Tư liệu Hà Tĩnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến |
Ngày 13/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu Hà Tĩnh thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
TƯ LIỆU GIẢNG DẠY
MÔN: LỊCH SỬ ; ĐỊA LÝ ; ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
HÀ TĨNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐAN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức .Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân .Thời nhà Ngô, thuộc Cửu Đức .Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu .Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An .Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An .Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn .Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn . Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam).
Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh; Năm thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ. Từ năm 1976-1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay
Năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức Thuận, xã Trung Lương; một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở tách 6 xã thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã thuộc huyện Hương Khê và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn.
Năm 2007, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện . Năm 2007 Thị xã Hà Tĩnh đã nâng cấp là thành phố loại III.với tên goi là TP. Hà Tĩnh.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Diện tích : 6.056km2
Dân số: 1.283.900người ( năm 2003)
Dân tộc: Kinh, Thái, Chứt, Mường…
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi.TP. Hà Tĩnh cách sân bay Vinh 50km.
Địa hình tỉnh Hà Tĩnh
Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi. đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven biển và xung quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Bờ biển dài 137km. Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo, thuận tiện cho việc giao thương với các nước Lào, Thái Lan.
Nhiệt độ trung bình năm 23,70C
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân.
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA – DANH LAM
Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan
Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, cách TP. Hà Tĩnh khoảng 75km, trên quốc lộ 1A. Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Toàn cảnh Đèo Ngang
Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây lũy Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là lũy Đèo Ngang hay lũy ông Ninh.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển
Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. Hoành Sơn Quan
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.
Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Nguyễn Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công
Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực:
- Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả.
- Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện nhà tiếp khách, nhà sắc và khu hành lang.
Toàn bộ công trình của đền hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành bức tường tự nhiên. Ba toà điện Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và nhà dâng hương là hệ thống nối liền khép kín với nhau kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Phía sau thượng điện tương truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.
Đền thờ Chế Thắng phu nhân, Nguyễn Thị Bích Châu
Biển Thiên Cầm
Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ, môi trường trong lành yên tĩnh và hứa hẹn nhiều điều tuyệt vời cho một kỳ nghỉ mà nó còn gắn với nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn
Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.
Thiên Cầm ấn tượng với du khách ngay từ cái tên gọi đầu tiên. Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời, tương truyền do Hùng Vương khi đi đến đây nghe trên trời có tiếng nhạc nên đặt như vậy nhưng truyện khác kể rằng, Hồ Quý Ly khi trốn chạy qua đến đây thì bị bắt nên có tên là Thiên Cầm (Trời bắt).
Du khách chơi trò chơi trên bãi biển
Bãi tắm chồng chất các hang đá và bãi cát đan xen, có khe nước vừa.mặn, vừa ngọt phân chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người thợ bẫy chim cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển. Án ngữ biển Thiên
Cầm là núi Thiên Cầm. Núi không cao nhưng tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính vẫn còn giữ một báu vật nổi tiếng đó là : “Thập điện diêm vương”.
Không những được ngắm cảnh, tắm mát, đi chơi mà du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây cũng như: chim Cu Kỳ, tôm hùm, mực ống, nước mắm Nhượng...
Thiên Cầm ngày nay là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Hà Tĩnhbiển Thiên Cầm - sự hấp dẫn của vẻ hoang sơ.
Toàn cảnh bãi biển Thiên Cầm
Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía nam. Cách thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Tây. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Toàn cảnh hồ Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập- Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938), ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m. Ngôi nhà tranh 4 gian nằm nép mình trong luỹ tre xanh là nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm về quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí Hà Huy Tập. Khu lưu niệm Hà Huy Tập
Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, đồng chí đã sớm tiếp thu tinh thần yêu nước, cách mạng của cha anh để hình thành cho mình nhân cách và lý tưởng sống vì dân, vì nước.
Khu Lưu Niệm Tổng Bí Thư ( 1936 – 1938 ) Hà Huy Tập
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Ngã Ba Đồng Lộc
Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:
Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng , Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ ; Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ
Khu tưởng niệm 10 cô gái TNXP
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.
Trần Phú ( 1904 – 1931 ) là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ( 10/1930 – 9/1931 ). Khu lưu niệm Trần Phú thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, được Bộ văn hoá quyết định thành lập năm 1959.
