Tu lieu ve HO CHI MINH rat hay

Chia sẻ bởi Trần Văn Nội | Ngày 27/04/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: tu lieu ve HO CHI MINH rat hay thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hồ chí minh
anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới
nhà giáo dục vĩ đại của nhân dân ta, thời đại ta


(Đặng Quốc Bảo tổng thuật)
Tư liệu chuyên đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng kéo lưới với bà con ngư dân ở Sầm Sơn - Thanh Hoà. Tháng 7 - 1960
Phong thái một con người trong hai bức ảnh (Năm 1960)
Con đường
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Con siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con

Trên đường thiên lý và hai bài thơ lúc 5 tuổi (1895)
(Nguyễn Sinh Cung 1895)
Biển
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn
Nguyễn Sinh Cung (1895)
Bản lý lịch của nguyễn ái quốc
khi tham gia đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 7 - 1935
Bí danh : Lin

Quê quán : Đông Dương

Thành phần gia đình: Nhà Nho

Trình độ học vấn : Tự học
Nhân cách nhà nho theo quan điểm
của bác hồ
*) Cung - Khiêm - Tín - Mẫn - Huệ
(Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung)
*) Phú quí bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất (Mạnh Tử)
(Giàu sang không phóng túng.
Nghèo khổ không hèn mọn
Uy vũ không khuất phục)
*) Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa trước nhi đồng (Lỗ Tấn)
(Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu)

*/ Bác Hồ đã lấy ý của Mạnh Tử và Lỗ Tấn để nói việc rèn luyện nhân cách với cán bộ, Đảng viên tại Đại hội Đảng lần thứ 2 (1951)
Câu đối viếng bác ngày người đi xa (3/9/1969)
1/ Chí khí tráng sơn hà - Kim cổ anh hùng duy hữu nhất
Minh tinh quang vũ trụ - á Âu hào kiệt thị vô song.

ý chí quyện vào sông núi
Anh hùng xưa nay hiếm có ai như người
Ngôi sao sáng này bừng trong vũ trụ
Hào kiệt từ á sang Âu khó người sánh nổi.

(KD, có tư liệu cho biết đây là đôi câu đối viếng Bác của một lãnh tụ nước bạn)

2/ Thế giới đạo tiến trình - âu á anh hùng vô hậu bối
vĩ nhân tân xã hội - Mã liệt chi hậu hữu tiên sinh.

lãnh đạo thế giới này đi lên
anh hùng âu á ít có ai sánh được người
vĩ nhân của xã hội mới
Sau các mác, lênin chỉ có tiên sinh!

(Mã: Mã Khắc Tư - CácMác; Liệt: Liệt Ninh - Lênin)
(KD, lưu truyền tại miền Nam vùng tạm chiếm)
Những mốc son rực rỡ tên vàng

1. Nguyễn Tất Thành (19 - 5 - 1890)

2. Nguyễn ái Quốc (1919)

3. Hồ Chí Minh (13/8/1943 - 2/9/1969)
Tất thành ? ái quốc ? chí minh
Phẩm chất người quản lý giáo dục:
thu hoạch từ các tên của bác hồ
Tất Thành : Tính mục đích -> Thế tự lập T1
ái Quốc : Lòng yêu nước -> Tình gắn bó T2
Chí Minh : Sự bền chí -> Tâm ổn định T3
thông minh
(Tất Thành & ái Quốc) -> Tư duy hiện thực H1
(ái Quốc & Chí Minh) -> Lý tưởng hoài bão H2
(Tất Thành & Chí Minh) -> Làm việc hiệu quả H3

3t & 3h : tố chất con người sáng nghiệp
Con người sáng nghiệp 3h & 3t
Ngôi sao 5 cánh hiển thị
sự nghiệp hồ chí minh
1. Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới.
2. Người kế tục và làm rạng rỡ chủ nghĩa Mác - Lênin
3. Vị thánh của cách mạng.
4. Nhà văn hoá tương lai.
5. Người đi thức tỉnh các tâm hồn
Hồ chí minh - anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới
UNESCO nói về Hồ Chí Minh
Ghi nhận rằng năm 1990 sẽ được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hoá lớn...
"Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

...là kết tinh truyền thống văn hoá hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam... Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của dân tộc mình và tiêu biểu cho việc hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc khác.

