Tu lieu quy mon CN va nghe nuoi ca

Chia sẻ bởi Vũ Thị Mai Lan | Ngày 11/05/2019 | 181

Chia sẻ tài liệu: Tu lieu quy mon CN va nghe nuoi ca thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
NGHỀ NUÔI CÁ LỚP 11
Môn học nghề nuôi cá được sắp xếp theo một bố cục như sau:
Phần mở đầu
Chương 1 : Một số cơ sở khoa học của nghề nuôi cá
Đặc điểm môi trường sống của cá
Đặc điểm sinh học của một số cá nuôi chủ yếu
Thức ăn dùng trong nuôi cá : Thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến (thức ăn nhân tạo)
Chương 2 : kĩ thuật sản xuất cá con
Chương 3 : Nuôi cá thương phẩm
Chương 4 : Cách phòng trị một số bệnh cho cá thường gặp
Chương 5 : Ứng dụng một số chất kích dục tố cho sinh sản cá nhân tạo và chế phẩm sinh học để sử lí môi trường nuôi cá
Chương 6 : Nghề nuôi cá


Chương 1 : MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHỀ NUÔI CÁ
Nội dung chương này gồm 3 phần
A. Đặc điểm môi trường sống của cá :
. Đặc điểm lí học : Nhiệt độ nước, độ trong của nước, mầu sắc của nước
2. Đặc điểm hóa học : Độ pH của nước nuôi cá



Các chất khí hòa tan : O2 hòa tan, CO2 hòa tan, H 2S và CH4 hòa tan
Các muối hòa tan

CÁC CHỈ TIÊU NGUỒN NƯỚC THÍCH HỢP CHO NUÔI CÁ
Nhiệt độ nước : (00C) 20-30
Độ trong (cm) : 10-20
Màu nước : Xanh lá chuối non
Độ pH : 6,5-8
O2 (mg/l) ; 5-8
NH4 (mg/l) : 1
PO4-3 ( mg/l) : 0,5
CO2 (mg/l) : 3-10
Fe tổng số (mg/l) : < 0,3
Độ cứng 0H : 5-10
H2S : Không có
Trong những chỉ tiêu trên quan trọng nhất là nhiệt độ nước,O2 , độ trong và màu nước, sau đó là độ pH. Các chỉ tiêu khác có đảm bảo thì mới có được màu nước ao và độ trong thích hợp
B. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN
Nhận biết một số đặc điểm chính của một số loài cá nuôi
Môi trường sống (cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ, nồng độ oxy)
Tập tính ăn (cá hiền, cá dữ, cá ăn động vật, thực vật, mùn hữu cơ)
Tập tính sinh đẻ
Căn cứ vào những đặc điển sinh học trên để lựa chọn đối tượng cá nuôi phù hợp với từng điều kiện cụ thể, cho hiệu quả kinh tế cao
Từ những đặc điểm sinh học của một số loài cá đã biết, học sinh có thể suy luận ra tập tính sinh học ( tính ăn, loại thức ăn) của một loài cá khác khi các em gặp

C. THỨC ĂN DÙNG TRONG NUÔI CÁ
I.Thức ăn tự nhiên và phương pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá
1. Thức ăn tự nhiên trong ao nuôi cá gồm các loại chủ yếu sau:
+ Vi khuẩn
+ Thực vật : Tảo (thực vật phù du), trong nước ngọt có đến 7 ngành tảo khác nhau, thực vật bậc cao
+ Động vật không xương sống : Động vật phù du, động vật đáy
+ Mùn ba hữu cơ
+Quan sát một số hình ảnh : Tảo phù du, động vật phù du, thực vật bậc cao và động vật đáy
+ Chú trọng mối quan hệ thức ăn tự nhiên trong ao, chuỗi thức ăn và hao hụt từ bậc thấp đến bậc cao, chuỗi thức ăn càng dài hao hụt càng lớn

Tảo lam (Thanh tảo cyanophyta)
Tảo lam spirulina
Tảo vàng ánh ( chrysophyta)
Tảo giáp (Pyrrophyta)
Tảo si líc (khuờ t?o Bacillariophyta )
Tảo vàng (Xanthophyta)
Tảo mắt (t?o tr?n Euglenophyta )
Tảo lục (Chlorophyta)
Thực vật nước bậc cao (rong, bèo sen, súng)
D?NG V?T PH� DU
Luân trùng (Rotifera)
Kiếm túc (chân chèo Copepoda)
Chi giác ( Rõu ng�nh Cladocera)
Chi giác ( Cladocera )
Động vật đáy (Zoobenthos)

