Tư liệu bài 5: Sách trắng về tôn giáo của Việt Nam
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Triển |
Ngày 26/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu bài 5: Sách trắng về tôn giáo của Việt Nam thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
VN ra sách trắng về Tôn giáo và chính sách tôn giáo19:33` 01/02/2007 (GMT+7)
(VietNamNet)- Tại buổi họp báo chiều nay, 01/02, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố sách trắng gồm 3 chương với 89 trang về Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Cuốn sách khái quát tổng quan tình hình tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam với hoạt động của 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo và Cao Đài, đồng thời phản ánh chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc cam kết tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.
Thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Nguyễn Thế Doanh, phó trưởng ban nói "cuốn sách là sự tổng hợp và giới thiệu đầy đủ, rõ ràng, công khai và minh bạch về chính sách tôn giáo của ta, giúp người dân trong nước và bạn bè quốc tế có một cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam.
"Đây là món quà gửi đến bà con có tín ngưỡng và những người quan tâm đến hoạt động tôn giáo của Việt Nam" nhân dịp Tết Đinh Hợi sắp đến, ông Doanh nói thêm.
Cuốn sách khẳng định Việt Nam có chính sách nhất quán trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do của mọi cộng dân Việt Nam trong hoạt động này. Và đồng bào tôn giáo là "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc", là người đồng hành và là bạn của tất cả các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Theo thống kê, năm 2005, các tổ chức tôn giáo có 800 người được phong chức, 605 người được bổ nhiệm và 337 người được thuyên chuyển hoạt động.
Số tốt nghiệp các trường lớp đào tạo của các tổ chức tôn giáo là gần 7.000 người, số người mới chiêu sinh là gần 5.600 người và số còn đang theo học là gần 4.600 người.
Hiện nay, Việt Nam có 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động. Mới đây, tháng 9/2006, các tổ chức tôn giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội và Hội truyền giáo Cơ đốc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tiến tới công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật.
Ông Doanh cho biết thêm, trong năm 2007 hoặc đầu năm 2008, sẽ công nhận chính thức thêm 2 tôn giáo mới là Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội. Và Việt Nam sẽ có 8 tôn giáo với 19 tổ chức tôn giáo hoạt động.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa hài lòng với những gì đã làm được trong công tác tôn giáo. Một bộ phận nhỏ cán bộ địa phương vẫn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nên có lúc có nơi chưa thực hiện đầy đủ. Ông Doanh khẳng định "đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không phải là chính sách của Việt Nam".
"Chính sách của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo là thống nhất... Đó là chính sách phục vụ chứ không phải là chính sách cai trị như một số người lâu nay vẫn nhầm hiểu", ông Doanh khẳng định.
(VietNamNet)- Tại buổi họp báo chiều nay, 01/02, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố sách trắng gồm 3 chương với 89 trang về Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Cuốn sách khái quát tổng quan tình hình tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam với hoạt động của 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo và Cao Đài, đồng thời phản ánh chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc cam kết tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.
Thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Nguyễn Thế Doanh, phó trưởng ban nói "cuốn sách là sự tổng hợp và giới thiệu đầy đủ, rõ ràng, công khai và minh bạch về chính sách tôn giáo của ta, giúp người dân trong nước và bạn bè quốc tế có một cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về hoạt động tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam.
"Đây là món quà gửi đến bà con có tín ngưỡng và những người quan tâm đến hoạt động tôn giáo của Việt Nam" nhân dịp Tết Đinh Hợi sắp đến, ông Doanh nói thêm.
Cuốn sách khẳng định Việt Nam có chính sách nhất quán trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do của mọi cộng dân Việt Nam trong hoạt động này. Và đồng bào tôn giáo là "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc", là người đồng hành và là bạn của tất cả các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Theo thống kê, năm 2005, các tổ chức tôn giáo có 800 người được phong chức, 605 người được bổ nhiệm và 337 người được thuyên chuyển hoạt động.
Số tốt nghiệp các trường lớp đào tạo của các tổ chức tôn giáo là gần 7.000 người, số người mới chiêu sinh là gần 5.600 người và số còn đang theo học là gần 4.600 người.
Hiện nay, Việt Nam có 16 tổ chức tôn giáo của 6 tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động. Mới đây, tháng 9/2006, các tổ chức tôn giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội và Hội truyền giáo Cơ đốc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tiến tới công nhận về mặt tổ chức theo quy định của pháp luật.
Ông Doanh cho biết thêm, trong năm 2007 hoặc đầu năm 2008, sẽ công nhận chính thức thêm 2 tôn giáo mới là Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội. Và Việt Nam sẽ có 8 tôn giáo với 19 tổ chức tôn giáo hoạt động.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa hài lòng với những gì đã làm được trong công tác tôn giáo. Một bộ phận nhỏ cán bộ địa phương vẫn chưa quán triệt đầy đủ tinh thần, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nên có lúc có nơi chưa thực hiện đầy đủ. Ông Doanh khẳng định "đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không phải là chính sách của Việt Nam".
"Chính sách của Việt Nam trong vấn đề tôn giáo là thống nhất... Đó là chính sách phục vụ chứ không phải là chính sách cai trị như một số người lâu nay vẫn nhầm hiểu", ông Doanh khẳng định.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Triển
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)