hồ chí minh người kế tục và làm rạng rỡ chủ nghĩa mác lê nin
"Nói về Lênin, tôi muốn nói đến một điều ghi trong văn bản của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 4/1/1923 đề cập đến vấn đề bầu Tổng Bí thư thay thế Lênin vì lúc này Lênin ốm nặng. Người thấy không đảm nhiệm công việc phục vụ Đảng được nữa, Người có một đề nghị. Tất nhiên Người không ghi cụ thể tên ai sẽ đảm nhiệm chức Tổng bí thư và chỉ nêu tiêu chuẩn cho một Tổng bí thư như sau:
1) Là người phải có tính kiên trì bền bỉ
2) Phải luôn trong sáng và ngay thẳng
3) Phải là người khiêm tốn, dịu dàng, mềm mỏng
4) Phải có lòng nhân ái biết quan tâm đến đồng chí của mình
5) Phải là người có tính kiên định.
Năm tiêu chuẩn đạo đức mà Lênin đặt ra cho Tổng bí thư của Đảng Bôn sê vích lúc bấy giờ thực chất là đạo đức cần lao mà theo tôi nó thể hiện rất đầy đủ ở con người Hồ Chí Minh".

(Sípphorôn Vichivosaram - Nghị sĩ Thái Lan)

Hồ Chí minh:
vị thánh của cách mạng
"Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Hồ Chí Minh, con người xuất sắc nhất trong tất cả chúng ta. Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã biết rất nhiều người nhưng không có người nào gây được ở tôi một ấn tượng đặc biệt như ông Hồ Chí Minh. Những người có đầu óc tín ngưỡng thường hay nói tới các vị thánh. đúng vậy với cách sống và uy tín của ông đối với đồng bào trong nước, Hồ Chí Minh đúng là có thể so sánh với các "vị thánh" đó, một vị thánh của cách mạng".
(Nikita Khrútxốp - Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô - Người chống lại Stalin)

"Cụ Hồ đã trở thành một vị thánh"
(Malếch Khalin nhà báo Ai Cập)

"Trong những người cộng sản trên thế giới, cụ Hồ là một thánh nhân sau Lênin"
(Nhà báo Pháp Jean Lacouture)


Dự báo của trạng trình nguyễn bỉnh khiêm (1491 - 1585) về hồ chí minh
*) §ôn s¬n ph©n gi¶i
Bß ®¸i thÊt thanh
Nam §µn sinh th¸nh

*) Cöu cöu kiÒn kh«n dÜ ®Þnh
Thanh minh thêi tiÕt hoa tµn
Trùc ®¸o d­¬ng ®Çu m· vÜ
Hå binh b¸t v¹n nhËp trµng an
(D­¬ng -> Dª -> Mïi, M· -> Ngùa -> Ngä - 1954 : Êt Mïi; 1955 : Gi¸p Ngä)

*) Mïa thu gµ g¸y x«n xao
MÆt tr¨ng x­a l¹i tá vµo Th¨ng Long
(Gµ -> DËu – 1945; MÆt tr¨ng = NguyÖt ; X­a = Cæ ; Cæ & NguyÖt = Hå)

Hồ chí minh: nhà văn hoá tương lai
"Cả diện mạo của Nguyễn ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và sự tế nhị. từ Nguyễn ái Quốc tỏa ra một nền văn hoá không phải nền văn hoá Châu Âu mà có lẽ nền văn hoá tương lai qua phong thái thanh cao trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn ái Quốc ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái trên toàn thế giới".
(Ôxíp - Manđenstam - Nhà thơ Xô Viết nói năm 1923)
Hồ chí minh:
người đi thức tỉnh các tâm hồn
Hồ Chí Minh "Cụ không chỉ là một nhà chỉ huy, mà đúng ra là một con người đi thức tỉnh các tâm hồn".
(Gioóc giơ _ Môngtarông - Linh mục người ý)

Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở nên huyền thoại ngay khi còn sống. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cụ Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người ta sẽ nhớ đến cụ không những chỉ là người giải phóng đất nước và các dân tộc bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại, người đã đem lại hy vọng mới cho những ai đương đấu tranh không khoan nhượng để đẩy lùi sự bất công và bất bình đẳng trên trái đất này.
(ác Mét - Giám đốc UNESCO Châu á - Thái Bình Dương)

"Cần - kiệm - liêm - chính và tam tài"
"Trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Đất có bốn phương Đông Tây Nam Bắc
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người"
Hồ Chí Minh

Trời : Thiên
Đất : Địa
Người : Nhân

Thiên - Địa - Nhân
Thiên thời / Địa lợi / Nhân hoà

Bác Hồ nói về:
Thư bác hồ gửi đ/c nguyễn sơn
Gửi Sơn đệ!
Đảm dục đại
Tâm dục tế
Trí dục viên
Hành dục phương
Hồ Chí Minh
Bác dựa vào lời bàn của Tôn Tử Mạo.
"Đảm dục đại nhi tâm dục tiểu
Trí dục viên nhi hạnh dục phương
Niêm niệm như lâm địch nhật
Tâm tâm thường tự quá kiều thì"
để nói về nhân cách người cán bộ:
"Sự dũng cảm.
Tâm hồn tinh tế trong sáng.
Trí tuệ toàn diện vững vàng
Hành động hiệu quả"

