Tu luan ki 2

Chia sẻ bởi Hoa Kim Ngoc | Ngày 27/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: tu luan ki 2 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ II-LỚP 10-NĂM HỌC 2014-2015
LỚP 11 HÈ KHAI GIẢNG NGÀY 01/06/2015
ĐỀ SỐ 01
Câu 1 a.Chỉ dùng quỳ tím nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
Na2SO4, NaOH, Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, HCl.
b. Chỉ dùng phenolphtalein nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, NaCl, BaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2.
Câu 2:a. Viết 2 phương trình phản ứng để chứng minh:
1. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
2. HCl có tính axit và tính khử.
3. Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2; Br2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2.
4. H2S có tính khử.
5. H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
6. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
Câu 3 a.Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3(k) 
Khi tăng nhiệt độ, tăng áp suất, giảm nồng độ SO3 và tăng nồng độ SO2 thì cân bằng lần lượt chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.
b.Nêu các phương pháp hóa học giúp tăng hiệu suất quá trình điều chế NH3. Biết có phương trình: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3(k) 
Câu 4 Dung dịch A gồm 3 muối NaCl, NaBr và NaI. Tiến hành 3 thí nghiệm .
TN1 : Lấy 20 ml dung dịch A cô cạn thì thu được 1,732 gam muối khan.
TN2 : Lấy 20 ml dung dịch A lắc kỹ với brôm dư sau đó cô cạn thì thu được 1,685 gam muối khan.
TN3 : Lấy 20 ml dung dịch A tác dụng với Clo dư, sau đó cô cạn thu được 1,4625 gam muối khan.
Tính nồng độ mol/l của từng muối trong 200 ml dung dịch A.
Câu 5: Hòa tan 6,32 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 1,232 lít SO2 (đkc) và dung dịch A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính %(m) mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng muối khan thu được trong dung dịch A.

ĐỀ SỐ 02
Câu 1 Viết các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có)
1. Cho H2S tác dụng với O2 2. Đốt quặng pirit.
3. Cho Fe3O4 tác dụng với HCl loãng 4. Sục khí H2S vào dung dịch KMnO4.
Câu 2. a.Trong quá trình nung vôi xảy ra phản ứng: CaCO3 (r)CaO (r) + CO2 (k) . Nêu các phương pháp giúp tăng hiệu suất phản ứng.
b. Xét hệ cân bằng hóa học: 
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu:
1. Tăng nghiệt độ. 2. Giảm áp suất 3. Thêm khí CO vào 4. Dùng xúc tác.
Câu 3.a.Chỉ dùng quỳ tím nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: KOH, KCl, K2SO4, HCl, H2SO4, Ba(OH)2.
b. Nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:
NaCl; NaI; Na2SO4; NaNO3; HCl và H2SO4
Câu 3.a. Hoàn thành dãy biến hóa sau:
1. AB + D 2. B + ME + F + G
3. E + HClB + M 4. D + GM
5. D + X Y 6. Y + Br2 + MQ + P
7. X + QY + M 8. F + M...
b.Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
KMnO4O2SO2H2SO4H2SSO2SAH2S
Câu 4.a.Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết phương trình minh họa (nếu có).
b. Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm người ta có thể thực hiện nhiệt phân các chất giàu oxi như KMnO4, KClO3, KNO3
1. Nếu các chất có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào để điều chế lượng O2 nhiều nhất? Giải thích.
2. Nếu các chất có số mol bằng nhau thì chọn chất nào để điều chế lượng O2 nhiều nhất? Giải thích.
c. Cho các chất sau: KMnO4, KClO3, MnO2 và K2Cr2O7 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl đặc.
1. Nếu các chất oxi hóa có khối lượng bằng nhau thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoa Kim Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)