Tu tuong

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Khả | Ngày 08/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: tu tuong thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Võ Minh Quốc
( )*
Vấn đề giáo dục là vấn đề của mọi
thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là
của mọi nhà, mọi người. Không chỉ là
chiến lược "Quốc sách" mà còn là
chuyện thường ngày của từng gia đình.
Tuy thế việc nhận thức và làm công tác
giáo dục không phải quốc gia nào cũng
giống nhau. Cái sự học của con người ta
cũng đa chiều, đa cách lắm. Nhưng tất
cả cùng hướng về một điều bất biến đó
là nhận thức thế giới để cải tạo nó nhằm
phục vụ cuộc sống.
Các bậc vĩ nhân trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng của mình đã xác
định vai trò vị trí giáo dục là nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải
tạo thế giới đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn của cuộc cách mạng.
Các Mác cho rằng "Chỉ có cái chưa biết, chứ không có cái không biết". Còn V.I. Lê-
Nin thì: "Học, học nữa, học mãi". Ðây là một mệnh đề có tính chiến lược thể hiện
tư tưởng quan điểm, tầm quan trọng của giáo dục đối với cách mạng. Chỉ có học
mới có thể giải quyết được mọi chuyện cấp bách và bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng một cách tốt nhất.
Ở Việt Nam ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Hồ Chí Minh coi
"Dốt" là một trong ba thứ giặc cực kỳ nguy hiểm của dân tộc cần phải tiêu trừ
ngay. Dốt là một thứ giặc vô hình cản trở cách mạng hết sức tai hại. Bởi vì "Một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "dốt thì dại, dại thì hèn". Theo Hồ Chí Minh: "một
chế độ mới ra đời, điều cần thiết đầu tiên là nhanh chóng xóa bỏ nền giáo dục nô
lệ, Thực dân Pháp muốn làm cho dân ta ngu để trị"
Hồ Chí Minh đã xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo là bước đầu
tiên của sự sống còn cho một quốc gia. Ngay sau khi hơn một tháng đọc "Tuyên
ngôn Ðộc lập" Người đã nói: "Nay chúng ta giành quyền độc lập. Một trong những
công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" vì "Nước nhà
cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài". Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Bây
giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không
có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ,
giáo dục là bước đầu"

*( )
Thạc sĩ , cộng tác viên TSKH Ðại học Mở Bán công TPHCMMục đích giáo dục, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Là chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng "Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân
tộc. Vậy giáo dục cần nhằm mục đích là thật thà phụng sự nhân dân". Trường học
là nơi những người chủ tương lai của đất nước. Giáo dục họ "Luôn luôn nâng cao
tinh thần yêu Tổ Quốc, yêu Chủ nghĩa Xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối
với công - nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Ðảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Ðảng và nhân
dân giao cho"
Giáo dục phải toàn diện, đạo đức và tài năng là hai nội dung không thể
thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Người nói :
"Trên nền tảng giáo dục chính trị tư tưởng tốt, phải biết phấn đấu nâng cao chất
luợng văn hóa chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng
nước ta đề ra và trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỷ
thuật". Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Trên
cơ sở nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để
tham gia vào công việc. Sự thành công của các nước, không có yếu tố nào quan
trọng hơn giáo dục. Giáo dục sẽ tạo ra những "nguyên liệu" không có sẵn trong tự
nhiên như kỹ sư, chuyên gia, bác học. Giáo dục góp phần quyết định làm rạng
danh non sông Việt Nam để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo
dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người. Chỉ có con đường giáo
dục mới nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỷ thuật, chuyên môn
nghiệp vụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Khả
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)