Bốn tố chất của con người trong cuộc sống hiện đại
IQ: Intelligence quotient - Thông minh trí tuệ
EQ: Emotion quotient - Thông minh cảm xúc
AQ: Adversity quotient - Vượt qua nghịch cảnh
CQ: Creative quotient - Làm việc sáng tạo
Bác hồ phê bình các thày giáo ở các trường cấp 2 đại thạch và liên châu 7/1963


Những thày giáo này không tiêu biểu cho "Sư hinh" mà họ đã "Sinh hư".

(Sư hinh: Người thày cao quý)
Câu đối và thơ xướng họa của
hồ chí minh - nguyễn hải thần
1944:
(NHT)
Hồ Chí Minh - Hầu Chí Minh - Nguyễn Chí Minh,
đồng chí tam minh, minh thả chí.
(HCM)
Tôi cách mạng - Cụ cách mạng - Nó cách mạng,
chúng ta cách mạng, mạng phải cách.

(Hồ Chí Minh, Hầu Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh,
ngã cách mệnh, nhĩ cách mệnh, toàn gia cách mệnh, mệnh tất cách)

5/1946:
NHT: "Gặp gỡ đường đời anh với tôi
Hai vanh gánh nặng cả hai vai
Tuy riêng Nam Bắc, riêng bờ cõi
Cùng một ông cha, một giống nòi.
Nhỡ bước đành cam thua nửa ngựa,
Thà hơn miệng thế nói mười voi.
Mấy lời trân trọng ông ghi nhớ.
Nước ngược, buông câu khéo mất mồi"

HCM: "Gặp gỡ đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia hai.
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc.
Há bỏ thân yêu, bỏ giống nòi.
Trách kẻ đưa thân vào miệng cọp,
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi.
Tàn cờ mới biết tay cao thấp,
Há phải như ai cá thấy mồi"

Bác hồ nói về tu thân - xử thế - dưỡng sinh
*) Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cảnh yếu đại
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần cần phải cao

*) Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan
Xử thế xưa nay không phải dễ
Mà nay xử thế khó khăn hơn

*) Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước, càng ngày càng xuân.


Nhân cách con người
việt nam mới theo hồ chí minh
Mô hình gắn kết ba
phạm trù "con người - cách mạng - giáo dục" qua lời dạy của bác hồ
Sự kế thừa và phát triển của hồ chí minh đối với một số phạm trù giáo dục của nho gia
Bác nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá 1 trường ĐH Nhân dân Việt Nam (1956).
"Hạt nhân (của việc học - bt) có thể tóm tắt trong 11 chữ"
"Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân".
Nói tóm lại minh minh đức tức là chính tâm. Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích
của nhân dân lên trên hết. Nói một cách khác tức là:
"Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc"
Tam cương và ngũ thường
Hồ Chí Minh: "Giáo dục nhà trường dù tốt mấy nhưng nếu thiếu giáo dục gia đình, giáo dục xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn"
Bác là lương tâm tuyệt vời trong sáng
"Đối với mỗi gia đình Việt Nam, Bác Hồ là một người trong gia đình thân thiết như cha với con. Đối với mỗi con người Việt Nam Bác là lương tâm tuyệt vời trong sáng, luôn luôn thấu hiểu từ bên trong mọi ý nghĩ và nguyện vọng của mình".

(Phạm Văn Đồng - Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách.
Báo Nhân dân. Hà Nội 19/3/1970)
Hồ Chí Minh :
giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục
"Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt Nam về đạo đức mới. Tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc và nhân loại, Người đã tỏ ra một nghị lực phi thường và sống với phương châm "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Với tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, Người sống một cuộc sống riêng thanh cao và giản dị".

(Nguyễn Văn Linh - Diễn văn đọc tại Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc nhà văn hoá lớn. 29 - 30/3/1990 tại Hà Nội)
Sức cảm hoá kỳ lạ ở con người hồ chí minh
"Nhiều người nước ngoài đã bàn về sức cảm hoá kỳ lạ trong con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có người cho đó là do sự hiểu biết sâu rộng, do tài trí thông minh tuyệt vời, do ý chí nghị lực phi thường của Người. Có người nói đó là do đức khiêm tốn giản dị, do sự lạc quan tin tưởng, do tính tình thẳng thắn cởi mở, do sự từng trải lịch thiệp của Người.
Những điều ấy đều đúng. Nhưng bao trùm lên tất cả ở Hồ Chí Minh chính là sự quên mình vì mọi người, chính là sự ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc của Người là làm sao mang lại thật nhiều hạnh phúc cho dân cho nước. Cuộc sống hoàn toàn không chút bợn riêng tư, đã tạo nên ở Người một cái gì vô cùng trong sáng".




