Tư Liệu Tham khảo GDCD 11 Bài 14
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thìn |
Ngày 26/04/2019 |
100
Chia sẻ tài liệu: Tư Liệu Tham khảo GDCD 11 Bài 14 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
THỰC HIỆN ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN ĐỂ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG THỜI KỲ MỚI
Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ an ninh nói riêng là sự nghiệp của toàn dân, được đông đảo nhân dân tham gia và đã mang lại những kết quả to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xã hội hóa công tác bảo vệ an ninh quốc gia là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Thực tiễn sinh động của đất nước đang chứng minh sự sáng tạo đúng đắn đó.
Để thực hiện đoàn kết toàn dân nhằm đẩy mạnh thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 4-12-2001 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an đã ký Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới". Nghị quyết ra đời là sự kế thừa mối quan hệ phối hợp truyền thống giữa Công an nhân dân Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, là bước cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng một cách đúng đắn; nâng tầm quan hệ phối hợp nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua hơn 5 năm triển khai, tổ chức thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể là:
1 - Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự được chú trọng
Để phong trào ăn sâu bám rễ vào quần chúng, cũng như biến nó thành hiện thực sinh động trong cuộc sống, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân. Đây là khâu quan trọng và rất công phu.
Qua báo cáo sơ kết của 45 địa phương, trong 5 năm (2001 - 2006) đã tổ chức 1.338.456 cuộc vận động tập trung, với 250.055.199 lượt người tham gia về nội dung xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tham gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Nổi bật là, đã đem lại hiệu quả cao về sự phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thứ X của Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quốc hội khóa XI, XII và Hội nghị APEC 14 tổ chức tại Việt Nam. Ở các địa bàn trọng điểm, các điểm "nóng" về an ninh trật tự, lực lượng Công an cùng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tăng cường cán bộ phối hợp chặt chẽ với lực lượng nòng cốt ở cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân, không để kẻ địch lợi dụng và không để bùng phát những vấn đề phức tạp. Cùng với nó là sự chú ý, tăng cường các hình thức tuyên truyền bằng Panô, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền, bản tin, thông báo... gửi đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Công việc này đã được được Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Người cao tuổi rất quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương cũng như ở các địa phương (phát thanh, truyền hình, báo chí); nhất là tuyên truyền thông qua các cuộc thi viết, thi vẽ, biểu diễn văn nghệ về đề tài phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy của nông dân, học sinh, sinh viên, và công nhân viên chức đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Điều này có tác dụng tích cực không chỉ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự mà còn có tác dụng tăng cường các hoạt động văn hóa lành mạnh trong cộng đồng... Với cách làm đa dạng, phong phú này, công tác tuyên truyền đã đóng góp rất quan trọng vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vừa qua.
2 - Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, phát huy sức mạnh "Khối đại đoàn kết toàn dân tộc" góp phần đấu tranh làm thất
Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ an ninh nói riêng là sự nghiệp của toàn dân, được đông đảo nhân dân tham gia và đã mang lại những kết quả to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xã hội hóa công tác bảo vệ an ninh quốc gia là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Thực tiễn sinh động của đất nước đang chứng minh sự sáng tạo đúng đắn đó.
Để thực hiện đoàn kết toàn dân nhằm đẩy mạnh thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 4-12-2001 Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an đã ký Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới". Nghị quyết ra đời là sự kế thừa mối quan hệ phối hợp truyền thống giữa Công an nhân dân Việt Nam với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, là bước cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng một cách đúng đắn; nâng tầm quan hệ phối hợp nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua hơn 5 năm triển khai, tổ chức thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể là:
1 - Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tầng lớp nhân dân về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự được chú trọng
Để phong trào ăn sâu bám rễ vào quần chúng, cũng như biến nó thành hiện thực sinh động trong cuộc sống, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân. Đây là khâu quan trọng và rất công phu.
Qua báo cáo sơ kết của 45 địa phương, trong 5 năm (2001 - 2006) đã tổ chức 1.338.456 cuộc vận động tập trung, với 250.055.199 lượt người tham gia về nội dung xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng, chống âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; tham gia phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Nổi bật là, đã đem lại hiệu quả cao về sự phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thứ X của Đảng; bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, bầu cử Quốc hội khóa XI, XII và Hội nghị APEC 14 tổ chức tại Việt Nam. Ở các địa bàn trọng điểm, các điểm "nóng" về an ninh trật tự, lực lượng Công an cùng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tăng cường cán bộ phối hợp chặt chẽ với lực lượng nòng cốt ở cơ sở tuyên truyền vận động nhân dân, không để kẻ địch lợi dụng và không để bùng phát những vấn đề phức tạp. Cùng với nó là sự chú ý, tăng cường các hình thức tuyên truyền bằng Panô, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền, bản tin, thông báo... gửi đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong bảo vệ đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Công việc này đã được được Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Người cao tuổi rất quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương cũng như ở các địa phương (phát thanh, truyền hình, báo chí); nhất là tuyên truyền thông qua các cuộc thi viết, thi vẽ, biểu diễn văn nghệ về đề tài phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy của nông dân, học sinh, sinh viên, và công nhân viên chức đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Điều này có tác dụng tích cực không chỉ về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự mà còn có tác dụng tăng cường các hoạt động văn hóa lành mạnh trong cộng đồng... Với cách làm đa dạng, phong phú này, công tác tuyên truyền đã đóng góp rất quan trọng vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc vừa qua.
2 - Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, phát huy sức mạnh "Khối đại đoàn kết toàn dân tộc" góp phần đấu tranh làm thất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thìn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)