Tu tuong hcm
Chia sẻ bởi nguyên thị hà |
Ngày 26/04/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: tu tuong hcm thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
Đặc điểm, điều kiện, yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Có thể thấy, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh gắn liền với hoàn cảnh và tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân nói riêng được hình thành, phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. đó là thời kỳ có nhiều biến động, với những bước chuyển sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam, do triều đình nhà Nguyễn đại diện, đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong, biểu hiện cụ thể và tập trung là sự bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước. Sau một quá trình điều tra, dòm ngó lâu dài và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng ngày 1/9/1958, thực dân Pháp đã nổ súng công khai xâm lược Việt Nam. Trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc đó có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nhưng ngay từ đầu, giai cấp cầm quyền đó đã tỏ ra hèn nhát và bất lực, nhanh chóng phân hóa, từng bước nhượng bộ giặc, để cuối cùng đầu hàng, dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho chúng.
đối lập hẳn với thái độ của triều Nguyễn, nhân dân cả nước đã sôi nổi vùng dậy chống giặc ngay từ những ngày đầu khi chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Sau một thời kỳ dài, từ năm 1858 đến năm 1884, trong khi bè lũ đại phong kiến quý tộc triều Nguyễn từ thái độ hoang mang dao động buổi đầu rồi chuyển nhanh sang những hành động ngăn trở phá hoại có hệ thống cuộc kháng chiến, để cuối cùng hoàn toàn làm tay sai cho giặc, thì phong trào nhân dân kháng chiến vẫn mỗi ngày một dâng cao, trong đó yêu cầu kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến ngày càng trở nên cấp thiết và tất yếu. Với bản hiệp ước ô nhục được ký kết ngày 6/6/1884, phong kiến triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ, thiển cận của giai cấp, sợ mất ngôi vua hơn là sợ mất nước, đã phản bội nhân dân, bỏ rơi cuộc kháng chiến, đầu hàng với đế quốc, thỏa hiệp với đế quốc.
Việt Nam là một nước nghèo, lạc hậu về kinh tế nhưng vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã phát huy truyền thống cha anh đứng dậy tập hợp quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ nền độc lập nước nhà. Phong trào chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương (1885 – 1896) dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước chống thực dân Pháp đã phát triển rầm rộ trong cả nước, kéo dài gần trọn 20 năm cuối thế kỷ XIX. Nhưng phong trào Cần Vương bị thất bại vì đã không tập hợp được quần chúng nông dân và vì giai cấp địa chủ phong kiến phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Những sỹ phu cuối thế kỷ XIX như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Bích… tuy giàu lòng yêu nước, căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược, đều xuất thân từ giai cấp phong kiến đã mất vai trò lịch sử. Cùng trong các thời kỳ đó, bên cạnh các phong trào do họ cầm đầu vẫn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1885 – 1913), nhưng cuối cùng cũng bị thất bại, vì vẫn “còn nặng cốt cách phong kiến” và vì không có đường lối rõ ràng nên không có sự ủng hộ đông đảo của nhân dân cả nước. Các phong trào chưa đạt được mục đích nhưng có ý nghĩa lớn lao trong việc khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kẻ thù mặc dù trên đà thắng thế vẫn phải kinh hoàng nhìn nhận một thực tế vô cùng nguy hiểm đối với chúng. đó là thực dân Pháp đang xâm lược một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử của riêng mình và thiết tha nền độc lập của mình. Thực dân Pháp phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc không hề bị suy yếu, quần chúng nhân dân chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
Sự thất bại của các phong trào yêu
Đặc điểm, điều kiện, yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Có thể thấy, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh gắn liền với hoàn cảnh và tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về vai trò của quần chúng nhân dân nói riêng được hình thành, phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. đó là thời kỳ có nhiều biến động, với những bước chuyển sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam, do triều đình nhà Nguyễn đại diện, đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong, biểu hiện cụ thể và tập trung là sự bộc phát kịch liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nước. Sau một quá trình điều tra, dòm ngó lâu dài và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng ngày 1/9/1958, thực dân Pháp đã nổ súng công khai xâm lược Việt Nam. Trước sự xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc đó có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nhưng ngay từ đầu, giai cấp cầm quyền đó đã tỏ ra hèn nhát và bất lực, nhanh chóng phân hóa, từng bước nhượng bộ giặc, để cuối cùng đầu hàng, dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho chúng.
đối lập hẳn với thái độ của triều Nguyễn, nhân dân cả nước đã sôi nổi vùng dậy chống giặc ngay từ những ngày đầu khi chúng xâm phạm bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Sau một thời kỳ dài, từ năm 1858 đến năm 1884, trong khi bè lũ đại phong kiến quý tộc triều Nguyễn từ thái độ hoang mang dao động buổi đầu rồi chuyển nhanh sang những hành động ngăn trở phá hoại có hệ thống cuộc kháng chiến, để cuối cùng hoàn toàn làm tay sai cho giặc, thì phong trào nhân dân kháng chiến vẫn mỗi ngày một dâng cao, trong đó yêu cầu kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến ngày càng trở nên cấp thiết và tất yếu. Với bản hiệp ước ô nhục được ký kết ngày 6/6/1884, phong kiến triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ, thiển cận của giai cấp, sợ mất ngôi vua hơn là sợ mất nước, đã phản bội nhân dân, bỏ rơi cuộc kháng chiến, đầu hàng với đế quốc, thỏa hiệp với đế quốc.
Việt Nam là một nước nghèo, lạc hậu về kinh tế nhưng vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã phát huy truyền thống cha anh đứng dậy tập hợp quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ nền độc lập nước nhà. Phong trào chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương (1885 – 1896) dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước chống thực dân Pháp đã phát triển rầm rộ trong cả nước, kéo dài gần trọn 20 năm cuối thế kỷ XIX. Nhưng phong trào Cần Vương bị thất bại vì đã không tập hợp được quần chúng nông dân và vì giai cấp địa chủ phong kiến phần lớn đã đầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Những sỹ phu cuối thế kỷ XIX như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Bích… tuy giàu lòng yêu nước, căm thù sâu sắc bọn Pháp xâm lược, đều xuất thân từ giai cấp phong kiến đã mất vai trò lịch sử. Cùng trong các thời kỳ đó, bên cạnh các phong trào do họ cầm đầu vẫn có các cuộc đấu tranh tự phát của nông dân với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1885 – 1913), nhưng cuối cùng cũng bị thất bại, vì vẫn “còn nặng cốt cách phong kiến” và vì không có đường lối rõ ràng nên không có sự ủng hộ đông đảo của nhân dân cả nước. Các phong trào chưa đạt được mục đích nhưng có ý nghĩa lớn lao trong việc khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần chống thực dân Pháp từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Kẻ thù mặc dù trên đà thắng thế vẫn phải kinh hoàng nhìn nhận một thực tế vô cùng nguy hiểm đối với chúng. đó là thực dân Pháp đang xâm lược một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử của riêng mình và thiết tha nền độc lập của mình. Thực dân Pháp phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý thức dân tộc không hề bị suy yếu, quần chúng nhân dân chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
Sự thất bại của các phong trào yêu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyên thị hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)