Muỗi lắc và ấu trùng muỗi lắc
MỐI QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG AO NUÔI CÁ
PHƯƠNG PHÁP GÂY NUÔI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
2.Phương pháp gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá là bón phân (hữu cơ và vô cơ).
Bón phân cho ao là để nuôi các sinh vật thức ăn cho cá.
- Phân hữu cơ có đầy đủ các thành phần muối dinh dưỡng nhưng trong quá trình phân hủy dễ làm ô nhiễm nguồn nước, phân vô cơ được tảo hấp thụ ngay nhưng không có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tảo, kết hợp cả 2 loại phân bón sẽ cho hiệu quả cao
VÒNG TUẦN HOÀN DINH DƯỠNG TRONG AO

THỨC ĂN CHẾ BIẾN
2. Thức ăn chế biến (thức ăn nhân tạo) là thức ăn được cá sử dụng trực tiếp.
Nguyên tắc chế biến và sử dụng thức ăn chế biến :
Thức ăn phải được nghiền nhỏ (cá không có khả năng nhai nghiền nhỏ thức ăn, chủ yếu là tiêu hóa hóa học.
Thức ăn giầu đạm nên dùng cho cá nhỏ
Phối trộn nhiều loại thức ăn đơn lẻ với nhau để cân đối các chất dinh dưỡng
Khi năng suất nuôi chưa cao thì không cần thiết phải dùng thức ăn giầu đạm nếu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao đảm bào
Nuôi năng suất cao, khi dùng thức ăn chế biến phải đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng, loài cá ăn thức ăn thiên về động vật hàm lượng đạm trong thức ăn phải cao
Thức ăn chế biến khi được sử lí nhiệt có lợi cho tiêu hóa nhưng bất lợi vì thất thoát vi ta min
Cho cá ăn thức ăn nhân tạo làm nhiều lần tốt hơn cho ăn ít lần


NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Quan sát đánh giá chất lượng nước ao cần chú trọng đến các nội dung sau: độ pH, màu nước và độ trong của nước ao
2.Nhận dạng các loài cá nuôi ở địa phương cần nắm vững: Gọi tên được các loài cá nuôi, xác định được tính ăn (ăn loại thức ăn gì là chính) thông qua quan sát các bộ phận của cơ quan tiêu hóa: lược mang, ruột, dạ dày, răng miệng, răng hầu.
3. Nhận dạng các loại thức ăn tự nhiên của cá cần phân biệt được: Tảo, động vật phù du, động vật đáy, hiểu ý nghĩa của chuỗi thức ăn
4. Cách ủ phân và sơ chế thức ăn : Hiểu được ý nghĩa của ủ phân và việc chế biến thức ăn cho nuôi cá
KĨ THUẬT SẢN XUẤT CÁ CON
Khái niệm về giai đoạn phát triển của cá: Phôi, cá bột, cá hương, cá giống
2. Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng của cá trong từng giai đoạn phát triển để có biện pháp chăm sóc thích hợp.
3. Nắm vững quy trình kĩ thuật ương cá bột thành cá hương từ khâu chuẩn bị ao, mật độ, chăm sóc quản lí đến khâu thu hoạch
Điểm cần chú ý:
- Tất cả các loài cá, trong giai đoạn từ cá bột lên cá hương đều dùng thức ăn tự nhiên là chính, vì vậy khâu bón phân để nuôi các sinh vật thức ăn là quan trọng.
Trong giai đoạn cá hương có nhiều sinh vật hại cá con cần phải phòng tránh
Thu hoạch là khâu quan trọng, cá phải được luyện ép cẩn thwnj để tránh hao hụt
Với các loài có sự chuyển đổi thức ăn rõ rệt (chép, trắm cỏ) cần phải đảm bảo thời gian ương nuôi và san thưa kịp thời để tránh hao hụt