(Võ Nguyên Giáp. Những chăng đường lịch sử.
NXB Văn học - Hà Nội 1977, trang 303, 304)

Hồ Chí Minh: lãnh tụ ở vị trí hàng đầu thế kỷ xx
Nếu chúng ta so sánh Hồ Chí Minh với các lãnh tụ nổi tiếng khác của thế kỷ XX, chúng ta không thể không có ấn tượng khi biết rằng trong một thời gian dài Hồ Chí Minh đã đi tới nhiều nơi trên thế giới và bắt đầu in dấu ấn của mình lên các biến cố quốc tế trước khi cả Mao Trạch Đông, Găngdi, Nêru, Rudơven, Sớc sin hay Đờgôn được biết đến trên thế giới. Cuộc sống cá nhân mẫu mực, tính kiên định vì nền độc lập và tự do của Việt Nam, những thành quả phi thường của ông bất chấp những khó khăn chồng chất đã có thể đưa Hồ Chí Minh trong sự phán xét cuối cùng của nhân loại lên hàng đầu danh sách những lãnh tụ của thế kỷ 20.

(Sác lơ phen - Mỹ; trích từ sách Hồ Chí Minh một chân dung )
Mục tiêu của hồ chí minh: một nước
việt nam độc lập, thống nhất
So với những lãnh tụ cộng sản khác của thế kỷ 20, Hồ Chí Minh phải được coi như một trong người ít bị gò bó nhất bởi hệ tư tưởng cộng sản. Thiên tài của ông thể hiện ở óc thiết thực, ở cách thức kết hợp kinh nghiệm lịch sử Việt Nam, nghệ thuật hùng biện chống thực dân, lề lối tổ chức gần như theo kiểu của Lênin, lòng kiên nhẫn phi thường với một phong cách ứng xử bình dị ẩn chứa óc tinh tế và trí thông minh vĩ đại. Mục tiêu của ông và của Việt Minh, tổ chức của ông, là một nước Việt Nam độc lập, thống nhất.



(Rôbớc - Mácnamara Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ 1961 - 1968;
Trích từ sách Hồ Chí Minh một chân dung)
Mọi người việt nam đều theo cụ hồ
Bảo Đại nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc cuối đời qua cuộc phỏng vấn của nhà báo - sử gia Fêđêrích - Mít tơ răng.
F.M: Và ngài đã đi Hà Nội để gặp ông Hồ Chí Minh. Điều kỳ lạ là ông Hồ Chí Minh đối xử với Ngài với một sự cung kính đặc biệt?
Bảo Đại: Vâng, xin đừng quên rằng ông Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình Nho giáo... Ông cấm những người xung quanh ông gọi tôi bằng đồng chí, bằng những tên gọi của giai cấp vô sản, ông luôn luôn gọi tôi là Ngài.
F.M: Ông Hồ Chí Minh mời Ngài làm Cố vấn tối cao của Chính phủ?
Bảo Đại: Vâng, lúc đó không một lý do gì để mà từ chối bởi vì mọi người Việt Nam đều theo ông Hồ. Điều chúng tôi muốn, là nước nhà phải được độc lập. Tôi muốn làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Mọi người Việt Nam đều muốn ủng hộ Chính phủ ấy để tranh thủ một nền độc lập thực sự.
F.M: Ngài đã ở gần ông Hồ Chí Minh, ông ấy đã cho Ngài cảm tưởng thế nào về ông ấy? Nay đã qua một thời gian dài, cảm tưởng ấy có thay đổi nhiều không?
Bảo Đại: Không, không thay đổi. Tôi luôn luôn xét ông Hồ Chí Minh ngoài cái tư tưởng Cộng sản của ông ấy...
F.M: Nhưng đối với Ngài, ông Hồ cũng là một nhà ái quốc?
Bảo Đại: Đối với tôi, còn hơn thế nữa, đó là một người có tinh thần quốc gia. Ông là một người yêu nước (C`est pour moi en plus, c`est un nationaliste. II aimait son pays)...
F.M: Trong cuốn sách của Ngài (cuốn Le Dragon d`Annam) không thấy có một lời buộc tội khắt khe nào đối với ông Hồ. Ngài quý trọng Hồ? Và cũng thế, quả là rất ngạc nhiên khi thấy ông Hồ không bao giờ công kích Ngài?
Bảo Đại: Không, không có lý do gì để tôi công kích ông ấy. Ban đầu, tôi còn ủng hộ ông ấy nữa. Cố gắng đưa nước nhà thoát khỏi chiến tranh, vì chúng ta đã khổ vì chiến tranh.


