Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Liêm | Ngày 26/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Tư liệu tham khảo GDCD 11.Bài 11 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

BỨC TRANH TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

Những thành tựu quan trọng về công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong thời gian qua đã được Liên hiệp quốc trao tặng bằng khen và đưa Việt Nam trở thành một trong những khuôn mẫu thực hiện công tác này. Đó là kết quả rất đáng khích lệ của cả một quá trình phấn đấu lâu dài dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước và Chính phủ. Tuy nhiên, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta thực chất chưa ổn định và vẫn còn nhiều biến động.
Vài nét về sự phát triển dân số Việt Nam
Cho đến nay, tuy tỷ lệ tăng dân số ở nước ta đã được kiềm chế nhưng trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, bình quân mỗi năm, Việt Nam vẫn có thêm 1 triệu người. Đến giữa thế kỷ, theo ước tính sẽ có 115 triệu người và rất có thể sẽ giữ ổn định ở mức này nếu công tác dân số được thực hiện tốt.
Việt Nam bắt đầu thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) từ năm 1961. Đảng và Nhà nước đã giao công tác này cho ngành y tế đảm nhiệm. Dân số nước ta lúc đó khoảng 30 triệu người, đến năm 1990 đã tăng lên 70 triệu người (gấp 2,2 lần năm 1961), số con của mỗi cặp vợ chồng là 3,8 con, tỉ lệ phát triển dân số vẫn còn ở mức hơn 2%, cách rất xa mục tiêu phải giảm xuống 1,7% đã được đề ra trong các nghị quyết của 3 kỳ Đại hội Đảng IV (năm 1976), V (1981) và VI (1988).
Trước thực trạng đó, năm 1991, Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thành lập một cơ quan chuyên trách công tác DS - KHHGĐ (Nghị định 193/CP ngày 21-6-1993). Cơ quan này được tách từ Bộ Y tế và có hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, độc lập từ trung ương tới địa phương, thực hiện quản lý điều hành công tác DS - KHHGĐ theo chương trình, được Đảng và chính quyền các cấp quan tâm. Chính từ đó, công tác DS - KHHGĐ đã từng bước đạt kết quả tốt, thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) sớm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến.
Chỉ trong thời gian 15 năm (từ 1991 đến 2006), mức sinh đã giảm rất nhanh, số con trung bình của một cặp vợ chồng chỉ còn 2,09, tỉ lệ phát triển dân số chỉ còn 1,26% và dân số tăng từ 70 triệu năm 1990 lên 84 triệu năm 2006. Nếu không có cải cách tổ chức, bộ máy được thực hiện năm 1991 và vẫn giao công tác này cho ngành y tế, giữ cách làm như giai đoạn 1961-1990 thì dân số nước ta năm 2006 chắc chắn không dưới 100 triệu người như dự báo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc thay vì 84 triệu. Việc tránh được hơn mười triệu người sinh ra trong 15 năm đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao GDP bình quân đầu người, giảm bớt sức ép về dân số đối với kinh tế - xã hội, việc làm, môi trường và xóa đói giảm nghèo. Về thành quả tốt đẹp này, Việt Nam đã được tặng giải thưởng Dân số Liên hiệp quốc năm 1999.
Hiện nay, dân số nước ta đã hơn 84 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mật độ dân số 252 người/km2 thuộc loại cao nhất thế giới. Dù tốc độ tăng dân số đã được khống chế bước đầu, song do mức sinh trong những năm 80 của thế kỷ trước rất cao với mức trung bình gần 2 triệu người được sinh ra mỗi năm, nay số này bước vào thời kỳ sinh đẻ mạnh nhất, nên dù có cố gắng hết mức thì mỗi năm dân số nước ta cũng sinh ra thêm hơn 1,6 triệu trẻ em.
Trong bối cảnh là nước nghèo, kinh tế - xã hội kém phát triển, 73% dân số nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng nho giáo về sinh con, coi trọng con trai hơn con gái, do đó kết quả đạt được trong công tác này hiện nay là chưa vững chắc. Chỉ cần "lơi lỏng" một chút, chắc chắn tỷ lệ phát triển dân số sẽ tăng mạnh trở lại. Năm 2003, khi Pháp lệnh Dân số ban hành, trong đó chỉ có một vài nội dung chưa thật chặt chẽ đã kịp đưa tỷ lệ sinh con thứ 3 trong cán bộ, đảng viên tăng vọt và tỷ lệ phát triển dân số đã tăng lên 0,15% trong vòng 1 năm (1,47% năm 2003 so với 1,32% năm 2002). Năm 2007 là năm "Lợn vàng", được coi là năm tốt theo quan niệm của người Á Đông, nên mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2007, số trẻ em sinh ra đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2006. Đây quả là những điều đang lo ngại về sự gia tăng đột biến về dân số nếu như trong những năm tới chúng ta chưa có những biện pháp "đủ mạnh" để kiềm chế sự gia tăng đột biến đó.
