Tư liệu bài 4 - Bình đẳng trong lao động
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Triển |
Ngày 26/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Tư liệu bài 4 - Bình đẳng trong lao động thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
TP.HCM:Chủ lao động bỏ trốn, công nhân vây công ty đòi lương 22:59` 20/10/2008 (GMT+7)
- Chỉ trong 1 ngày (20/10), tại TP.HCM đã xảy ra 2 vụ công nhân phải bao vây công ty để đòi nợ lương. Cả hai vụ đều do người sử dụng lao động là người nước ngoài bỏ trốn.
Vụ thứ nhất xảy ra tại Công ty TNHH Vĩ Tỷ (100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất gia công giày da ở số A6/1B/1 ấp 1, hương lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Vụ thứ hai ở Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (100% vốn Hàn Quốc, sản xuất hàng may mặc ở số 3/5 Hồ Học Lãm, P.16, Q.8, TP.HCM).
Trước đó, vào chiều ngày 8/10, tại Công ty Vĩ Tỷ, do bà Đoàn Thị Hoa làm giám đốc, tranh chấp đã diễn ra khi có khoảng 50 công nhân đại diện cho 116 công nhân của công ty đến bao vây đòi tiền lương và tiền thưởng. Họ cho biết đang làm việc tại chi nhánh của Công ty Vĩ Tỷ, ở số 198/88 đường Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, do ông Lê Văn Lâm – chuyên gia kỹ thuật của bà Hoa trực tiếp phụ trách. Tại buổi đối chất giữa bà Hoa với công nhân và đại diện các cơ quan chức năng Q. Tân Phú và huyện Bình Chánh, bà Hoa cho biết, bà có thuê ông Lâm (quốc tịch Trung Quốc) làm chuyên gia kỹ thuật được 12 tháng.
Ông Lâm lén lút sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Vĩ Tỷ và giấy chứng nhận đăng ký thuế để lập chi nhánh, thuê mướn 116 công nhân sản xuất riêng, không có giấy phép hoạt động ở Q. Tân Phú, cũng không thực hiện các chính sách về lao động với CN. Do ông Lâm buộc công nhân tăng ca triền miên (cả thứ bảy và chủ nhật) nên công nhân bức xúc ngừng việc, yêu cầu ông trả đủ tiền lương, tiền thưởng (khoảng trên 300 triệu đồng).
Khi Liên đoàn lao động quận Tân Phú xuống can thiệp, ông Lâm cam kết sẽ hoàn thiện pháp nhân; trả toàn bộ tiền lương, tiền thưởng cho số công nhân nghỉ việc, công nhân nào tiếp tục làm việc thì trả lương và thưởng đúng dịp 15 hằng tháng và thực hiện đầy đủ các chính sách pháp luật về lao động. Liên đoàn lao động quận Tân Phú đã hẹn vào Chủ nhật, đúng 16 giờ ngày 6/10/2008 trở lại chi nhánh Công ty Vĩ Tỷ để nhận tiền. Thế nhưng, ông Lâm đã cho tẩu tán toàn bộ máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất đi nơi khác và bỏ trốn. Ngay lập tức, công nhân đã kéo tới trụ sở Công ty Vĩ Tỷ tại huyện Bình Chánh đòi nợ. Tại đây, bà Đoàn Thị Hoa - Giám đốc, xác định bà không hề mở chi nhánh ở Q. Tân Phú nên bà cũng không có trách nhiệm với 116 CN nói trên. Bà còn cho rằng bà không ký HĐLĐ và không biết địa chỉ của ông Lâm, nhưng bà hứa “với lòng thiện chí hợp tác giải quyết hậu quả” bằng cách sẽ liên hệ với ông Lâm. Sau đó công nhân đã liên tục đến Công ty Vĩ Tỷ đòi nợ nhưng không có hồi âm và cao điểm là cuộc bao vây của 116 công nhân trong ngày 20/10. Chiều 20/10, tại buổi làm việc với Liên đoàn lao động TP.HCM và các cơ quan chức năng, bà Hoa viết cam kết nếu chuyên gia Lâm không trả (hơn 300 triệu đồng) thì bà sẽ trả cho công nhân vào lúc 17 giờ chiều 21/10. Các cơ quan chức năng đã thực hiện việc giữ hộ chiếu để ngăn chặn các chuyên gia Trung Quốc ở đây xuất cảnh, đồng thời cử dân phòng canh giữ ngăn chặn tẩu tán tài sản. Cùng ngày 20/10, 700 công nhân Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry cũng bao vây trụ sở để đòi lương tháng 9 và những ngày làm việc tháng 10/2008, tổng cộng ước trên 2 tỉ đồng. Theo công nhân phản ánh thì gần đây, Giám đốc Công ty là bà Noh - Yeon Hong (quốc tịch Hàn Quốc) đã thanh lý một số tài sản. Đến ngày 13/10, bà cho 180 công nhân cắt nghỉ việc, sau đó ngày 17/10 thì cho hơn 500 công nhân may nghỉ việc tiếp.
Hằng tháng, vào ngày 10 công ty sẽ trả lương nhưng lần này, bà Noh - Yeon Hong xin nợ đến 20/10, nhưng trước khi đến ngày thanh toán nợ, bà đã cùng một số cán bộ quản lý bỏ trốn.