(Trích theo tư liệu của Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu Huế công bố ở
báo An Ninh Thế giới số 35 - tháng 6 2004)

Cụ hồ đời đời có cả thiên hạ
"Cụ Hồ ra đi chỉ với một đôi dép cũ và một tấm áo thô, nhưng vẫn đời đời có cả thiên hạ. Còn "con người" kia tưởng đã chiếm đoạt cả thiên hạ và từng muốn chiếm đoạt nốt cái mặt trời là của chung mọi nhà, thì đến bây giờ lại tự mất hết rồi. Cụ Hồ ra đi ngót mười năm nay nhưng hàng ngày vẫn sống giữa nhân dân. còn "con người" kia mới chỉ qua đời có mấy hôm mà kỳ thật đã vắng lặng ở trong lòng mọi người từ hàng chục năm nay".

(Nhà báo Anh) - Tư liệu dẫn lại từ Đào Phan "Suy tưởng trước Ba Đình". Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin H.1998

Hoa mai trong một số vần thơ của bác hồ
Thướng Sơn

Lục Nguyệt nhị thập tứ
Thượng đáo thử sơn lai
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi mai

Dịch thơ:
Hai mươi tư tháng sáu
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai.

(Tố Hữu dịch)

tầm hữu vị ngộ

Bách lý tầm quân vị ngộ quân
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân
Qui lai ngẫu quá sơn mai thụ
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
(1 chạp Giáp Ngọ - 5/1/1954)

Dịch thơ:
Trăm dặm tìm nhau mà chẳng gặp
Mây phủ đầu non vó ngựa quần
Trở về bỗng gặp mai bên núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân.

(ST dịch)

hồ chí minh con người bình thường và
người cộng sản kiệt xuất

(J.Stenson Nhà nữ sử học Mỹ)

Xin cho phép tôi mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình và ngày nay có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng đã mặc tà áo này. Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải chưng cái của sang trọng của người Việt Nam tặng cho tôi; đây là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc, mà chưa có một sắc phục nữ nào lại đẹp, có văn hoá về bề dày truyền thống, thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam. Từ Mỹ tôi sang Thái Lan và vào thành phố Hồ Chí Minh thấy ngỡ ngàng khi nhìn thấy nữ sinh các trường đều mặc áo dài những chiếc áo dài tuyệt đẹp. Tôi như bị thôi miên cứ đứng nhìn ngây ngất những tà áo dài mềm mại trên thân hình rất đẹp của các nữ sinh. Trong khi đó một cảm giác buồn tương phản đột nhiên xâm chiếm trong tôi một cách bất ngờ khi tôi thấy nhiều chị em khác sống tại thành phố này mặc những bộ đồ mà những người phụ nữ Mỹ chúng tôi đã ném đi từ thập kỷ 60 sáng thập kỷ 70 không dám mặc vì xấu hổ; khi ra Hà Nội tôi hiểu được bề dầy nền văn minh sông Hồng, nhưng không giống như thành phố Hồ Chí Minh, phụ nữ ít mặc áo dài phấn son, họ mặc quần áo giống như phụ nữ Bangkok và Philippines.
Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch sử của tôi, cố tìm hiểu cho được đích thực tính cách của Người. Tôi thuộc thế hệ tuổi con cháu của Bác Hồ Chí Minh, cho phép tôi được ca ngợi lời ca muộn mằn của người con gái hậu thế.


Tôi đã tự bỏ tiền túi ra để đi Mỹ sang Pháp và Liên Xô (cũ) những nơi mà Bác Hồ đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi đã ở Liên Xô (cũ) một thời tương đối lâu để nghiên cứu về Bác. Khi về Mỹ tôi lại đi từ New York đến các đảo của vùng Đông Bắc châu Mĩ nơi Bác Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm đi tìm cho được lai lịch văn hoá Hồ Chí Minh mặc dù ngày đó người ta đã chưa thừa nhận Người là danh nhân văn hoá của thế kỷ.
Qua nghiên cứu tôi thấy rằng:
- Bác chọn việc bồi bàn trên tàu là để có điều kiện đi đến được nhiều nước.
- Bác chọn việc làm ở khách sạn là nơi có điều kiện tiếp xúc được với nhiều chính khách.
Thế nhưng người ta hiểu sai rằng Bác Hồ làm đủ nghề để kiếm sống là không đúng.
Khi tôi đến Luân Đôn tìm hiểu và thấy Nguyễn ái Quốc kết thân với một số đại văn hoá, các nghệ sĩ danh tiếng như Rô - manh, Rô - lăng, Đắc - uyn, vua hề Sác - lô"
Người ta đồn rằng cụ Hồ biết 26 thứ tiếng, nhưng theo kết quả tìm hiểu của tôi thì Người biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng.
Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, sau khi tôi đã đi đến những nơi có dấu chân Người đi qua, gặp lại những người đã biết về Người và đi đến kết luận rằng Hồ Chí Minh lúc còn trẻ là một thanh niên rất đẹp trai, cho nên hiện giờ tôi vẫn cứ mơ ước về Người. Vì vậy hôm nay tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi đồng thời bằng cả trái tim của một người con gái hậu thế.


