Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm |
Ngày 26/04/2019 |
67
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 7 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày cảng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân của nước ta. Để có được quan điểm sâu sắc như trên, Đảng ta đã trải qua một quá trình hoàn thiện nhận thức về vai trò của kinh tế nhà nước.
Trong hơn 20 năm qua, quá trình cải tổ của các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đã đi theo hai con đường khác nhau. Các nước XHCN ở châu Âu lựa chọn con đường quay trở lại chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN). Tuy nhiên, sự quay trở lại con đường TBCN đã không đem lại cho các nước này kết quả mong muốn. Ngược lại, nhiều nước rơi vào tình trạng suy thoái, hỗn loạn, bị xâu xé bởi các mâu thuẫn dân tộc và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Việt Nam lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, tức là xây dựng nền kinh tế, trong đó thừa nhận các loại hình và chế độ sở hữu khác nhau, nhưng công hữu giữ vai trò chủ đạo, thừa nhận KTTT, thậm chí hội nhập vào nền kinh tế thế giới, theo "luật chơi" của các nước tư bản, nhưng về mặt chính trị vẫn duy trì nền tảng chính trị của CNXH, trong đó mấu chốt là Đảng cộng sản cầm quyền, xây dựng nhà nước XHCN có khả năng thi hành các chính sách định hướng XHCN. Những thành tựu trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện mức sống và nâng cao vị thế quốc gia; trong giữ vững độc lập, tự chủ, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam ... đã khẳng định sự lựa chọn đường lối phát triển đất nước là đúng đắn.
Tuy nhiên để có được sự nhận thức rõ ràng về kinh tế nhà nước như hiện nay là cả một quá trình hoàn thiện nhận thức của Đảng ta, bắt đầu từ ý tưởng về xây dựng nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ công hữu thuần khiết được xác định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến tư tưởng xây dựng kinh tế XHCN dựa trên sở hữu toàn dân và tập thể của Đại hội Đảng lần thứ III... Và, mặc dù đến Đại hội Đảng lần thứ VI, khi đưa ra chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn chưa có khái niệm "kinh tế nhà nước", song chủ trương của Đảng vẫn là "đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác"(1).
Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, đồng thời với nhận thức về chế độ đa dạng hóa các loại hình sở hữu đã rõ nét hơn, Đảng đã chuyển sang quan điểm công hữu giữ vai trò chủ đạo, nhưng chưa phân biệt rõ doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, nên còn gọi chung sở hữu nhà nước dưới thuật ngữ "kinh tế quốc doanh". Cùng với đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu, Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về KTTT: "Đổi mới về kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước"; "Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác"(2); và phân định rõ phạm vi quản lý của Nhà nước và phạm vi tác động của cơ chế thị trường.
Tới Đại hội Đảng lần thứ VIII, ngoài sự khẳng định rõ ràng mục tiêu vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội VII nêu ra, lần đầu tiên Đảng đưa ra khái niệm kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: "Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. Kinh tế nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến"(3). Đại hội VIII đồng thời cũng có một số thay đổi đối với các thành phần kinh tế khác, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành cùng tồn tại lâu dài, tư tưởng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng đã cơ bản được hình thành ở Đại hội Đảng lần thứ VIII.
Tới Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên mô hình KTTT định hướng XHCN được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng: " Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN"(4). Sự khẳng định mô hình KTTT định hướng XHCN là mục tiêu của đất nước ta trong Đại hội IX có hai ý nghĩa sâu sắc: một là, khẳng định tính nối tiếp của quá trình đổi mới của nước ta từ Đại hội VI; hai là, xác định rõ tính chất thị trường, tính chất nhiều thành phần, trong đó Nhà nước không những thực thi vai trò chính trị mang bản chất XHCN, mà còn là một thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế tập thể tạo nền tảng của chế độ kinh tế mới. Đồng thời, Đại hội IX cũng phân định kinh tế nhà nước có nội hàm rộng lớn hơn so với doanh nghiệp nhà nước, phân định sở hữu, thành phần và hình thức tổ chức kinh doanh, phân định quyền chủ sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Với việc chính thức hoá các đặc điểm nêu trên, Đại hội IX đã đưa ra quan điểm mới về thành phần kinh tế nhà nước. Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu nhà nước; thứ hai, sở hữu nhà nước có thể nằm trong tài sản của doanh nghiệp, có thể nằm dưới hình thức khác như ngân sách nhà nước, tài sản công.; thứ ba, chỉ với toàn bộ sức mạnh của sở hữu nhà nước hậu thuẫn cho chính sách kinh tế của Nhà nước, cho quản lý của Nhà nước, cho doanh nghiệp nhà nước ...thì Nhà nước mới có thể định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế., tức thực thi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Ngoài ra, Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa lại khẳng định tư tưởng công hữu phải là nền tảng của chế độ kinh tế XHCN, nhưng quá trình hình thành nền kinh tế XHCN phải dần dần, trong đó cần phát huy tối đa khả năng sản xuất của các thành phần kinh tế khác nhằm xây dựng nước ta thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước, sự nhận thức về tổ chức kinh tế nhà nước của Đảng ngày càng hoàn thiện, thể hiện rất rõ nét tại Đại hội Đảng lần thứ X dưới ba khía cạnh:
Thứ nhất, Đại hội X của Đảng đã phân biệt rõ chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Khi nói chế độ sở hữu là nói về quyền của các chủ thể đối với tài sản nằm trong cơ cấu của cải xã hội. Chế độ sở hữu của nước ta gồm ba loại: toàn dân, tập thể, tư nhân. Như vậy, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận nền kinh tế quá độ của nước ta là nền kinh tế hỗn hợp, gồm nhiều loại hình sở hữu, mỗi chế độ sở hữu đều là yếu tố hợp thành chế độ kinh tế chung.
