Tu lieu giang day bai 11 van de viec lam
Chia sẻ bởi Trần Quốc Đạt |
Ngày 26/04/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: Tu lieu giang day bai 11 van de viec lam thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Võ Hồng Phúc
Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Cập nhật: 30/12/2007)
Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...
Nỗ lực đem lại những thành tựu to lớn
Qua 7 năm 2001 - 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 10,85 triệu lao động, giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996- 2000); riêng năm 2006 là 1,65 triệu lao động và năm 2007 ước tính 1,68 triệu lao động. Trong đó, tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là hơn 8 triệu lao động, tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 2,37 triệu lao động, xuất khẩu lao động theo hợp đồng 456 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm dần: năm 2001 là 6,28% đến năm 2006 còn 5,1%.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực: Năm 2001: nông lâm ngư nghiệp: 62,7%; công nghiệp - xây dựng: 14,5%; thương mại - dịch vụ: 22,8%; năm 2006: nông lâm ngư nghiệp: 55,7%; công nghiệp - xây dựng: 19,1%; thương mại - dịch vụ: 25,2%.
Chất lượng lao động được nâng lên, thể hiện qua số lượng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề. Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong độ tuổi ngày càng được nâng cao. Đến năm 2006, khoảng 26,85% lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông. Lao động qua đào tạo nghề tăng, giai đoạn 2001 - 2006 dạy nghề cho 6,6 triệu người (tăng bình quân 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn cho 1,14 triệu người (tăng bình quân 15%/năm); lực lượng lao động xã hội qua đào tạo năm 2006 đạt 31,5%, trong đó, có 20% qua đào tạo nghề (năm 2001 là 13,4%), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế; góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ hội và thách thức đang đặt ra gay gắt
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nhập sẽ làm tăng các cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới, ở các lĩnh vực, khu vực mới. Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển của lao động giữa các vùng và giữa các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi cũng đòi hỏi cơ cấu lao động phải có sự điều chỉnh. Tuổi thọ của việc làm có thể sẽ ngắn đi. Khái niệm làm việc suốt đời đối với một công việc, trong cùng một doanh nghiệp sẽ ít dần đi. Đồng thời, sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực khác, khu vực khác. Khu vực nông thôn cũng chịu tác động nhiều chiều, có thể tiếp cận được các thị trường nông sản mới, có thể các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển làm tăng cơ hội việc làm; nhưng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ sẽ làm một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, dẫn đến mất việc làm.
Thị trường lao động ngoài nước cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế, có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tiếp cận những tri thức và công nghệ mới. Mặc dù cơ hội mở ra trước mắt như vậy, nhưng với tình trạng chất lượng lao động ở nước ta hiện nay, khó đáp ứng được yêu cầu của phát triển trong thời kỳ hội nhập.
Lực lượng lao động ở nước ta tuy có số lượng lớn (năm 2006 là 45,6 triệu lao động), song chất lượng lao động còn thấp. Phần lớn lao động Việt Nam (gần 70%) chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 20%. Tính đến năm 2005, số người có trình độ đại học và cao đẳng trở
Võ Hồng Phúc
Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Cập nhật: 30/12/2007)
Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn và chính trị. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân...
Nỗ lực đem lại những thành tựu to lớn
Qua 7 năm 2001 - 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 10,85 triệu lao động, giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996- 2000); riêng năm 2006 là 1,65 triệu lao động và năm 2007 ước tính 1,68 triệu lao động. Trong đó, tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội là hơn 8 triệu lao động, tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm là 2,37 triệu lao động, xuất khẩu lao động theo hợp đồng 456 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm dần: năm 2001 là 6,28% đến năm 2006 còn 5,1%.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực: Năm 2001: nông lâm ngư nghiệp: 62,7%; công nghiệp - xây dựng: 14,5%; thương mại - dịch vụ: 22,8%; năm 2006: nông lâm ngư nghiệp: 55,7%; công nghiệp - xây dựng: 19,1%; thương mại - dịch vụ: 25,2%.
Chất lượng lao động được nâng lên, thể hiện qua số lượng lao động đã qua đào tạo và đào tạo nghề. Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong độ tuổi ngày càng được nâng cao. Đến năm 2006, khoảng 26,85% lao động từ 15 tuổi trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông. Lao động qua đào tạo nghề tăng, giai đoạn 2001 - 2006 dạy nghề cho 6,6 triệu người (tăng bình quân 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn cho 1,14 triệu người (tăng bình quân 15%/năm); lực lượng lao động xã hội qua đào tạo năm 2006 đạt 31,5%, trong đó, có 20% qua đào tạo nghề (năm 2001 là 13,4%), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế; góp phần tạo cơ hội việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơ hội và thách thức đang đặt ra gay gắt
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nhập sẽ làm tăng các cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới, ở các lĩnh vực, khu vực mới. Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển của lao động giữa các vùng và giữa các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi cũng đòi hỏi cơ cấu lao động phải có sự điều chỉnh. Tuổi thọ của việc làm có thể sẽ ngắn đi. Khái niệm làm việc suốt đời đối với một công việc, trong cùng một doanh nghiệp sẽ ít dần đi. Đồng thời, sẽ xảy ra tình trạng mất việc làm ở một số lĩnh vực khác, khu vực khác. Khu vực nông thôn cũng chịu tác động nhiều chiều, có thể tiếp cận được các thị trường nông sản mới, có thể các doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển làm tăng cơ hội việc làm; nhưng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh mẽ sẽ làm một bộ phận nông dân mất đất sản xuất, dẫn đến mất việc làm.
Thị trường lao động ngoài nước cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế, có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến, tiếp cận những tri thức và công nghệ mới. Mặc dù cơ hội mở ra trước mắt như vậy, nhưng với tình trạng chất lượng lao động ở nước ta hiện nay, khó đáp ứng được yêu cầu của phát triển trong thời kỳ hội nhập.
Lực lượng lao động ở nước ta tuy có số lượng lớn (năm 2006 là 45,6 triệu lao động), song chất lượng lao động còn thấp. Phần lớn lao động Việt Nam (gần 70%) chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 20%. Tính đến năm 2005, số người có trình độ đại học và cao đẳng trở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Đạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)