Tư tưởng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hương | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tư tưởng thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG III:
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975)

I. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 – 1946).
c) Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:

 Kết quả:
Về chính trị - xã hội:
- Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử.
Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành.
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính được thiết lập và tăng cường.
-Các đoàn thể nhân dân được xây dựng và mở rộng.



Về kinh tế, văn hóa:
 Kinh tế:
- Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lí của chế độ cũ, giảm tô giảm thuế.
- Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản đã được đẩy lùi.
- 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.
- 11/1946 giấy bạc “ Cụ Hồ” đã được phát hành.

 Văn hóa:
- Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới.
- Vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới.
- Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng:
- Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ.
- Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống pháp ở miền Nam.
Khi Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lại chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước.
Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 cuộc đàm phán ở Đà Lạt ở Phôngtennơbờlô (Phongtennebleau, Pháp).
Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng các thành viên Việt - Pháp tham gia ký Hiệp định Sơ bộ (ảnh Tư liệu)
- Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946


Ý nghĩa:

Bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng.
Xây dựng được nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.
Nguyên nhân thắng lợi:
 Khách quan:
Do Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc đúng đắn.
 Chủ quan:
- Xây dựng và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch.

Bài học kinh nghiệm:
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc.
- Tận dụng khả năng hòa nhã để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)