Khi tôi đã yêu Người và tôi kính Người ở góc độ khoa học thì tôi nghĩ ngay đến Tượng thần Tự do ở quê hương tôi. Tôi là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan và chiêm ngưỡng tượng Thần Tự Do và ca ngợi thần Tự Do, Nguyễn Tất Thành khi đến New York cũng đã đến chiêm ngưỡng Tượng thần Tự Do và như mọi chính khách, sau khi đến tham quan thần Tự Do đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi: "Ngôi sao tỏa sáng trên vòng Nguyệt quế là ánh sáng tự do.".
Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem thần Tự do nhưng nhìn xuống dưới chân tượng và ghi "ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới".
Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng thần Tự Do và ghi lại những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người không chiêm ngưỡng hào quang tỏa sáng từ bức tượng thần Tự Do. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm đến con người này: Hồ Chí Minh để xem giữa lời nói và việc làm của Người có tương phản không?
Hồ Chí Minh quả thật là con người mà lời nói và việc làm đi đôi. Tôi đã vào nhà ở của Người, lục tìm của riêng của Người, Người không có của riêng. Thật rất lạ và hiếm thấy, chính khách nào khi cầm quyền đều ban hành sắc lệnh tôn trọng và bình đẳng cho phụ nữ nhưng khi sắc lệnh ký xong thì bản thân họ lại sống trác truỵ cho phép phát triển kỹ nghệ "đàn bà". Thậm chí một vị Tổng thống có đến 3 - 4 tình nhân. Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành đứng trước tượng thần Tự Do ghi những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi mình làm Chủ tịch một nước và khi qua đời Người vẫn giữ được sự trong sáng về đời tư. Con người khi làm chủ tịch nước 24 năm đến lúc qua đời trên giường không có hơi ấm của tình cảm gia đình.


Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người càng vĩ đại hơn chỗ Người là một con người bình thường sống hoà lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm.
Tôi đọc nhiều tư liệu về Người và biết Người được nhiều phụ nữ yêu. Bà Larec theo đuổi Nguyễn ái Quốc nhiều năm trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau trên bờ sông Saine, bà tỏ tình mà Nguyễn ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời để lại cuốn nhật kí, tôi được đọc quyển nhậtkí đó và hiện giờ con gái bà đang giữ. Con bà cũng nói với tôi "Mẹ tôi yêu Nguyễn ái Quốc". Đấy tôi phải đi tìm cho được những bằng sử sau này mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại "Đúng Hồ Chí Minh là nhân cách của một thời đại".
Tôi cũng đến khách sạn Boston Đông Bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời và sau này chính các nhà đại văn hoá châu Âu qua Mỹ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tên tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn Boston. ở đây có một cô gái quốc tịch Mỹ gốc Pháp tên là Cô - lét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Hồ Chí Minh rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật rất phong phú, nhưng Nguyễn Tất Thành rời nước ra đi không để hoạt động chính khách mà Người đi tìm đường cứu nước. Cô - lét khuyên dụ Người đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn với Nguyễn Tất Thành, nhưng Người đã tìm cách an ủi Cô - lét để từ chối. Sau đó Nguyễn Tất Thành tâm sự với bà Cô -lét và Cô - lét kể lại lời Người "Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu tôi mà tôi đành từ biệt trên bến cảng để ra đi" (Chỗ này Stenson nói hơi nhầm một chút, năm 1911 Bác mới rời Bến cảng nhà Rồng đi tìm đường cứu nước).


Vừa rồi tôi có đọc một bài hồi ký đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự của Viện Quân sự Hoa Kì do một số sĩ quan Anh - Mỹ trong đội quân của đồng minh khi sang Đông Dương. đóng ở Cao Bằng có dịp tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tác giả tập hồi kí "Tôi sống cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu khởi nghĩa kể lại": "Chúng tôi có hỏi - không phải tò mò mà trên danh nghĩa là đàn ông với nhau, tại sao Chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình?" Hồ Chí Minh trả lời một cách chân tình và thân mật: "Khi còn trẻ phải đi hoạt động cách mạng, khi giành được độc lập thì đã già, nên không dám tính chuyện đó. Trước khi tôi ra đi, tôi có yêu một người con gái, người gái đó cũng rất yêu tôi. Nhưng phải dừng lại về chuyện yêu đương, sau nhiều năm mất liên lạc, tôi không biết người con gái đó đang ở đâu, còn hay mất".

