Tự sự

Chia sẻ bởi Dương Đức Thắng | Ngày 21/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: tự sự thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
TÊN ĐỀ TÀI
Nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn Việt Nam đương đại

(Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã ngành: 60.22.34.
Người dự thi: Nguyễn Thị Bích
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Thái Nguyên
Thái nguyên, tháng 02 năm 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tự sự học là ngành nghiên cứu còn non trẻ, định hình từ những năm 1960-1970 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt biên giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến. Ở Việt Nam, các công trình về tự sự học đã xuất hiện tuy nhiên công trình chuyên sâu và dày dặn vẫn còn hiếm.
1.2. Sau năm 1975, văn học tiếp cận đời sống từ bình diện thế sự - đời tư. Nhà văn và bạn đọc có quyền lựa chọn lẫn nhau tùy theo sở thích, nhu cầu và trình độ. Nhà văn trong quan hệ với chính mình và với người đọc đã góp phần làm nên diện mạo nền văn học mới.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là những cây bút có “ thương hiệu”. Họ đã làm nên một phần diện mạo của văn học Việt Nam trong thời kỳ mới. Tiếp cận truyện ngắn của ba tác giả trên từ phương diện nghệ thuật tự sự là hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp. Từ đó, khẳng định Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những nhà văn đã góp phần làm nên diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về vấn đề người kể chuyện
Trần Đình Sử- Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Tri Nguyên - Vương Trí Nhàn - Nguyễn Văn Hạnh - Nguyễn Thị Bình - Đào Tiến Thi - Đỗ Phương Thảo - Nguyễn Thanh Tú - Phạm Thị Lan - Đào Thủy Nguyên - Nguyễn Thị Bích…
Vấn đề người kể chuyện đã được các tác giả quan tâm. Các bài viết đã ít nhiều đề cập đến ngôi kể và điểm nhìn. Nhưng vấn đề người kể chuyện chưa được nhìn nhận theo lý thuyết tự sự học. Ta thấy còn thiếu cái nhìn tỉ mỉ, cụ thể, hệ thống, bao quát, đầy đủ và toàn diện.
2.2. Về vấn đề giọng điệu trần thuật
Huỳnh Như Phương - Đoàn Trọng Huy - Bích Thu - Nguyễn Tri Nguyên - Đào Thủy Nguyên - PGS.TS Lã Nguyên - Văn Giá - Hoàng Yến - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Thị Bích.
Hầu hết, các bài viết và các công trình đều chỉ ra được những sắc thái giọng trong các tác phẩm. Song, vấn đề giọng điệu vẫn chỉ được quan tâm ở mức độ là một trong những yếu tố nghệ thuật tạo nên thành công của tác phẩm. Vấn đề này chưa được tìm hiểu một cách hệ thống, toàn diện trên cơ sở lí thuyết tự sự học.
Với mong muốn “nhìn” ra những đặc trưng của truyện ngắn Việt Nam đương đại từ góc độ thi pháp, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn đương đại Việt Nam qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng”
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Đề tài nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, cái chung của thời đại và nét riêng phong cách nhà văn trong các sáng tác của ba tác giả trên.
3.2. Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định vai trò, diện mạo, vị trí của họ trong nền văn học đương đại nói riêng và trong tiến trình phát triển của văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đề tài chủ yếu khảo sát những truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng và cố gắng đối chiếu tác phẩm của các tác giả này trong từng giai đoạn để đánh giá những thành công và sự đổi mới trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
4.2. Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều thành phần, đề tài khoanh vùng đối tượng đi sâu nghiên cứu vấn đề ý nghĩa của ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. Chọn góc độ khảo sát là ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật, trên thực tế, đề tài tập trung phân tích kết cấu tự sự của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp, khái quát.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài cung cấp thêm một cách “đọc hiểu”, tiếp cận mới về truyện ngắn của ba nhà văn nổi tiếng. Đây cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn đương đại Việt Nam. Từ đó, đưa ra một cách tiếp cận hệ thống về vấn đề tự sự trong sáng tác của các nhà văn trên nói riêng và của truyện ngắn đương đại Việt Nam nói chung.
7. Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1
Khái quát chung về những vấn đề cơ bản của lý thuyết tự sự học
Chương 2
Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Chương 3
Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT TỰ SỰ HỌC

