Tu lieu lich su ve cac doi chua Nguyen

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Bình | Ngày 11/05/2019 | 146

Chia sẻ tài liệu: tu lieu lich su ve cac doi chua Nguyen thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chúa Nguyễn

Loạt bài Lịch sử Việt Nam


Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)    Nhà Triệu (207 - 111 TCN)

Hai Bà Trưng (40 - 43)

Bắc thuộc lần II (43 - 541)    Khởi nghĩa Bà Triệu

Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 - 602)

Bắc thuộc lần III (602 - 905)    Mai Hắc Đế    Phùng Hưng

Tự chủ (905 - 938)    Họ Khúc    Dương Đình Nghệ    Kiều Công Tiễn

Nhà Ngô (938 - 967)    Loạn 12 sứ quân

Nhà Đinh (968 - 980)

Nhà Tiền Lê (980 - 1009)

Nhà Lý (1009 - 1225)

Nhà Trần (1225 - 1400)

Nhà Hồ (1400 - 1407)

Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)    Nhà Hậu Trần    Khởi nghĩa Lam Sơn

Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)

   Lê sơ

   Lê    trung    hưng
Nhà Mạc


Trịnh-Nguyễn phân tranh



Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)

Nhà Nguyễn (1802 - 1945)    Pháp thuộc (1887 - 1945)    Đế quốc Việt Nam (1945)

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)    Việt Nam Dân chủ Cộng hòa    Quốc gia Việt Nam    Việt Nam Cộng hòa    Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm
Vua Việt Nam
Nguyên thủ Việt Nam
Các vương quốc cổ ở Việt Nam
Niên biểu lịch sử Việt Nam


sửa




Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một số nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu vào đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi vua Gia Long lên ngôi, hay đầu thế kỷ 19. Họ là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của Việt Nam.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công. Về sau, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Ông có ba con. Người con gái lớn nhất, tên Ngọc Bảo, lấy chúa Trịnh Kiểm; hai người con trai cũng là tướng giỏi được phong chức Quận công. Vì người con trai lớn, Nguyễn Uông, bị Trịnh Kiểm giết nên người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để xa Chúa Trịnh. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn.
[sửa] Nguồn gốc
Theo phả hệ họ Nguyễn, các chúa Nguyễn là dòng dõi họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hóa và là con cháu của Định Quốc công Nguyễn Bặc nhà Đinh. Một số tài liệu nghiên cứu của các nhà chuyên môn đã khẳng định các chúa Nguyễn không phải là con cháu Nguyễn Trãi. Thế thứ các đời họ Nguyễn ở Gia Miêu từ thế kỷ 10 như sau:
Nguyễn Bặc
Nguyễn Đệ
Nguyễn Viễn
Nguyễn Phụng
Nguyễn Nộn
Nguyễn Thế Tứ
Nguyễn Minh Du
Nguyễn Biện
Nguyễn Sử
Nguyễn Công Duẩn (hay Chuẩn)
Nguyễn Đức Trung
Sử sách thường ghi Nguyễn Kim - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng - là con của An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, là cháu của Nguyễn Văn Lang (người tham gia cùng Lê Tương Dực khởi binh giành ngôi của Lê Uy Mục) và là chắt của Nguyễn Đức Trung. Và sử cũng ghi Nguyễn Văn Lang là em Nguyễn Thị Hằng, hoàng hậu của Lê Thánh Tông. Sự thực không phải như vậy.
Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả họ Nguyễn nói chung có sự khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào, cho rằng ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin từ đời Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là em họ của Nguyễn Kim. Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh 7 con trai, sau phân thành 7 chi. Chỉ xét 3 chi:
Chi đầu là Nguyễn Đức Trung sinh 14 con, trong đó con gái thứ 2 là Nguyễn Thị Hằng
Chi 4 là Nguyễn Như Trác sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim
Chi 5 là Nguyễn Văn Lỗ sinh ra Nguyễn Văn Lang, Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Dụ.
Theo thông tin từ đó, hoàng hậu Trường Lạc Nguyễn Thị Hằng là chị họ công thần Nguyễn Văn Lang của vua Lê Tương Dực và Nguyễn Kim là anh họ Nguyễn Hoằng Dụ.
Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: Ở Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ - cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Văn Lang ở xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Phạm Nguyễn trông nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Văn Lang. Trong các nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn sống.
[sửa] Chín chúa
Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế.
Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.
Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
Nguyễn Phúc Trăn tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
Nguyễn Phúc Chu [1] tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.
Nguyễn Phúc Chú [2] tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế.
Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1753-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.
[sửa] Xung đột với chúa Trịnh
Xem chi tiết: Trịnh Nguyễn phân tranh
[sửa] Mở đất Nam Bộ
Xem chi tiết: Nguyễn Hữu Cảnh (mở đất Miền Đông Nam Bộ) và Mạc Cửu (mở đất Miền Tây Nam Bộ).
[sửa] Chính sự suy yếu
Chiếm được Thủy Chân Lạp và nhiều lần can thiệp vào tình hình Cao Miên (Campuchia), sự phát triển cơ nghiệp các chúa Nguyễn lên tới cực thịnh. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, tức là Nguyễn Vũ vương, tỏ ý ngang hàng với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, danh hiệu mà các đời trước vẫn chỉ xưng là "công".
Sau khi xưng vương, Nguyễn Phúc Khoát đặt ra nhiều nghi lễ, phong tục để trở thành nước độc lập với Đàng Ngoài. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn tăng cường xây dựng cung điện, đền đài nguy nga. Các quan lại, tôn thất cũng đua nhau xây cất. Vì thế dân gian phải phục dịch và đóng nhiều thuế hơn trước. Nhiều nông dân bị bóc lột bần cùng.
Hệ thống thuế của chúa Nguyễn rất cồng kềnh và phức tạp. Năm 1741, Vũ vương ra lệnh truy thu thuế của cả những người đã bỏ trốn với gia đình họ, tới năm 1765 lại ra lệnh truy thu thuế của 10 năm trước. Giai cấp quý tộc và địa chủ tìm nhiều cách để chiếm đoạt đất đai của dân để hưởng thụ xa hoa. Sử ghi lại rằng đại thần Trương Phúc Loan, sau một trận lụt phải trải vàng ra khắp sân nhà để phơi, từ xa trông lại sáng chóe một góc. [3]. Nhiều nông dân bị phá sản. Điều đó khiến mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt.
Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát chết, chính sự họ Nguyễn rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Khoát vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Khoát là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Khoát mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là “Quốc phó”, giết Luân mà lập người con thứ 16 của Khoát là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ về thao túng. Trong triều cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương.
[sửa] Chống Tây Sơn
Xem chi tiết: Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn
Nhân cơ hội đó, năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi binh ở Tây Sơn, với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương. Năm 1773, qu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)