Như vậy người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người, cũng khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình, nếu có ai đó cho rằng những cái đó là nhỏ bé làm cho Bác Hồ kém vĩ đại là không đúng. Vì chính những cái đó tôn thêm Bác càng vĩ đại: nhất là trong thời đại hiện nay, một số đông người đã tha hoá do chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống.
Tôi đã đi Quảng Châu và tôi biết Nguyễn ái Quốc còn có một người yêu nữa tên là Lí Phương Liên (bí danh), thư kí của Đông Phương Bộ thuộc Cục Phương Nam là vợ của Lý Thuỵ (Bác Hồ) ở phố Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc. Thực tiễn cuộc sống có những việc nhìn thấy tận mắt chưa hẳn là thật. Khi ông Phạm Văn Đồng cùng một số người trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội sang dự một khoá học chính trị tại nhà số 13 phố Văn Minh cũng tưởng Lý Phương Liên là vợ của Lý Thuỵ, nhưng sau mới biết thực tế không phải như vậy, đây chỉ là việc nguỵ trang để che mắt mật thám.

Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy thời gian tôi đến Liên Xô (cũ) tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu Người, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn ái Quốc và suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga được bà tâm sự kể lại với rôi rằng: "Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy nhau, Nguyễn ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng, làm cha, và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra. Cho nên Nguyễn ái Quốc không lấy vợ và tôi không lấy chồng".
Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách một con người Thời đại cho mọi thế hệ mai sau.
T.C dịch
Bài đã đăng trên báo PNVN 1/1/1997

Giá trị "tình nghĩa" trong cuộc sống theo quan điểm của hồ chí minh
Bác Hồ:
Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau thế nào không.
HHG: "Thưa Bác, nhân dân ta có câu: Tắt lửa tối đèn có nhau".
Bác Hồ:
"Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà.
Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin".
Đi tìm út Huệ
Sơn Tùng kể Lê Thọ Bình ghi công bố trên "Trên giới mới" số Xuân 1997

ý định phải tìm cho ra một người phụ nữ có tên là Lê Thị Huệ - người bạn gái thân thiết thời thanh niên của Bác Hồ - xuất hiện trong tôi thật ngẫu nhiên. Đó là vào năm 1948, trong một lần trò chuyện, bà Nguyễn Thị Thanh, chị ruột Bác Hồ có kể với tôi rằng: khi nhận được điện từ miền Nam gởi ra báo là bố o (tức cụ Nguyễn Sinh Sắc) ốm rất nặng, o liền khăn gói lên đường vào Nam, nhưng khi tới nơi mới biết bố o đã qua đời và đã được chôn cất. Nhờ có cô Huệ rất nhiệt tình đưa o đi đến tận Cao Lãnh tìm kiếm mới tìm ra mộ bố. Cô Huệ thương cậu Thành, o có biết chi mô, khi vào trong nớ mới hay gia đình ông Diệp Văn Cương, rồi gia đình cụ Hồ Tá Bang cứ vun vào cho cậu Thành, nhưng cậu Thành lại chưa chịu dừng lại một chỗ. Cậu như con chim bằng còn muốn cất cánh bay xa. Cậu Thành cũng thương cô Huệ lắm. Tôi ghi lại chi tiết này vào cuốn sổ tay và bắt đầu tư giây phút ấy nung nấu một quyết tâm phải tìm cho ra người đàn bà có tên là Lê Thị Huệ mà bà Thanh đã kể.