Nhà lưu niệm Trần Phú được xây dựng tại vị trí nhà thờ chi họ TRần, gồm 3 gian lợp ngói vẩy, tường bao quanh bằng đá ong không trát, đồ thờ sơ sài. Quang cảnh khu lưu niệm Trần Phú
Khu Lưu Niệm Trần Phú
Từ năm 1984 đến 1988, ngành văn hoá huyện Đức Thọ đã tôn tạo và xây dựng một số công trình. Khuôn viên được mở rộng 2ha, gồm hai khu vực là nhà trưng bày và nhà thờ. Nhà trưng bày có diện tích 90m2, trưng bày trên 200 hiện vật và tư liệu giới thiệu về thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động của Trần Phú. Một số tư liệu về quê hương Đức Thọ của Trần Phú trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nhà thờ ở phía tây có các đồ tế tự, hoành phi cửa võng….Đặc biệt là bài vị của nhiều người trong họ Trần được thờ rất trang trọng.
Năm 1994, khu lưu niệm đã được tôn tạo, tu bổ khang trang.
Phan Đình Phùng ( 1847 – 1895 ) hiệu là Châu Phong. Mộ ông đặt tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho. Năm 30 tuổi ông đỗ cử nhân và sau đậu Đình Nguyên tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Tri huỵện huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông là người có tính cương trực, ngay thẳng, liêm khiết nên được nhân dân mến mộ. Khi Phan Đình Phùng được triệu về kinh và bổ nhiệm làm Chính ngự sử viện Đô Sát, do bất hoà trong triều ông trở về quê năm 1883.
Mộ Phan Đình Phùng
Sau đó ông tổ chức cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh – Bình. Tuy cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại nhưng ảnh hưởng và ý nghĩa của phong trào thì vô cùng to lớn.
Phan Đình Phùng
Nguyễn Du (1765- 1820) danh nhân tiêu biểu nhất của dòng họ sinh tại kinh thành Thăng Long nơi thân sinh ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm(1708-1775) làm quan Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, thân mẫu là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc nổi tiếng nết na thông minh xinh đẹp rất yêu văn học, văn nghệ dân gian. Môi trường văn hoá của ba vùng đất văn vật: xứ Nghệ, Thăng Long và Kinh Bắc cùng truyền thống của dòng họ, gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tài năng của Nguyễn Du. Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với những biến cố dữ dội của đất nước, con đường công danh của Nguyễn Du khá hanh thông nhưng ông không mấy chú trọng đến, bởi một lẽ ông đau xót trước lẽ sống của thời bấy giờ gia đình tan tác, dân tình khốn khổ lầm than. Nổi ưu tư ấy ông dồn hết vào văn chương, thơ ca và trong tất cả các tác phẩm Nguyễn Du để lại thì Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất đạt đến đỉnh cao tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Bằng những lời thơ súc tích ngắn gọn Nguyễn Du vẽ lên một bức tranh về thực tại của xã hội đương thời đã nói lên được tiếng nói của người dân, nói lên được tiếng nói khao khát được sống được tự do yêu đương đề cao thân phận của người phụ nữ. Với những gì Nguyễn Du để lại cho nền văn học nước nhà đã đưa ông lên tầm một nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và trở thành Danh nhân văn hoá thế giới.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, từ đây đi về khoảng 1 km sẽ đến mộ Nguyễn Du.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Di tích thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân. di tích lưu niệm ông tại đây có nhà thờ trên khuôn viên gần 2000m2, cách nhà thờ 200m là phần mộ của ông.
Những năm tháng hàn vi
Nguyễn Công Trứ, (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên huý là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hi Văn nguyên quán ở làng Bạch Đường, huyện Nam Đường. Con của Đức Phái hầu Nguyễn Tấn và bà vợ thứ Nguyễn Thị Phan, con gái một viên quan nhỏ triều vua Lê, niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Công Trứ sinh ngày 1 tháng 11 năm 1778 (Mậu Tuất) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tại huyện Quỳnh Côi, nay thuộc tỉnh Thái Bình, trong thời gian Đức Phái hầu Nguyễn Công Tấn làm tri huyện của huyện này. Tượng Nguyễn Công Trứ
Sau đó Nguyễn Tấn được triều đình Lê - Trịnh thăng làm tri phủ Tiên Hưng. Khi xẩy ra sự kiện quân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Tấn được vua Cảnh Hưng sai làm Than tán những vụ đạo Sơn Nam, phong tước Đức Phái hầu .
