được một Đảng cách mang tiên phong, phù hơ với thực tiễn, gắn bó với nhân dân,dân tộc.
Đảng là ngọn cờ lãnh đạo duy nhất và nhân tố hàng đầu đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng.
4.Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân.
“Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”.
Trong lực lượng đó “công–nông là gốc của cách mạng”, “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ…3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.
“Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công-nông mà đi vào thoả hiệp”.
Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo đấu tranh của Người.
“ Có dân là có tất cả”.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
“Phải dự vào dân, dựa chấc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”
5.Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Dựa trên quan điểm của Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp công nhân “sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”.
Người đi đến luận điểm “công cuộc giải phóng anh em ( tức nhân dân thuộc địa-TG ) chỉ có thể thực hiện bằng nổ lực của bản thân anh em”.
Giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong chiến đấu chống kẻ thù chung- CNĐQ. Là mối quan hệ bình đẳng không lệ thuộc hoặc quan hệ chính phụ.

Hồ Chí Minh đã nêu: “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước…”.
Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.


6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực
“Độc lập tự do không thể cầu xin mà có được”
“Chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kể yếu”.







Vậy bạo lực cách mạng là gì?
Theo Mác-lênin :Bạo lực cách mạng là việc các giai cấp, các lực lượng cách mạng sử dụng những công cụ bạo lực, bạo lực phản cách mạng nhằm giành, giữ và bảo vệ chính quyền trong tay mình.


Ănghen nhận định: “Bạo lực là công cụ của xã hội đang vận dụng nhằm đập tan những thế lực đang cứng đờ và chết”
Quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh: trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng, giành chính quyền và bảo vệ chính quyền.
Bạo lực cách mạng gồm 2 lực lượng :
Lực lượng chính trị của quần chúng.
Lực lượng vũ trang nhân dân .
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến của các thế lực xăm lược: bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hòa bình.
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau.
Hình thức đấu tranh: Đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc:
-“…trường kỳ kháng chiến, địch nhất định thua, ta nhất định thắng… Thắng lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau”.
-Tự lực cánh sinh là phương châm chiến lược quan trọng của bạo lực cách mạng.

III/ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
Vào xã hội:
Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
Giải quyết các vấn đề dân tộc trên quan điểm của giai cấp công nhân
Chăm lo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em
Việt nam trang bị vũ khí tự vệ để giửa vững độc tâp, tự do cho đất nước
Vân dụng vào địa phương:
Cuộc vận động “tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”
Tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa và tri ân anh hùng, liệt sĩ
Giúp đỡ các dân tộc thiểu số và xây dựng tình đoàn kết, giao lưu giữa các dân tộc trong vùng.
Đối với bản thân
Rèn luyện, học tập năng cao trình độ để xây dựng quê hương đất nước.
Cảnh giác trước mọi âm mưu của các nước thù địch.
Tham gia các chương trình, phong trào và hoạt động nhằm góp phần năng cao , phát huy lòng yêu nước như: góp đá xây Trường Sa, đền ơn đáp nghĩa,….
Giúp đỡ các dân tộc anh em, chung sống hòa thuân và cùng nhau phát triển,…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: huỳnh thị phương thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)