ƯƠNG CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG
NhỮNG điều cần lưu ý khi ương cá hương lên cá giống:
Trong giai đoạn cá giống, cá ăn thức ăn như cá trưởng thành (có chuyển đổi từ từ)
Ao ương rộng hơn và sâu hơn ao ương cá hương
Có thể cho cá ăn lọc (cá mè) ăn thức ăn nhân tạo dạng bột mịn, té đều trên mặt nước
Có thể nuôi ghép nhiều loài để tận dụng hết các loại thức ăn tự nhiên có trong ao, chú ý không ghép cá trôi và trắm cỏ vì cạnh tranh thức ăn của nhau
Mật độ ương thưa thời gian thành cá giống rút ngăn.
Thường sau mỗi cấp ương, mật độ giảm đi 10 lần
Chăm sóc, quản lí ,thu hoạch giống như ương cá hương, lượng thức ăn tinh cho ăn theo số lượng cá (ao ương cá hương cho ăn theo diện tích ao)
CHO CÁ CHÉP ĐẺ
Cá chép bố mẹ phải nuôi riêng để tránh không cho cá tự đẻ trong ao.
Trong ao nuôi vỗ ngoài phân bón cần phải cho thêm thức ăn tinh, đặc biệt là thức ăn giầu đạm
Khi cá thành thục, cho cá đẻ khi nhiệt độ nước trên 180C,
Có thể cho cá đẻ tự nhiên trong ao có kích thích nước hoặc tiêm thuốc dục đẻ, trong ao đẻ phải có giá bám cho trứng (loài cá đẻ trứng dính)
Có thể cho cá đẻ theo hướng công nghiệp: Tiêm thuốc dục đẻ, thụ tinh nhân tạo, khử dính cho trứng và ấp trong bình vây
NHÂN GIỐNG CÁ RÔ PHI
Ao cho cá rô phi đẻ cần : đáy cứng, nông, diện tích nhỏ cá cũng vẫn sinh sản
Thức ăn phân bón (thức ăn tinh, phân hữu cơ, vô cơ) vừa dùng nuôi vỗ cá bố mẹ, vừa nuôi cá con
Khi nhiệt độ trên 240C sau 45 ngày nuôi có thể thu hoạch cá con
Chú ý khi thu hoạch cá con vì cá không được đùa luyện như ao ương cá hương, cá giống.
Có thể bón nhiều phân hữu cơ để cá nổ đầu vào buổi sáng, vớt cá bột sang ao ương, cá mẹ nhanh đẻ trở lại để thu nhiều cá con trong thời gian đầu vụ, có nhiều giống nuôi cá thịt
VẬN CHUYỂN CÁ SỐNG
Có 2 phương pháp vận chuyể cá sống : Vận chuyển cá bằng túi ni lông có bơm oxi và vận chuyển hở lấy oxi từ không khí (do lắc hoặc máy xục khí)
Trong vận chuyển cá khâu quan trọng nhất là luyện ép cá trước khi vận chuyển, nếu cá không được luyện ép kĩ thì không thể vận chuyển được
Không vận chuyển khi cá no (cá mới bắt từ ao lên, cá bột trong bể mới cho ăn xong)
Vận chuyển cá ở nhiệt độ thấp cho tỉ lệ sống cao hơn ở nhiệt độ cao.
Vận chuyển bằng túi bơm oxi khi nghỉ phải lắc túi để oxi hòa tan trong nước
Mật độ vận chuyển phụ thuộc vào nhiệt độ nước, kích thước cá, thời gian vận chuyển.
THỰC HÀNH CHƯƠNG 2
1. Lựa chọn ao ương, chuẩn bị ao ương
Lựa chọn ao theo những điều kiện có thể đáp ứng được
Chuẩn bị ao ương: quan trong nhất là làm sạch ao, tẩy vôi trừ tạp, tăng độ pH, phơi ao để thoát hết khí độc trong bùn ao
Lấy nước vào ao phải lọc nước để tránh cá tạp và sinh vật hại cá theo vào
Tùy điều kiện cụ thể của ao và nguồn nước mà có thể lấy nước vào thả cá ngay (phải tăng cường thức ăn tinh) hoặc chờ ao lên mầu mới thả cá, chú ý khắc phục những nhược điểm của mỗi cách thả cá cá

NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM
Các hình thực nuôi cá thương phẩm (cá thịt): nuôi cá ao nước tĩnh, nước chảy, nuôi cá lồng, bè, ruộng…nuôi đơn, nuôi ghép. Dù nuôi hình thức nào thì cung cần chú ý những điều sau đây:
Nuôi nước tĩnh, dùng phân bón thì nuôi ghép nhiều loài sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên, giá thành mỗi kg cá thấp, năng suất ao không cao.
Nuôi nước chảy phải dùng thức ăn nhân tạo, nuôi loài cá ăn thức ăn trực tiếp, giá thành mỗi kg cá cao nhưng năng suất cũng cao
Nuôi đơn cá trong ao nước tĩnh phải chọn loài cá chịu được nồng độ oxi thấp (cá tra, rô phi…), dùng thức ăn nhân tạo để có năng suất cao nhưng giá thành mỗi kg cá cũng cao hơn.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
1.Sâu ao cao bờ
2. Giống to giống tốt
3. Mật độ vừa phải
4. Tỉ lệ hợp lí
5. Cho ăn đầy đủ
6. Đánh tỉa thả bù
7. Phòng trừ bệnh tật tốt.
8. Chu kì nuôi ngắn
9. Chăm sóc quản lí chu đáo
10. Thu hoạch nhanh gọn, đảm bảo


NUÔI CÁ KẾT HỢP
Nuôi cá kết hợp là cách nuôi tận dụng các sản phẩm phụ của một phần trong hệ canh tác để phục vụ cho nuôi cá, vì vậy có thể kết hợp:
Chăn nuôi với nuôi cá
Trồng trọt với nuôi cá
Chăn nuôi, trồng trọt với nuôi cá
Tùy theo đối tượng nuôi kết hợp, điều kiện ao (ruộng). Nuôi cá kết hợp cần chọn đối tượng nuôi chính, phụ và mật độ thả cho phù hợp
Nuôi cá nước chảy :Có thể nuôi trong ao, lồng bè.
Trung quốc áp dụng kĩ thuật nuôi cá trong bè nhỏ, mật độ cao (lồng có KT 1m x 1m x 1m,bao bọc bằng lưới đạt năng suất 200kg/1m3/vụ, trong điều kiện tốt nhất đã đạt 600kg). Cá mè trắng nuôi lồng trong môi trường dinh dưỡng trung bình đạt 90kg/m3 mà không cho ăn (lọc thức ăn trong môi trường)



THỰC HÀNH KĨ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM
Phần thực hành nuôi cá thịt cần chú ý một số điểm sau đây:
Phân bón cho ao : Không phải tăng lên theo độ lớn của cá, thực tế phân bón cho ao trong quá trình nuôi luôn ở mức tối đa, vượt quá mức đó dễ làm ô nhiễm nguồn nước
Cho ăn thêm thức ăn nhân tạo để nâng cao năng suất nuôi và vẫn lợi dụng được thức ăn tự nhiên.
Mật độ nuôi trong ao nước tĩnh không nên quá dày, mật độ phụ thuộc kích thước cá khi thu hoạch, kích thước loài cá nuôi.
Bón vôi và kích thích nước mới có tác dụng tốt cho cá sinh trưởng
CÁCH PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH
CHO CÁ THƯỜNG GẶP
1. Cá có thể mặc các bệnh: siêu vi trùng, vi trùng, kí sinh trùng, nấm, suy dinh dưỡng. Một số sinh vật hại cá.
Chữa bệnh cho cá gặp nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế. Điều khiển các yếu tố môi trường thuận lợi cho cá, tăng cường sức đề kháng, tẩy trùng môi trường trước khi nuôi là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả
Dưới đây là một số hình ảnh bệnh cá thường gặp
BỆNH ĐỐM ĐỎ (xuất huyết)
Trùng bánh xe (Trichodina)
Trùng mỏ neo (lernea)
Bào tử trùng
Nấm thủy my ( Saprolegnia, Achlya)
Bọ gạo - sinh v?t h?i cỏ
Bắp cày - sinh v?t h?i cỏ
Bọ gạo - sinh v?t h?i cỏ
Sán lá đơn chủ
Bệnh ấu trùng sán lá song chq trong mang cá
Bệnh ấu trùng sán lá gan
trong cơ cá
Bệnh rận cá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Mai Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)