Di Tích Lưu Niệm Nguyễn Công Trứ
Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi. Mặt tiền Đền Củi
Đền Củi đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 57/QĐ-VH ngày 18/1/1993 xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Đền Củi
Khu du lịch nghỉ mát Xuân Thành nằm gần thị xã Cửa Lò nổi tiếng, cách cửa Hội khoảng 5 km về phía nam trên địa phận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Bãi biển ở đây cũng không kém phần hấp dẫn bởi vẻ đẹp nguyên sơ và những tiềm năng tự nhiên phong phú.
Với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ cùng các dịch vụ đang được đầu tư xây dựng và mở rộng, hướng tới tính chuyên nghiệp, Xuân Thành đang nổi lên trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Tĩnh. Tuy nhiên, du lịch Xuân Thành cần hạn chế sự phát triển mang tính tự phát và manh mún, ảnh hưởng đến cảnh quan, đồng thời khuyến khích những dự án du lịch phù hợp và hài hòa không gian thiên nhiên, nhằm thu hút du khách từ sức lôi cuốn của vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ, không nên đi theo lối mòn đầu tư để trở thành một "đô thị du lịch biển" bị bao bọc bởi những nhà nghỉ và các khách sạn bê-tông cao tầng.
Bãi Biển Xuân Thành
Đây chỉ là một số tư liệu mà chúng tôi đã sưu tầm
Chúng tôi sẽ sưu tầm và bổ sung cho bộ tư liệu ngày
càng phong phú hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Đây chỉ là một số tư liệu mà chúng tôi đã sưu tầm
Chúng tôi sẽ sưu tầm và bổ sung cho bộ tư liệu ngày
càng phong phú hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
MÔN: LỊCH SỬ ; ĐỊA LÝ ; ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
HÀ TĨNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐAN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức .Thời nhà Hán, thuộc huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân .Thời nhà Ngô, thuộc Cửu Đức .Thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê: gọi là Hoan Châu .Năm 1030, bắt đầu gọi là châu Nghệ An .Từ năm 1490 gọi là xứ Nghệ An .Thời Tây Sơn, gọi là Nghĩa An trấn .Nhà Nguyễn năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn . Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía nam sông Lam).
Năm Tự Đức thứ 6 (năm 1853) đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh; Năm thứ 29 (năm 1876) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ. Từ năm 1976-1991, Nghệ An và Hà Tĩnh là một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay
Năm 1992, Thị xã Hồng Lĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở: thị trấn Hồng Lĩnh; xã Đức Thuận, xã Trung Lương; một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ; các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc.
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở tách 6 xã thuộc huyện Đức Thọ, 5 xã thuộc huyện Hương Khê và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn.
Năm 2007, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện . Năm 2007 Thị xã Hà Tĩnh đã nâng cấp là thành phố loại III.với tên goi là TP. Hà Tĩnh.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Diện tích : 6.056km2
Dân số: 1.283.900người ( năm 2003)
Dân tộc: Kinh, Thái, Chứt, Mường…
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi.TP. Hà Tĩnh cách sân bay Vinh 50km.
Địa hình tỉnh Hà Tĩnh
Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi. đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ở ven biển và xung quanh các trục đường quốc lộ. Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Bờ biển dài 137km. Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo, thuận tiện cho việc giao thương với các nước Lào, Thái Lan.
Nhiệt độ trung bình năm 23,70C
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân.
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA – DANH LAM
Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan
Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, cách TP. Hà Tĩnh khoảng 75km, trên quốc lộ 1A. Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Toàn cảnh Đèo Ngang
Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây lũy Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là lũy Đèo Ngang hay lũy ông Ninh.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển
Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. Hoành Sơn Quan
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.
Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 - 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Nguyễn Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định con gái đại thần Nguyễn Tướng Công
Toàn bộ khu di tích có thể chia thành hai khu vực:
- Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi, cổng chính và nhà quan tả.
- Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện nhà tiếp khách, nhà sắc và khu hành lang.
Toàn bộ công trình của đền hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành bức tường tự nhiên. Ba toà điện Hạ điện, Trung điện, Thượng điện và nhà dâng hương là hệ thống nối liền khép kín với nhau kiến trúc theo kiểu chữ Công (I). Phía sau thượng điện tương truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu.
Đền thờ Chế Thắng phu nhân, Nguyễn Thị Bích Châu
Biển Thiên Cầm
Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang sơ, môi trường trong lành yên tĩnh và hứa hẹn nhiều điều tuyệt vời cho một kỳ nghỉ mà nó còn gắn với nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn
Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.