1.1. Tự sự và tự sự học
1.2. Cốt truyện nghệ thuật (CTNT)
1.3. Người kể chuyện (NKC)
1.4. Điểm nhìn nghệ thuật (ĐNNT)
1.5. Giọng điệu trần thuật
Chương 2
NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG
2.1. Tổng quan về truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba (NT3) và ngôi thứ nhất (NT1) của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
Hình thức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được vận dụng biến hóa, linh hoạt. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất (NT1) và ngôi thứ ba (NT3) đều được đặc biệt quan tâm. Chúng tôi phân loại như sau:
+ Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài
+ Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong
+ Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp
+ Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến
+ Tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn đa tuyến
Có thể nhận thấy trong truyện ngắn Nguyễn Khải, người kể chuyện chủ yếu kể theo NT1 với ĐNĐT (19/29 truyện ). Truyện ngắn của Ma Văn Kháng chủ yếu kể theo NT3 với ĐNBN (11/30 truyện) và ĐNPH (8/30 truyện). Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nhiều truyện được kể theo NT1 với ĐNĐT (8/22); ĐNĐaT (5/22);…
2.2. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba (NT3) của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
2.2.1. Tự sự ngôi thứ ba (NT3) theo điểm nhìn bên ngoài (ĐNBN) qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Trong ba tác giả, Ma Văn Kháng là nhà văn sử dụng lối kể theo ngôi thứ ba nhiều hơn cả (23/30). Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải sử dụng ít hơn (Nguyễn Minh Châu có 4/21 truyện; Nguyễn Khải có 7/29 truyện).
Tự sự NT3 với ĐNBN như:
Một người đàn bà tốt bụng, Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Hương và Phai của Nguyễn Minh Châu
Mẹ và các con, Nơi về của Nguyễn Khải
Móng vuốt thời gian của Ma Văn Kháng , ...
Các tác giả đã tuân thủ tương đối nghiêm túc nguyên tắc tự sự theo ĐNBN. Có điều, dù NKC không lộ diện và bí mật về bản thân nhưng hình bóng của anh ta vẫn in dấu đậm nét trong từng trang văn.
2.2.2. Tự sự NT3 theo điểm nhìn bên trong (ĐNBT) qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Hình thức kể ở NT1 theo ĐNBT được sử dụng rất ít. Đa phần trong những truyện kể NT3 là sự kết hợp giữa ĐNBN và ĐNBT, ĐNBT chỉ được vận dụng ở một số đoạn trong truyện.
Một số truyện như:
Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (Nguyễn Khải)
Cố Vinh, người xứ lạ; Bến bờ, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm; Chuyến xe buýt cuối ngày…(Ma Văn Kháng)
Tự sự NT3 theo ĐNBT đã tạo “hoàn cảnh” để nhân vật chìm trong suy nghĩ triền miên. Dù sử dụng lối kể NT3 theo ĐNBT ở truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng chiếm tỉ lệ ít nhưng đó là những truyện ngắn hay và thể hiện đặc sắc phong cách tác giả.
2.2.3. Tự sự NT3 theo điểm nhìn phức hợp (ĐNPH) qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Trong ba tác giả, Ma Văn Kháng là người sử dụng lối kể theo điểm nhìn này nhiều hơn cả. Nguyễn Minh Châu chỉ có “Phiên chợ Giát”, Nguyễn Khải có 4 truyện (Luật trời, Ông cháu, Một bàn tay và chín bàn tay, Đàn ông), Ma Văn Kháng có 8/30 truyện.
Lối tự sự NT3 theo ĐNPH là lối kể chuyện có nhiều ưu thế để nhà văn bộc bạch và thể hiện quan niệm của mình về nghệ thuật và đời sống.
2.3. Truyện ngắn kể theo NT1 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, và Ma Văn Kháng
2.3.1. Tự sự NT1 theo điểm nhìn đơn tuyến (ĐNĐT) qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Đến với 31 truyện ngắn thuộc hình thức tự sự NT1 theo ĐNĐT của ba tác giả, chúng ta thấy luôn tồn tại cái “tôi” suy ngẫm, độc thoại, tự ý thức dù viết về người khác mà vẫn chan chứa tâm tình.
2.3.2. Tự sự NT1 theo điểm nhìn đa tuyến (ĐNĐaT) qua một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Lối tự sự theo ĐNĐaT không phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Ma Văn Kháng: Nguyễn Khải là 4/29 truyện; Nguyễn Minh Châu là 6/22 truyện; Ma Văn Kháng là 3/30 truyện.
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày, lối kể chuyện theo NT1 cũng có những hạn chế nhất định, dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật.
Chương 3
GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG
3.1. Giới thuyết về giọng điệu trần thuật
3.2. Những sắc thái giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
3.2.1.Giọng điệu khẳng định, ngợi ca trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Giọng điệu khẳng định ngợi ca trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng được bộc lộ qua thái độ yêu thương trân trọng con người khi nhà văn viết về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, vẻ đẹp bình dị, những hy sinh thầm lặng những việc làm cao cả của con người…
3.2.2. Giọng điệu trào lộng, mỉa mai, châm biếm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, giọng điệu này thể hiện thái độ phê phán, lên án những kẻ vô liêm sỉ, thói vụ lợi, mưu mô, xảo quyệt, thói ác độc làm hại người lành. Tất cả xuất phát từ mong muốn cuộc đời này ngày càng tốt đẹp hơn.
3.2.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Giọng điệu xót xa, thương cảm được thể hiện khi các nhà văn viết về những số phận bất hạnh, những nỗi niềm tâm sự… Nó biểu hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
3.2.4. Giọng điệu suy ngẫm, triết lý trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng triết lý về văn chương nghệ thuật, về con người và cuộc đời, về sự sống và cái chết, về cái thiện và cái ác, về cái đẹp và cái xấu. Tất cả đều thể hiện sự trăn trở, suy ngẫm của các nhà văn trước dòng đời trong đục.
3.2.5. Giọng điệu suồng sã, đời thường trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Chất liệu đời thường in trên những trang viết của họ qua cách sử dụng khẩu ngữ, những cách nói thẳng tuột, không kiêng dè, e nể, không vòng vo thậm chí cả những câu chửi thề, những lời nói dung tục, tự nhiên.
KẾT LUẬN

1. Những truyện ngắn sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trong thời kì mới. Nghiên cứu NTTS thực chất là nghiên cứu một phương diện thi pháp - nghiên cứu hình thức mang tính nội dung.
2. Tự sự học là hệ thống lí thuyết có nội hàm nghiên cứu sâu rộng. NTTS bao gồm nhiều thành phần. Chúng tôi đi sâu vào vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
3. Qua việc tìm hiểu NTTS trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi khẳng định vai trò của các nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam đương đại. Đồng thời làm rõ sự tương đồng và khu biệt phong cách nghệ thuật của họ. Đó là một hướng tiếp cận mới cần thiết khi nghiên cứu văn học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đức Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)