Theo hồ sơ khởi kiện của Cơ quan BHXH TP.HCM thì hiện Công ty Vina Haeng Woon
- Chỉ trong 1 ngày (20/10), tại TP.HCM đã xảy ra 2 vụ công nhân phải bao vây công ty để đòi nợ lương. Cả hai vụ đều do người sử dụng lao động là người nước ngoài bỏ trốn.
Vụ thứ nhất xảy ra tại Công ty TNHH Vĩ Tỷ (100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất gia công giày da ở số A6/1B/1 ấp 1, hương lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Vụ thứ hai ở Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (100% vốn Hàn Quốc, sản xuất hàng may mặc ở số 3/5 Hồ Học Lãm, P.16, Q.8, TP.HCM).
Trước đó, vào chiều ngày 8/10, tại Công ty Vĩ Tỷ, do bà Đoàn Thị Hoa làm giám đốc, tranh chấp đã diễn ra khi có khoảng 50 công nhân đại diện cho 116 công nhân của công ty đến bao vây đòi tiền lương và tiền thưởng. Họ cho biết đang làm việc tại chi nhánh của Công ty Vĩ Tỷ, ở số 198/88 đường Thoại Ngọc Hầu, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, do ông Lê Văn Lâm – chuyên gia kỹ thuật của bà Hoa trực tiếp phụ trách. Tại buổi đối chất giữa bà Hoa với công nhân và đại diện các cơ quan chức năng Q. Tân Phú và huyện Bình Chánh, bà Hoa cho biết, bà có thuê ông Lâm (quốc tịch Trung Quốc) làm chuyên gia kỹ thuật được 12 tháng.
Ông Lâm lén lút sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Vĩ Tỷ và giấy chứng nhận đăng ký thuế để lập chi nhánh, thuê mướn 116 công nhân sản xuất riêng, không có giấy phép hoạt động ở Q. Tân Phú, cũng không thực hiện các chính sách về lao động với CN. Do ông Lâm buộc công nhân tăng ca triền miên (cả thứ bảy và chủ nhật) nên công nhân bức xúc ngừng việc, yêu cầu ông trả đủ tiền lương, tiền thưởng (khoảng trên 300 triệu đồng).
Khi Liên đoàn lao động quận Tân Phú xuống can thiệp, ông Lâm cam kết sẽ hoàn thiện pháp nhân; trả toàn bộ tiền lương, tiền thưởng cho số công nhân nghỉ việc, công nhân nào tiếp tục làm việc thì trả lương và thưởng đúng dịp 15 hằng tháng và thực hiện đầy đủ các chính sách pháp luật về lao động. Liên đoàn lao động quận Tân Phú đã hẹn vào Chủ nhật, đúng 16 giờ ngày 6/10/2008 trở lại chi nhánh Công ty Vĩ Tỷ để nhận tiền. Thế nhưng, ông Lâm đã cho tẩu tán toàn bộ máy móc, nguyên phụ liệu sản xuất đi nơi khác và bỏ trốn. Ngay lập tức, công nhân đã kéo tới trụ sở Công ty Vĩ Tỷ tại huyện Bình Chánh đòi nợ. Tại đây, bà Đoàn Thị Hoa - Giám đốc, xác định bà không hề mở chi nhánh ở Q. Tân Phú nên bà cũng không có trách nhiệm với 116 CN nói trên. Bà còn cho rằng bà không ký HĐLĐ và không biết địa chỉ của ông Lâm, nhưng bà hứa “với lòng thiện chí hợp tác giải quyết hậu quả” bằng cách sẽ liên hệ với ông Lâm. Sau đó công nhân đã liên tục đến Công ty Vĩ Tỷ đòi nợ nhưng không có hồi âm và cao điểm là cuộc bao vây của 116 công nhân trong ngày 20/10. Chiều 20/10, tại buổi làm việc với Liên đoàn lao động TP.HCM và các cơ quan chức năng, bà Hoa viết cam kết nếu chuyên gia Lâm không trả (hơn 300 triệu đồng) thì bà sẽ trả cho công nhân vào lúc 17 giờ chiều 21/10. Các cơ quan chức năng đã thực hiện việc giữ hộ chiếu để ngăn chặn các chuyên gia Trung Quốc ở đây xuất cảnh, đồng thời cử dân phòng canh giữ ngăn chặn tẩu tán tài sản. Cùng ngày 20/10, 700 công nhân Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry cũng bao vây trụ sở để đòi lương tháng 9 và những ngày làm việc tháng 10/2008, tổng cộng ước trên 2 tỉ đồng. Theo công nhân phản ánh thì gần đây, Giám đốc Công ty là bà Noh - Yeon Hong (quốc tịch Hàn Quốc) đã thanh lý một số tài sản. Đến ngày 13/10, bà cho 180 công nhân cắt nghỉ việc, sau đó ngày 17/10 thì cho hơn 500 công nhân may nghỉ việc tiếp.
Hằng tháng, vào ngày 10 công ty sẽ trả lương nhưng lần này, bà Noh - Yeon Hong xin nợ đến 20/10, nhưng trước khi đến ngày thanh toán nợ, bà đã cùng một số cán bộ quản lý bỏ trốn.
Theo hồ sơ khởi kiện của Cơ quan BHXH TP.HCM thì hiện Công ty Vina Haeng Woon
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Triển
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)