Thiên Cầm ấn tượng với du khách ngay từ cái tên gọi đầu tiên. Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời, tương truyền do Hùng Vương khi đi đến đây nghe trên trời có tiếng nhạc nên đặt như vậy nhưng truyện khác kể rằng, Hồ Quý Ly khi trốn chạy qua đến đây thì bị bắt nên có tên là Thiên Cầm (Trời bắt).
Du khách chơi trò chơi trên bãi biển
Bãi tắm chồng chất các hang đá và bãi cát đan xen, có khe nước vừa.mặn, vừa ngọt phân chia ranh giới tùy theo thủy triều vào, ra. Rải rác theo bờ đá, là những người thợ bẫy chim cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển. Án ngữ biển Thiên
Cầm là núi Thiên Cầm. Núi không cao nhưng tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính vẫn còn giữ một báu vật nổi tiếng đó là : “Thập điện diêm vương”.
Không những được ngắm cảnh, tắm mát, đi chơi mà du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây cũng như: chim Cu Kỳ, tôm hùm, mực ống, nước mắm Nhượng...
Thiên Cầm ngày nay là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Hà Tĩnhbiển Thiên Cầm - sự hấp dẫn của vẻ hoang sơ.
Toàn cảnh bãi biển Thiên Cầm
Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh khoảng 70 km về phía nam. Cách thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Tây. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ). Rào Cái là dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Toàn cảnh hồ Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập- Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938), ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m. Ngôi nhà tranh 4 gian nằm nép mình trong luỹ tre xanh là nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm về quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí Hà Huy Tập. Khu lưu niệm Hà Huy Tập
Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống, đồng chí đã sớm tiếp thu tinh thần yêu nước, cách mạng của cha anh để hình thành cho mình nhân cách và lý tưởng sống vì dân, vì nước.
Khu Lưu Niệm Tổng Bí Thư ( 1936 – 1938 ) Hà Huy Tập
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Ngã Ba Đồng Lộc
Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:
Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng , Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ ; Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ ; Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ
Khu tưởng niệm 10 cô gái TNXP
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.
Trần Phú ( 1904 – 1931 ) là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ( 10/1930 – 9/1931 ). Khu lưu niệm Trần Phú thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, được Bộ văn hoá quyết định thành lập năm 1959.
Nhà lưu niệm Trần Phú được xây dựng tại vị trí nhà thờ chi họ TRần, gồm 3 gian lợp ngói vẩy, tường bao quanh bằng đá ong không trát, đồ thờ sơ sài. Quang cảnh khu lưu niệm Trần Phú
Khu Lưu Niệm Trần Phú
Từ năm 1984 đến 1988, ngành văn hoá huyện Đức Thọ đã tôn tạo và xây dựng một số công trình. Khuôn viên được mở rộng 2ha, gồm hai khu vực là nhà trưng bày và nhà thờ. Nhà trưng bày có diện tích 90m2, trưng bày trên 200 hiện vật và tư liệu giới thiệu về thời niên thiếu và cuộc đời hoạt động của Trần Phú. Một số tư liệu về quê hương Đức Thọ của Trần Phú trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nhà thờ ở phía tây có các đồ tế tự, hoành phi cửa võng….Đặc biệt là bài vị của nhiều người trong họ Trần được thờ rất trang trọng.
Năm 1994, khu lưu niệm đã được tôn tạo, tu bổ khang trang.
Phan Đình Phùng ( 1847 – 1895 ) hiệu là Châu Phong. Mộ ông đặt tại xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho. Năm 30 tuổi ông đỗ cử nhân và sau đậu Đình Nguyên tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Tri huỵện huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông là người có tính cương trực, ngay thẳng, liêm khiết nên được nhân dân mến mộ. Khi Phan Đình Phùng được triệu về kinh và bổ nhiệm làm Chính ngự sử viện Đô Sát, do bất hoà trong triều ông trở về quê năm 1883.
Mộ Phan Đình Phùng
Sau đó ông tổ chức cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong 4 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh – Bình. Tuy cuộc khởi nghĩa sau đó thất bại nhưng ảnh hưởng và ý nghĩa của phong trào thì vô cùng to lớn.
