Tư liệu Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Lò Kiều Oanh | Ngày 09/05/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: Tư liệu Đông Nam Á thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Myanmar - vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí với hàng ngàn những ngôi chùa tháp. Cuộc sống, con người, văn hoá ở nơi thời gian dường như ngừng trôi này rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh những ngôi chùa tĩnh lặng là các khu phố chợ đầy màu sắc sống động. Người dân Myanmar hòa ái, vui vẻ; dù cuộc sống có vất vả đến đâu thì họ vẫn mở rộng vòng tay với khách khứa và luôn có thì giờ ngồi quanh bình trà để tán gẫu hay để kể những câu chuyện khôi hài.
Đền để khám phá về một đất nước có lịch sử gần một ngàn năm, nhưng vẫn còn ít được biết tới, nơi văn hoá, lối sống và tập quán của người dân vẫn hầu như không thay đổi mấy sau nhiều thế kỷ.

KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC MYANMAR
Myanma còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma , là một quốc gia ở Đông Nam Á , tây bắc bán đảo Trung - Ân . Diện tích 676.577 km² , thủ đô là Yangon, dân số gần 50 triện người với 135 dân tộc , trong đó dân tộc Myanma chiếm 65 % dân số .
Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên bang Myanma vào 1988.
NGUỒN GỐC TÊN GỌI
Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật .

Cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi , tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi.
QUỐC KỲ
Hình chữ nhật, nền cờ màu đỏ, góc trên bên trái lá cờ có một hình chữ nhật nhỏ màu lam sậm, trên đó là hình vẽ màu trắng. Hình vẽ trung tâm là hai bông lúa nước, xung quanh bông lúa nước là bánh răng có 14 cái răng, xung quanh bánh răng còn có 14 ngôi sao năm cánh. Bông lúa và bánh răng tượng trưng cho nông nghiệp và công nghiệp, 14 ngôi sao năm cánh tượng trưng cho 14 tỉnh và bang của Liên bang Myanmar. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm và quyết đoán, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và đức tính tốt đẹp, màu lam sậm tượng trưng cho hòa bình và thống nhất. Quốc kỳ này được công bố trong Hội nghị nhân dân Myanmar lần thứ nhất năm 1974 .

QUỐC HUY
Hình vẽ trung tâm là một hoa văn hình tròn gồm có bánh răng 14 răng và bản đồ nước Myanmar, bao quanh bởi vòng tròn bằng bông lúa vàng. Bánh răng tượng trưng cho công nghiệp, 14 răng tượng trưng cho 14 tỉnh và bang, bản đồ biểu thị hình dạng biên giới Myanmar, bông lúa tượng trưng Myanmar là đất nước có nền nông nghiệp trồng lúa nước là chính. Hai bên hình tròn có hai con thánh sư màu vàng cảnh giác canh gác. Myanmar là một quốc gia tín ngưỡng Phật giáo, trong Phật giáo, thánh sư là biểu tượng của sự tốt lành, còn là hoá thân của thần bảo hộ, tượng trưng cho việc bảo vệ quốc gia, bảo vệ tổ quốc. Trên đỉnh chính giữa quốc huy có một ngôi sao màu vàng năm cánh, tượng trưng cho độc lập của đất nước. Phía dưới quốc huy là một dải trang trí màu vàng, trên đó có dòng chữ "Liên băng Myanmar" bằng tiếng Myanmar. Quốc huy này được chế định đồng thời với quốc kỳ năm 1974. Khi đó dòng chữ trên dải trang trí phía dưới quốc huy là "nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa liên bang Myanmar". Ngày 23/9/1988, đổi tên thành "Liên bang Myanmar", tên nước trên quốc huy cũng thay đổi theo.

HÀNH CHÍNH
Myanma được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính . Vùng lớn nhất làBamar . Các bang thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận.
Các vùng và bang của Myanma lại được chia thành các huyện (kayaing). Bang Shan là bang có nhiều huyện nhất. Các bang Chin, bang Mon và bang Kayah chỉ có hai huyện mỗi bang.

VĂN HỌC CỦA MYANMA
Văn hóa của Myanma chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và người Mon. Các quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan đóng vai trò rất lớn góp phần hình thành nên văn hóa của Myanma. Gần đây hơn, chế độ cai trị thuộc địa của Anh và Tây phương hóa cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt tới nền văn hóa
ẨM THỰC
Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác . Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu . Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm . Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.
NGÔN NGỮ
Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanma, người Rakhine. Tiếng Myanma như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại chính thống thường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon
VĂN HỌC
Văn học Myanma  chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo. Do Phật giáo chính thống cấm những câu truyện hư cấu, nên nền văn học Myanma có nhiều tác phẩm thuộc thể loại người thật việc thật. Tuy vậy, quá trình thực dân hóa của Anh đã đem tới nhiều thể loại truyện viễn tưởng rất phổ biến ngày nay. Thơ là một nét rất đáng chú ý và có nhiều thể loại độc nhất vô nhị trong văn học nước này.
Trong kho tàng văn hoá truyền thống Myanma, âm nhạc dân gian, múa dân gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dân nước này .
Âm nhạc truyền thống Miến Điện du dương nhưng không hài hoà. Các nhạc cụ gồm một bộ trống , một bộ cồng , một đàn tre gọi , chũm choẹ, nhạc cụ bộ hơi bamboo clappers, và nhạc cụ bộ dây, thường được kết hợp thành một giàn giao hưởng . Saung gauk, một nhạc cụ bộ dây hình chiếc thuyền gồm các dây tơ và thủy tinh trang trí dọc theo thân từ lâu đã đi liền với văn hóa Myanma
Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu và eo múa trên nền nhạc truyền thống .

TRANG PHỤC
Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Myanma- xứ sở của những di sản tâm linh
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá.

Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Chùa ở Myanmar,  gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”.

Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư. Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.

Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.

CHÙA VÀNG VĨ ĐẠI SHWE DAGON
Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới , một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại . Shwe Dagon - một quần thể kiến trúc vĩ đại , lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ . Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật , không chỉ to lớn mà còn rất cân đối về mặt tỷ lệ , chuẩn xác trong chi tiết , uy nghi , hài hoà trong hình dáng .
Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar , là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo , là niềm vinh quang của thành phố Yangon . Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới , có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng .
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá . Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa , hiếu khách , đi đâu cũng về với Phật , dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn . Ở Myanmar chùa nào cũng lớn , cũng bề thế thênh thang , lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện . Chùa ở Myanmar ,  gắn liền với tháp, chùa chính là tháp , vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “ rất Myanmar ” . Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp , từ vua chúa , quan lại , nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư . Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục , bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính , là biểu hiện lý tưởng sống của con người , và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ . Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo , và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lò Kiều Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)