Thành phần kinh tế là tổng hợp sức mạnh có tổ chức của lực lượng kinh tế dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện, xuất hiện dưới hình thức sở hữu nhà nước. Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu chung của một nhóm, một tập đoàn người, một cộng đồng dân cư nhất định. Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu của tư nhân. Đại hội lần thứ X chỉ rõ hai thành phần kinh tế đặc biệt, đó là thành phần kinh tế tư bản nhà nước dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước XHCN và tư bản tư nhân. Tuy nhiên, ở đây không thể gọi nó là thành phần kinh tế nhà nước vì nó không hoạt động trực tiếp vì lợi ích toàn dân, cũng không thể gọi nó là thành phần kinh tế tư bản tư nhân vì nó chịu sự chi phối mang tính XHCN của Nhà nước. Ngoài ra, cần thiết phải tách thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi thành phần kinh tế tư nhân, nhấn mạnh tính đặc thù của thành phần kinh tế này ở chỗ nó chịu sự chi phối của nước chủ đầu tư. Như vậy, thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác độ sở hữu, mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước đã được hiểu tổng hợp hơn so với các kỳ Đại ho
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày cảng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân của nước ta. Để có được quan điểm sâu sắc như trên, Đảng ta đã trải qua một quá trình hoàn thiện nhận thức về vai trò của kinh tế nhà nước.
Trong hơn 20 năm qua, quá trình cải tổ của các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đã đi theo hai con đường khác nhau. Các nước XHCN ở châu Âu lựa chọn con đường quay trở lại chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN). Tuy nhiên, sự quay trở lại con đường TBCN đã không đem lại cho các nước này kết quả mong muốn. Ngược lại, nhiều nước rơi vào tình trạng suy thoái, hỗn loạn, bị xâu xé bởi các mâu thuẫn dân tộc và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Việt Nam lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, tức là xây dựng nền kinh tế, trong đó thừa nhận các loại hình và chế độ sở hữu khác nhau, nhưng công hữu giữ vai trò chủ đạo, thừa nhận KTTT, thậm chí hội nhập vào nền kinh tế thế giới, theo "luật chơi" của các nước tư bản, nhưng về mặt chính trị vẫn duy trì nền tảng chính trị của CNXH, trong đó mấu chốt là Đảng cộng sản cầm quyền, xây dựng nhà nước XHCN có khả năng thi hành các chính sách định hướng XHCN. Những thành tựu trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện mức sống và nâng cao vị thế quốc gia; trong giữ vững độc lập, tự chủ, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam ... đã khẳng định sự lựa chọn đường lối phát triển đất nước là đúng đắn.
Tuy nhiên để có được sự nhận thức rõ ràng về kinh tế nhà nước như hiện nay là cả một quá trình hoàn thiện nhận thức của Đảng ta, bắt đầu từ ý tưởng về xây dựng nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ công hữu thuần khiết được xác định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến tư tưởng xây dựng kinh tế XHCN dựa trên sở hữu toàn dân và tập thể của Đại hội Đảng lần thứ III... Và, mặc dù đến Đại hội Đảng lần thứ VI, khi đưa ra chính sách kinh tế nhiều thành phần vẫn chưa có khái niệm "kinh tế nhà nước", song chủ trương của Đảng vẫn là "đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác"(1).
Đến Đại hội Đảng lần thứ VII, đồng thời với nhận thức về chế độ đa dạng hóa các loại hình sở hữu đã rõ nét hơn, Đảng đã chuyển sang quan điểm công hữu giữ vai trò chủ đạo, nhưng chưa phân biệt rõ doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, nên còn gọi chung sở hữu nhà nước dưới thuật ngữ "kinh tế quốc doanh". Cùng với đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu, Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về KTTT: "Đổi mới về kinh tế, chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước"; "Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác"(2); và phân định rõ phạm vi quản lý của Nhà nước và phạm vi tác động của cơ chế thị trường.
