Từ trái nghĩa

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoa | Ngày 10/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Từ trái nghĩa thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Từ trái nghĩa
Vốn là một hiện tượng không hoàn toàn đơn giản, các quan niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa.
Quan niệm thường thấy và được đa số chấp nhận, được phát biểu như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
Ví dụ: cao và thấp trong câu dưới đây là hai từ trái nghĩa:
Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
Quan niệm nêu trên, suy ra rằng: Những từ có vẻ đối lập nghịch nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười,... thì bé – xinh, đẹp – lười có vẻ đối nghịch nhau, nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái nghĩa, vì không nằm trong quan hệ tương liên. Ngược lại, hai từ cao và thấp lại là trái nghĩa, vì chúng nằm trong quan hệ tương liên.
Những từ được cấu tạo bằng phụ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau (ví dụ như care – careless trong tiếng Anh) đều là những từ trái nghĩa cùng gốc. Chúng là kết quả của hiện tượng phái sinh trong từ vựng. Từ vựng học, trong trường hợp cần thiết, có thể đề cập tới hiện tượng này, nhưng mục tiêu nghiên cứu cơ bản của nó vẫn phải là những từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với tư cách của một kiểu tổ chức trong từ vựng, như: cao – thấp, ngắn – dài, dại – khôn, xấu – đẹp,...
Trong các nhóm từ trái nghĩa, không có từ trung tâm như trong nhóm đồng nghĩa. Mỗi từ ở đây có thể được hình dung như là nằm ở vị trí của một âm bản hay dương bản của nhau vậy. Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại.
Ví dụ:
“buồn”: Có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp đau thương hoặc gặp việc không ưng ý.
“vui”: Có tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc mình thích hoặc điều gì đó được như ý.
Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau. Đặc điểm này chẳng những làm cho dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau mà kéo theo cấu trúc hình thức của chúng cũng thường tương đương hoặc gần tương đương nhau. So sánh:
+ nặng – nhẹ; nặng nề – nhẹ nhàng; buồn bã – vui vẻ;
+ high – low; fat – thin; long – short;...
Nói rằng hai từ trái nghĩa nhau tương đương với nhau về dung lượng nghĩa thì không phải chúng nhất thiết phải có số lượng nghĩa bằng nhau. Điều quan trọng là cái nghĩa làm cho hai từ đi vào quan hệ trái nghĩa, phải có dung lượng tương đương nhau. Bởi vậy, cũng như hiện tượng đồng nghĩa, ở đây, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau. Điều này cũng ngụ ý rằng một từ nào đó, có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa. Ví dụ:
+ mềm – cứng; mềm – rắn (mềm nắn rắn buông);
+ già – trẻ; già – non (già giái non hột)...
Việc xác định các cặp trái nghĩa có nhiều phức tạp nên không thể dựa hẳn vào một tiêu chí nào đó. Thông thường, người ta hay dựa vào những tiêu chí sau đây:
Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có khả năng kết hợp với một từ khác bất kì nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép. Suy rộng ra là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh:
Ví dụ: người khôn – người dại; bóng tròn – bóng méo; no bụng đói con mắt; dốt đặc hơn hay chữ lỏng;...
Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng phải đảm bảo mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau một cách thường xuyên và mạnh; bởi vì mỗi từ trong cặp trái nghĩa như là tấm gương phản chiếu của từ kia. Ở đây, để giảm bớt đến mức tối đa tính chủ quan của cái gọi là quan hệ liên tưởng, ta có thể thực hiện thêm hai thủ tục kiểm tra:
Phân tích nghĩa của hai từ đó xem chúng có đẳng cấu với nhau không.
Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng bảo đảm tính đẳng cấu về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất,... sẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hoa
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)