Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 9 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với cái gốc là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở nước ta, hệ thống chính trị và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tính chất nhân dân và tính cách mạng sâu sắc, bởi vì hệ thống này chính là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám do nhân dân ta thực hiện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính quyền, Nhà nước Việt Nam là chính quyền, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xét về mặt pháp lý, đó là những thiết chế quyền lực do nhân dân tự giác bầu ra bằng việc sử dụng quyền bầu cử của những công dân hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập. Bài viết hệ thống lại những thành quả chủ yếu trong xây dựng và phát triển Nhà nước và pháp luật trong suốt 60 năm qua, nêu lên những bài học về quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và những định hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
I. Những thành quả chủ yếu xây dựng và phát triển Nhà nước và pháp luật trước thời kỳ Đổi mới
1 Khái quát chung về giai đoạn trước đổi mới của việc xây dựng Nhà nước và pháp luật
Sau khi được bầu ra, Quốc hội, qua một thời gian khẩn trương soạn thảo, ngày 9-11-1946, đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta. Như vậy, nếu như tư tưởng lập hiến đã xuất hiện ở nước ta từ đầu thế kỷ XX qua các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn ái Quốc, thì bản Hiến pháp năm 1946 đã mở ra một trang mới của lịch sử lập hiến của Việt Nam.
Ngoài các bản Hiến pháp, trong tiến trình cách mạng, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật.
Sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền mới chưa thể xây dựng được ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ, nhưng đã không có tình trạng "một ngày không có luật"! Bởi vậy, Chính phủ kịp thời ban hành những văn bản pháp luật thiết yếu nhất của đời sống xã hội. Đó là những văn bản về tổ chức chính quyền cách mạng; về việc xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi của thực dân, phong kiến; về việc chống giặc đói, giặc dốt; về việc huy động sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; về quyền và lợi ích của nhân dân... Trong thời kỳ đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước ta đã có:
- Bộ luật lao động, được Quốc hội thông qua năm 1946, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh nên không được ban bố để thi hành;
- Luật cải cách ruộng đất, được Quốc hội thông qua 1953;
- Khoảng 400 Sắc lệnh của Chính phủ.
Pháp luật của Nhà nước ta trong thời kỳ này đã hình thành một hệ thống, tuy nhiên chưa đầy đủ và toàn diện. Đó là hệ thống pháp luật thời chiến. Trong hệ thống pháp luật đó, thường được ban hành bằng hình thức Sắc lệnh của Chính phủ. Hạn chế này bởi hoàn cảnh khách quan do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nên Quốc hội không thể họp thường xuyên, hơn thế nữa, sự chỉ đạo chiến tranh phải nhanh nhạy và kịp thời.
Trong thời kỳ 1954 - 1976, việc xây dựng pháp luật đã được đẩy mạnh hơn. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xây dựng và ban hành được 12 Đạo luật, 14 Pháp lệnh, 4 Sắc luật và nhiều văn bản pháp luật của Chính phủ. Về hình thức văn bản pháp luật, nếu như trong thời kỳ 1945 - 1954, những vấn đề có tính lập quy và cả lập pháp thường được quy định bằng Sắc lệnh của Chính phủ, thì từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, hình thức Sắc lệnh chỉ được dùng để công bố văn bản luật của Quốc hội và từ Hiến pháp 1959 trở đi, Sắc lệnh được thay thế bằng hình thức Lệnh của Chủ tịch nước. Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, các quan hệ xã hội có rất nhiều biến động và Nhà nước phải tập trung vào cuộc kháng chiến, một phần do ý thức về mặt chủ quan, nên Quốc hội mới thông qua một số ít đạo luật, chưa có một Bộ luật nào (nhất là những Bộ luật trọng yếu như Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự, các Bộ luật tố tụng). Không ít văn bản pháp quy của cơ quan hành pháp chứa đựng tính lập pháp. Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu sự đồng bộ, còn nhiều chồng chéo. Không ít lĩnh vực và ở nhiều nơi, nhiều lúc, quan hệ xã hội chỉ được điều chỉnh bằng chính sách của Đảng, chỉ thị của cấp ủy. Một trong những ưu điểm nổi bật của pháp luật trong cả thời kỳ 1945 - 1975 là đã đi được vào cuộc sống, đã phục vụ kịp thời nhiệm vụ cách mạng và ý nguyện của toàn dân, thể hiện tính hiệu lực và hiệu quả cao trong thực tiễn, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Trong những năm 1976 - 1986, việc xây dựng pháp luật được đẩy mạnh hơn so với các thời kỳ trước. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 10 Đạo luật, 15 Pháp lệnh và nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù đất nước đã từ thời chiến chuyển sang thời bình, nhưng chúng ta đã chậm đổi mới nhận thức và tư duy pháp lý. Các văn bản mang tính lập pháp của Quốc hội còn ít, thiếu nhiều Bộ luật và đạo luật quan trọng. Một số văn bản của cơ quan hành pháp còn quy định cả một số vấn đề đáng ra phải được quy định bằng văn bản luật. Hệ thống pháp luật thiếu sự đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, số lượng nhiều mà vẫn thiếu, nhiều văn bản không sát với thực tế khách quan. Vẫn còn nhiều nơi, nhiều lúc, công việc chỉ được quản lý bằng đường lối, chính sách, chứ không phải bằng pháp luật. Nhận thức, ý thức và việc tuân thủ pháp luật của cán bộ và nhân dân bị suy giảm nghiêm trọng. Tất cả những điều trên làm cho hiệu lực và hiệu quả của pháp luật bị giảm sút trầm trọng.
2. Về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946, đã xác định những nguyên tắc cơ bản nhất của tổ chức và thực thi quyền Nhà nước. Đó là "Tất cả quyền binh" trong nước của toàn dân Việt Nam" (điều 1), "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" (Lời nói đầu), "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" (điều 22). Các bản Hiến pháp sau này đã từng bổ sung, hoàn thiện về những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Như những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Như Hiến pháp 1959 quy định: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 4), "Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Hiến pháp 1980 ghi: "ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan nhà nước. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 6).
Nhìn chung lại, trong hai cuộc kháng chiến, đặc điểm và kinh nghiệm trong thực tế mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta là:
Đó là bộ máy chỉ huy thời chiến, được tổ chức và vận hành theo cơ chế tập trung cao độ và bao cấp, cơ quan hành pháp được đảm nhận nhiều quyền hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Điều này phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, kéo dài, bảo đảm sự nhanh nhạy, cơ động trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh, huy động được nhanh nhất và cao nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân. Chính do được tổ chức và hoạt động phù hợp với hoàn cảnh khách quan lúc đó, nên Nhà nước ta tỏ rõ tính ưu việt, tính hiệu lực và hiệu quả.
Trong những năm chiến tranh ác liệt, các cấp chính quyền, các cấp uỷ Đảng, cán bộ đảng viên đã bám dân, thật sự lấy dân làm gốc, do đó đã tạo nên uy tín, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của các cấp uỷ Đảng và chính quyền. Đây là một kinh nghiệm quý nhất và nổi bật nhất của thời kỳ này.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài 30 năm chiến tranh, do đòi hỏi khách quan là sự chỉ đạo nhanh nhạy kịp thời trong thời chiến, nên các cấp uỷ Đảng ở nhiều nơi và nhiều lúc đã bao biện, làm thay các cơ quan nhà nước. Hệ thống chính trị được tổ chức và vận hành là mô hình "hai trong một": Đảng - Nhà nước. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân mang nặng tính hình thức, nặng về cơ cấu thành phần, kém về hiệu quả, chưa thực sự làm được vai trò là cơ quan th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)