Tu lieu bai giang
Chia sẻ bởi Phạm Văn Thành |
Ngày 27/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: tu lieu bai giang thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA
Điều 16: Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân
1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp
1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;
b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;
d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;
e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;
g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;
h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;
i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 16/2005/CT-TTG
NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
THI HÀNH LUẬT AN NINH QUỐC GIA
Để triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các công việc sau đây:
BỘ
CÔNG AN
BỘ
QUỐC PHÒNG
BỘ
NGOẠI GIAO
BỘ
TƯ PHÁP
Bộ Công an
- Khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu và bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ, chiến sĩ trong đó tập trung vào đội ngũ cán bộ, chiến sĩ các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác tại các địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thi hành Luật An ninh quốc gia
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia;
Tiếp Theo
- Kết hợp tổ chức triển khai Luật An ninh quốc gia với việc tiếp tục thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về bảo vệ an ninh quốc gia, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cho cán bộ, chiến sĩ công an.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Bộ Quốc phòng
a) Khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu về Luật An ninh quốc gia, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó tập trung vào các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân đang đóng quân tại các địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, Ban, ngành liên quan hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Quân đội nhân dân;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm hoạt động của lực lượng quân đội trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Bộ Ngoại giao
Chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Bộ Tư pháp
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác định nội dung chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh quốc gia trong toàn quốc; phối hợp tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh quốc gia.
Điều 16: Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân
1. Vận động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giáo dục, động viên cán bộ, công chức, người lao động và mọi công dân tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, tổ chức vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và kết hợp chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia; xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia vững mạnh; xây dựng các phương án và tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
6. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong bảo vệ an ninh quốc gia
1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, huy động sức mạnh của cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; đưa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình, kế hoạch và các hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức.
3. Giáo dục, động viên mọi thành viên của cơ quan, tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc chính quyền nơi gần nhất.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp
1. Khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
a) Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng;
b) Tổ chức các trạm canh gác để hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c) Thực hiện kiểm soát đặc biệt tại các cửa khẩu, các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường bộ;
d) Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia;
e) Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chiếu phim và nơi sinh hoạt công cộng khác;
g) Kiểm soát việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc tại một địa phương hay khu vực nhất định;
h) Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng hoặc không được rời khỏi nơi cư trú;
i) Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 16/2005/CT-TTG
NGÀY 11 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
THI HÀNH LUẬT AN NINH QUỐC GIA
Để triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các công việc sau đây:
BỘ
CÔNG AN
BỘ
QUỐC PHÒNG
BỘ
NGOẠI GIAO
BỘ
TƯ PHÁP
Bộ Công an
- Khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu và bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ, chiến sĩ trong đó tập trung vào đội ngũ cán bộ, chiến sĩ các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đang công tác tại các địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thi hành Luật An ninh quốc gia
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia;
Tiếp Theo
- Kết hợp tổ chức triển khai Luật An ninh quốc gia với việc tiếp tục thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về bảo vệ an ninh quốc gia, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cho cán bộ, chiến sĩ công an.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Bộ Quốc phòng
a) Khẩn trương hoàn thành việc tập huấn chuyên sâu về Luật An ninh quốc gia, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó tập trung vào các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân đang đóng quân tại các địa bàn trọng điểm về an ninh quốc gia.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ, Ban, ngành liên quan hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Quân đội nhân dân;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ban, ngành liên quan xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm hoạt động của lực lượng quân đội trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Bộ Ngoại giao
Chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
Bộ Tư pháp
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác định nội dung chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh quốc gia trong toàn quốc; phối hợp tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh quốc gia.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)