Phan Đình Phùng
Nguyễn Du (1765- 1820) danh nhân tiêu biểu nhất của dòng họ sinh tại kinh thành Thăng Long nơi thân sinh ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm(1708-1775) làm quan Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê, thân mẫu là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc nổi tiếng nết na thông minh xinh đẹp rất yêu văn học, văn nghệ dân gian. Môi trường văn hoá của ba vùng đất văn vật: xứ Nghệ, Thăng Long và Kinh Bắc cùng truyền thống của dòng họ, gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tài năng của Nguyễn Du. Sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với những biến cố dữ dội của đất nước, con đường công danh của Nguyễn Du khá hanh thông nhưng ông không mấy chú trọng đến, bởi một lẽ ông đau xót trước lẽ sống của thời bấy giờ gia đình tan tác, dân tình khốn khổ lầm than. Nổi ưu tư ấy ông dồn hết vào văn chương, thơ ca và trong tất cả các tác phẩm Nguyễn Du để lại thì Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất đạt đến đỉnh cao tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Bằng những lời thơ súc tích ngắn gọn Nguyễn Du vẽ lên một bức tranh về thực tại của xã hội đương thời đã nói lên được tiếng nói của người dân, nói lên được tiếng nói khao khát được sống được tự do yêu đương đề cao thân phận của người phụ nữ. Với những gì Nguyễn Du để lại cho nền văn học nước nhà đã đưa ông lên tầm một nhà thơ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và trở thành Danh nhân văn hoá thế giới.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, từ đây đi về khoảng 1 km sẽ đến mộ Nguyễn Du.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Di tích thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân. di tích lưu niệm ông tại đây có nhà thờ trên khuôn viên gần 2000m2, cách nhà thờ 200m là phần mộ của ông.
Những năm tháng hàn vi
Nguyễn Công Trứ, (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tên huý là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hi Văn nguyên quán ở làng Bạch Đường, huyện Nam Đường. Con của Đức Phái hầu Nguyễn Tấn và bà vợ thứ Nguyễn Thị Phan, con gái một viên quan nhỏ triều vua Lê, niên hiệu Cảnh Hưng.
Nguyễn Công Trứ sinh ngày 1 tháng 11 năm 1778 (Mậu Tuất) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tại huyện Quỳnh Côi, nay thuộc tỉnh Thái Bình, trong thời gian Đức Phái hầu Nguyễn Công Tấn làm tri huyện của huyện này. Tượng Nguyễn Công Trứ
Sau đó Nguyễn Tấn được triều đình Lê - Trịnh thăng làm tri phủ Tiên Hưng. Khi xẩy ra sự kiện quân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Tấn được vua Cảnh Hưng sai làm Than tán những vụ đạo Sơn Nam, phong tước Đức Phái hầu .
Di Tích Lưu Niệm Nguyễn Công Trứ
Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi. Mặt tiền Đền Củi
Đền Củi đã được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 57/QĐ-VH ngày 18/1/1993 xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Đền Củi
Khu du lịch nghỉ mát Xuân Thành nằm gần thị xã Cửa Lò nổi tiếng, cách cửa Hội khoảng 5 km về phía nam trên địa phận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Bãi biển ở đây cũng không kém phần hấp dẫn bởi vẻ đẹp nguyên sơ và những tiềm năng tự nhiên phong phú.
Với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ cùng các dịch vụ đang được đầu tư xây dựng và mở rộng, hướng tới tính chuyên nghiệp, Xuân Thành đang nổi lên trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch Hà Tĩnh. Tuy nhiên, du lịch Xuân Thành cần hạn chế sự phát triển mang tính tự phát và manh mún, ảnh hưởng đến cảnh quan, đồng thời khuyến khích những dự án du lịch phù hợp và hài hòa không gian thiên nhiên, nhằm thu hút du khách từ sức lôi cuốn của vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ, không nên đi theo lối mòn đầu tư để trở thành một "đô thị du lịch biển" bị bao bọc bởi những nhà nghỉ và các khách sạn bê-tông cao tầng.
Bãi Biển Xuân Thành
Đây chỉ là một số tư liệu mà chúng tôi đã sưu tầm
Chúng tôi sẽ sưu tầm và bổ sung cho bộ tư liệu ngày
càng phong phú hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Đây chỉ là một số tư liệu mà chúng tôi đã sưu tầm
Chúng tôi sẽ sưu tầm và bổ sung cho bộ tư liệu ngày
càng phong phú hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến
Dung lượng: 45,16MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)