Một số đặc điểm cơ bản của dân số nước ta hiện nay
- Dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kỳ chuyển sang già. Năm 1999, tỷ lệ trẻ từ 14 tuổi trở xuống là 33%; những người sinh ra sau ngày miền Nam giải phóng (1975) ước chiếm 63% tổng dân số hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em giảm khá nhanh, còn tỷ lệ người cao tuổi lại tăng. Tỷ lệ người cao tuổi (69 tuổi trở lên) hiện chiếm khoảng 9%, sẽ tăng lên nhanh, do sự già hoá của thế hệ sau Cách mạng Tháng Tám và mức sinh giảm, đạt tới mức thay thế.
Tỷ số phụ thuộc (tổng số trẻ em và người già bình quân cho một người trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 59) không ngừng giảm: năm 1979 là 0,95, năm 1989 là 0,86 và năm 1999 là 0,7. Theo dự báo, tỷ lệ này đến năm 2014 chỉ còn khoảng 0,48. Đây là "cơ hội dân số vàng", hay "dư lợi dân số", tức là mỗi người lao động gánh nhẹ dần số người ăn theo, tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân, kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển. Thực tế nói trên cho thấy khoảng 2 thập kỷ qua, Việt Nam không chỉ đổi mới nhanh chóng về kinh tế - xã hội mà còn đổi mới nhanh chóng các thế hệ dân số.
- Quy mô dân số lớn, phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2005, Việt Nam có khoảng 83,1199 triệu người. Mật độ lên tới 252 người/km2; vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) khoảng 1.200 người /km2, nhiều tỉnh "thuần nông" như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh,... mật độ cũng lên tới trên 1.100 người/km2. Các chuyên gia của Liên hiệp quốc tính toán, để có cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có 35 - 40 người. Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6-7 lần "mật độ chuẩn". Căn cứ vào chỉ báo này, có thể khẳng định: Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn.
- Dân số phân bố không đều. Trong 8 vùng kinh tế - sinh thái, 42,8% dân số tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, diện tích đất đai của hai vùng này chỉ chiếm 16,6%. Mật độ dân số ở các tỉnh rất khác nhau. Năm 1999, trung bình trên mỗi km2 đất ở Thái Bình có 1.194 người, trong khi đó ở Kon Tum chỉ có 32 người/km2, tức là hơn kém nhau đến gần 40 lần. Mặt khác, vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 - 1998 vào đồng bằng sông Hồng gấp 176 lần Tây Nguyên, còn Đông Nam Bộ gấp 307 lần. Thực trạng này chứa đựng tiềm năng di cư lớn. Riêng giai đoạn 1990-1997, đã có 1,2 triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, luồng di dân tự do đến không ngừng tăng lên. Ví dụ, giai đoạn 1981-1985, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm 130.000 người; giai đoạn 1986-1990, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm 185.000 người; giai đoạn 1991-1996, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm 213.000 người.
Hướng di dân cũng đã thay đổi đáng kể, từ nông thôn tới miền núi phía Bắc trước năm 1975, đến di dân từ miền Bắc tới miền Nam và chuyển sang hướng di dân từ nông thôn tới đô thị và từ trong nước ra nước ngoài vào những năm gần đây. Khoảng 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài khá lớn và có xu hướng tăng, đặc biệt là các vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ tính đến đầu năm 2004, đã có gần 80.000 phụ nữ lấy chồng Đài Loan, gây ra nhiều hậu quả phức tạp về nhiều mặt: dân số, pháp lý, tâm lý xã hội.
- Chất lượng dân số chưa cao. Về thực lực: trên phạm vi toàn quốc, theo điều tra y tế quốc gia 2002, tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dưới 2500g là 5,6%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thuộc diện thấp còi (thấp hơn so với lứa tuổi) 33%; trẻ em có cân nặng theo tuổi thấp 25,7%, béo phì: 1,3%. Năm 2004, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao, ở mức 26,6%, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc. Ngoài ra, còn hàng triệu trẻ em tàn tật, bị mắc bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
Về trí lực: 1,5 triệu dân thiểu năng về thể lực và trí lực. Năm 2003, lao động của Việt Nam có 4,5 triệu mù chữ, 47% mới có trình độ tiểu học, 30% tốt nghiệp trung học cơ sở và 18,5% tốt nghiệp trung học phổ thông. 79% lao động từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khu vực nông thôn, tỷ lệ này lên tới 87%, trong khi đó những lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 1,85%.
Về tâm lực: tội phạm, tiêu cực xã hội có xu hướng tăng. Trong đó, trẻ em làm trái pháp luật tăng nhanh.
- Tỷ lệ dân đô thị thấp. Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2004, tỷ lệ dân đô thị mới đạt 26,3%. Ngay vùng đồng bằng sông Hồng có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng, nhưng tỷ lệ dân đô thị chỉ có 23,8%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chưa đến 10% như: Thái Bình 7,2%, Hà Nam 9,6%, Hà Tây 9%... Như vậy, nhìn một cách tổng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)