Ông Hương đã đưa tôi giới thiệu với bà cô ông ấy. Bà này thường hay đi chùa và nói có quen một nhà sư tên là Lê Thị Huệ và còn khẳng định với tôi rằng nhà sư này thời trẻ rất nặng tình với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Theo sự chỉ dẫn cặn kẽ của bà, tôi đã vào chùa và gặp được cụ bà Lê Thị Huệ. Tuy nhiên bà Huệ đã khước từ kể lại chuyện cũ cho tôi nghê. Sau hàng tháng trời lân là trò chuyện, rồi thuyết phục và đưa cho cụ xem rất nhiều ảnh chụp về các chuyến công du của Bác Hồ trong đó có tôi, cụ mới tin rằng tôi là người có vinh dự được nhiều lần làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trước khi kể cho tôi nghe câu chuyện về mối tình của cô Huệ với anh Nguyễn Tất Thành, cụ dặn tôi tuyệt đối không được viết, cũng như không được nói cho ai biết khi cụ còn đang sống. Vì, theo cụ, "hiện nay cả dân tộc Việt Nam đang tôn thờ Bác Hồ, nếu nói điều này ra thì sẽ có ít người nghĩ rằng tôi có vơ vào để rồi đòi hỏi chế độ, chính sách, ưu đãi gì đây".
Rồi cụ kể: "Tôi là học trò của cụ phó bảng, học chữ nho tại Viện 1 trường Đông Ba (Huế), thời bấy giờ cha tôi làm quan ở đó. Sau này tôi gặp anh Thành và tôi đã tôn thờ con người ấy suốt cả cuộc đời (cụ thở dài), con người ấy thật đáng yêu, đáng kính. Nhưng có lẽ do số phận đã không cho chúng tôi được bên nhau. Khi chia tay nhau, chúng tôi không hứa hẹn gì mà chỉ nói sau này còn sống trở về sẽ tìm lại nhau. Một vài năm sau đó, tôi nhận được tin Nguyễn Tất Thành đã chết tại Hồng Kông. Tôi đau đớn vô cùng. Nhưng rồi mãi tới năm 1948, tôi mới nhận ra Nguyễn ái Quốc chính là anh Thành. Anh cũng không gia đình, vợ con. Tôi cảm thấy xót xa. Không hiểu sao từ bé tôi đã thuộc lòng hai câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông viết khi ông về quê (từ Sông Lam - Nghệ An về Hải Dương) thăm lại chốn cũ:
"Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ.
Song mâu xuân tận hiện hình hoa"
(Một nụ cười giàu tình cảm, nước mắt chảy. Khi về già hai con mắt đã mờ nhưng hình ảnh người con gái vẫn lưu giữ mãi). Những câu thơ này như một ứng mệnh cho số phận của tôi. Tôi vào chùa và đem theo hình ảnh anh"

Có lần trong một buổi trò chuyện, cụ Huệ hỏi tôi, sau một đắn đo: "Ông ở cạnh cụ Hồ nhiều năm, có khi nào thấy cụ nhắc hai chữ tình yêu không?". Tôi nói: "Có chứ ạ!". Cụ lại hỏi: "Thế sao không bao giờ thấy báo chí nói gì cả? Báo chí bị cấm à?". Tôi kể cho cụ nghe rằng, bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột cụ Hồ) khi ra Bắc có kể cho cụ Hồ nghe là trong lần vào Nam tìm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc có gặp cụ (tức cô Huệ). Sau này, có những lần Bác đã hỏi ông Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm về cô Huệ, nhưng cả hai ông đều nói chỉ biết rằng cô Huệ còn sống và đã đi tu, còn không biết thêm một thông tin nào nữa cả. Bác nghe xong rồi thở dài. Cụ Huệ rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói trong phòng làm việc của Bác bao giờ cũng có cắm hoa huệ. Lần ấy cụ Huệ còn hỏi: "Thế có lần nào cụ Hồ nói gì về tôi không?". Tôi nói với cụ: "Năm 1962 Đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Bác, Bác đã nói: "Miền Nam luôn trong trái tim tôi" Với tình cảm chung, Bác đau đáu nhớ đồng bào miền Nam ruột thịt. Mẹ Bác mất ở miền Nam, bên bờ sông Hương. Bố Bác mất bên bờ sông Tiền. Và nơi đó còn có một mối tình" Trong một bài thơ Bác viết:"

Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Giao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Sau này hai chữ cố nhân được người ta dịch là bạn xưa.
Núi ấp ôm mây mây ấp núi
Dòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa
Thấy bản dịch không lột tả được đúng ý của mình, Bác đã dịch lại, lấy tên bài là Nhớ người yêu và ký tên là T. Lan.
Mây ôm núi, núi ôm mây
Dòng sông sạch chẳng mảy may bụi hồng
Bồi hồi dạo bước Tây Phong
Trông về cố quốc chạnh lòng nhớ ai.
Nhớ ai ở đây là chỉ nhớ người mình yêu. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết trong truyện Kiều:
"Tìm đâu cho thấy cố nhân.
Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương"
Tôi nói tới đây thì cụ Huệ khóc. Một cụ già 80 tuổi đã khóc khi nói về tình yếu!
Tôi chôn chặt câu chuyện này trong lòng nhiều năm trời vì đã hứa với cụ Huệ là không được công bố bất kì một tư liệu gì về cụ khi cụ còn sống. Giữ lời nguyền, mãi tới năm 1981, tức là một năm sau khi cụ Huệ qua đời, tôi mới cho ra đời cuốn Búp sen xanh trong đó kể lại mối tình của anh Nguyễn Tất Thành và cô út Huệ (Lê Thị Huệ).


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nội
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)