Tới Đại hội Đảng lần thứ VIII, ngoài sự khẳng định rõ ràng mục tiêu vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN do Đại hội VII nêu ra, lần đầu tiên Đảng đưa ra khái niệm kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: "Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng trong nền kinh tế. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. Kinh tế nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến"(3). Đại hội VIII đồng thời cũng có một số thay đổi đối với các thành phần kinh tế khác, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành cùng tồn tại lâu dài, tư tưởng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế hợp tác dần trở thành nền tảng đã cơ bản được hình thành ở Đại hội Đảng lần thứ VIII.
Tới Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên mô hình KTTT định hướng XHCN được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng: " Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN"(4). Sự khẳng định mô hình KTTT định hướng XHCN là mục tiêu của đất nước ta trong Đại hội IX có hai ý nghĩa sâu sắc: một là, khẳng định tính nối tiếp của quá trình đổi mới của nước ta từ Đại hội VI; hai là, xác định rõ tính chất thị trường, tính chất nhiều thành phần, trong đó Nhà nước không những thực thi vai trò chính trị mang bản chất XHCN, mà còn là một thành phần kinh tế cùng với thành phần kinh tế tập thể tạo nền tảng của chế độ kinh tế mới. Đồng thời, Đại hội IX cũng phân định kinh tế nhà nước có nội hàm rộng lớn hơn so với doanh nghiệp nhà nước, phân định sở hữu, thành phần và hình thức tổ chức kinh doanh, phân định quyền chủ sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Với việc chính thức hoá các đặc điểm nêu trên, Đại hội IX đã đưa ra quan điểm mới về thành phần kinh tế nhà nước. Thứ nhất, thành phần kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu nhà nước; thứ hai, sở hữu nhà nước có thể nằm trong tài sản của doanh nghiệp, có thể nằm dưới hình thức khác như ngân sách nhà nước, tài sản công.; thứ ba, chỉ với toàn bộ sức mạnh của sở hữu nhà nước hậu thuẫn cho chính sách kinh tế của Nhà nước, cho quản lý của Nhà nước, cho doanh nghiệp nhà nước ...thì Nhà nước mới có thể định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế., tức thực thi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Ngoài ra, Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa lại khẳng định tư tưởng công hữu phải là nền tảng của chế độ kinh tế XHCN, nhưng quá trình hình thành nền kinh tế XHCN phải dần dần, trong đó cần phát huy tối đa khả năng sản xuất của các thành phần kinh tế khác nhằm xây dựng nước ta thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Cùng với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước, sự nhận thức về tổ chức kinh tế nhà nước của Đảng ngày càng hoàn thiện, thể hiện rất rõ nét tại Đại hội Đảng lần thứ X dưới ba khía cạnh:
Thứ nhất, Đại hội X của Đảng đã phân biệt rõ chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Khi nói chế độ sở hữu là nói về quyền của các chủ thể đối với tài sản nằm trong cơ cấu của cải xã hội. Chế độ sở hữu của nước ta gồm ba loại: toàn dân, tập thể, tư nhân. Như vậy, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận nền kinh tế quá độ của nước ta là nền kinh tế hỗn hợp, gồm nhiều loại hình sở hữu, mỗi chế độ sở hữu đều là yếu tố hợp thành chế độ kinh tế chung.
Thành phần kinh tế là tổng hợp sức mạnh có tổ chức của lực lượng kinh tế dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện, xuất hiện dưới hình thức sở hữu nhà nước. Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu chung của một nhóm, một tập đoàn người, một cộng đồng dân cư nhất định. Thành phần kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu của tư nhân. Đại hội lần thứ X chỉ rõ hai thành phần kinh tế đặc biệt, đó là thành phần kinh tế tư bản nhà nước dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước XHCN và tư bản tư nhân. Tuy nhiên, ở đây không thể gọi nó là thành phần kinh tế nhà nước vì nó không hoạt động trực tiếp vì lợi ích toàn dân, cũng không thể gọi nó là thành phần kinh tế tư bản tư nhân vì nó chịu sự chi phối mang tính XHCN của Nhà nước. Ngoài ra, cần thiết phải tách thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi thành phần kinh tế tư nhân, nhấn mạnh tính đặc thù của thành phần kinh tế này ở chỗ nó chịu sự chi phối của nước chủ đầu tư. Như vậy, thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác độ sở hữu, mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước đã được hiểu tổng hợp hơn so với các kỳ Đại ho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)